Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ebook Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chịu trách nhiệm xuất bản
GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN
Chịu trách nhiệm nội dung
PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
ThS. PHẠM THỊ THINH
Biên tập nội dung: ThS. BÙI THỊ ÁNH HỒNG
Trình bày bìa: LÊ HÀ LAN
Chế bản vi tính: LÂM THỊ HƯƠNG
Sửa bản in: PHÒNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT
Đọc sách mẫu: NGUYỄN HẢI ĐĂNG
HUỲNH THANH MỘNG
Đồng chí NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
7
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
LỜI GIỚI THIỆU
Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân Việt Nam,
là sự lựa chọn đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
và Đảng Cộng sản Việt Nam, phù hợp với thực tiễn Việt Nam
và xu thế phát triển của lịch sử. Đây là chân lý đã được thử
thách và kiểm nghiệm trong thực tiễn đấu tranh cách mạng
của nhân dân Việt Nam hơn 90 năm qua, nhất là qua 35 năm
thực hiện công cuộc đổi mới, “Đất nước ta chưa bao giờ có được
cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Thành
tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử đó đã khẳng định con đường mà
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta lựa chọn là đúng đắn, củng
cố niềm tin và sự kiên định của dân tộc ta vào con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Qua 35 năm tiến hành công
cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường lối
đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện
thực hóa”. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng cũng đặt ra nhiệm vụ
cho công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, lý luận với
8
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
yêu cầu cao: “Nâng tầm tư duy lý luận của Đảng, đẩy mạnh tổng
kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, cung cấp kịp thời cơ sở khoa
học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước”.
Nhằm hệ thống lại những vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ
nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam,
phục vụ công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, quán
triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức về chủ nghĩa xã hội
và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Hội đồng Lý
luận Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Sự thật xuất bản cuốn sách Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Cuốn sách lựa chọn 29 bài viết, bài phát biểu tiêu biểu của
đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nội dung các bài viết,
bài phát biểu thể hiện tầm cao lý luận, bàn về những vấn đề lý
luận rất rộng, nhưng cách trình bày lại rất dung dị, chắt lọc, tổng
kết thực tiễn, lấy đời sống thực tiễn để chứng minh, thuyết phục.
Do vậy, các bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư đều có sức
cảm hóa, lan tỏa đặc biệt trong cán bộ, đảng viên và nhân dân;
thể hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Đảng, đứng đầu là
đồng chí Tổng Bí thư trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội, xây dựng Đảng, quốc phòng, an ninh, đối ngoại...
Về công tác lý luận, trong bài viết Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam, Tổng Bí thư đã đặt ra nhiều câu hỏi lớn và từng bước
9
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM LỜI GIỚI THIỆU
tập trung lý giải từng câu hỏi đó bằng những lập luận sắc bén,
bằng trí tuệ và sự kiên định của người chiến sĩ cộng sản: Chủ
nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường xã hội chủ
nghĩa? Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng được
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam? Đồng chí Tổng Bí thư cũng nêu vấn
đề: “Chúng ta phải định hình chủ nghĩa xã hội thế nào và định
hướng đi lên chủ nghĩa xã hội thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh,
đặc điểm cụ thể ở Việt Nam?”. Trên cơ sở phân tích bản chất
của chủ nghĩa tư bản, với lập trường duy vật biện chứng, đánh
giá sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ khách quan, vận động
và phát triển không ngừng, từ nhiều chiều cạnh, Tổng Bí thư
đã khẳng định, xã hội xã hội chủ nghĩa với giá trị cốt lõi, bền
vững và tốt đẹp mà nhân loại hướng tới là: một xã hội mà trong
đó sự phát triển là thực sự vì con người; sự phát triển về kinh tế
đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội; một xã hội nhân ái, đoàn
kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn;
sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi
trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai; một
hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do
nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân. Đây cũng chính là
mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhân
dân ta đã lựa chọn và phấn đấu thực hiện.
Trong báo cáo Vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện
thành công tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và ước
vọng của toàn dân tộc tại Đại hội XIII của Đảng, đồng chí Nguyễn
Phú Trọng khẳng định: “Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của toàn
Đảng, toàn dân và toàn quân ta là phải kiên định và vận dụng,
10
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên
định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây
dựng Đảng; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên
cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng,
hợp tác, cùng có lợi để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Đây chính là nguyên tắc cơ bản,
có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta, là nền tảng vững chắc
của Đảng Cộng sản Việt Nam, “không cho phép ai được ngả
nghiêng, dao động”.
Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV, đồng
chí Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo định hướng hoạt động của Quốc
hội trong nhiệm kỳ mới: “Cần tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn
nữa vai trò, vị trí của mình trong việc tạo lập khuôn khổ pháp
lý cho các hoạt động của đất nước, phục vụ nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại”; “Tiếp
tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, nhất
là giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn, phát huy dân chủ,
tăng tính tranh luận, phân tích sâu, làm rõ những thành tích,
ưu điểm, cũng như những tồn tại, khuyết điểm, tìm ra nguyên
nhân, bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp xác đáng,
khả thi”; “Nâng cao chất lượng quyết định các vấn đề quan trọng
của đất nước theo hướng ngày càng chính xác, thực chất hơn”;
“Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, chủ động, tích cực hội nhập, hợp
tác quốc tế”.
Đối với hoạt động của Chính phủ, đồng chí Nguyễn Phú Trọng
yêu cầu Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 “tiếp tục đổi mới
11
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
mạnh mẽ tổ chức và phương thức hoạt động, đạt được nhiều kết
quả quan trọng, đóng góp to lớn hơn nữa vào công cuộc đổi mới,
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa đất nước từng bước
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xứng đáng với vị trí, vai trò là cơ
quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là cơ quan trực
tiếp tổ chức, quản lý, triển khai thực hiện có hiệu quả mọi chủ
trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, biến đường lối,
chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước thành hiện thực
sinh động, mang lại ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân,
làm vẻ vang cho dân tộc, cho giống nòi”.
Nhằm củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với
Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng
phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí, quyết
tâm và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh
thời đại theo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, tại Hội nghị của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên triển khai
Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của
Đảng ngày 16/8/2021, đồng chí Tổng Bí thư đề nghị Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cần “năng động, sáng
tạo, đổi mới mạnh mẽ hơn nữa; thiết thực, hiệu quả cao hơn nữa,
góp phần tập hợp ngày càng đông đảo các tầng lớp nhân dân
trong khối đại đoàn kết dân tộc; tăng cường mối quan hệ gắn bó
máu thịt giữa Nhân dân với Đảng và chính quyền, tạo thành sức
mạnh to lớn, vô địch để xây dựng Tổ quốc ta ngày càng cường
thịnh, Nhân dân ta ngày càng hạnh phúc; Đất nước ta ngày càng
phát triển, phồn vinh”.
LỜI GIỚI THIỆU
12
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, sự vào cuộc của cả hệ
thống chính trị, sự đoàn kết nhất trí, quyết tâm cao của toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân ta có ý nghĩa rất quan trọng nhằm
thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Đây là
một phương thức, cách làm mới, bài bản, khoa học, với tinh
thần như đồng chí Tổng Bí thư nhiều lần nhấn mạnh: “Tiền
hô hậu ủng”, “Nhất hô bá ứng”, “Trên dưới đồng lòng”, “Dọc
ngang thông suốt”, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, giành
nhiều thắng lợi mới. Do vậy, ngay sau Kỳ họp thứ nhất Quốc hội
khóa XV, các hội nghị toàn quốc của Chính phủ, Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam triển khai, thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII
của Đảng, lần đầu tiên Hội nghị toàn quốc các cơ quan nội chính
triển khai, thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng được tổ
chức ngày 15/9/2021. Đến dự và phát biểu tại Hội nghị, Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng: “Một đất nước, một xã hội
muốn tốt đẹp thì bên cạnh sự giáo dục, sự khuyên nhủ, càng
phải có kỷ cương, phép nước, phải có pháp luật nghiêm minh để
bảo vệ cái tốt, cái đúng; răn đe, trừng trị những cái xấu, cái sai,
có hại cho dân cho nước, tức là phải có sự quản lý bằng cơ chế,
pháp luật, phải có phép nước. Mà muốn thế thì phải có các cơ
quan nội chính”. Các cơ quan nội chính có vị trí, vai trò vô cùng
quan trọng, lĩnh vực hoạt động rất trọng yếu, liên quan hầu hết
và trực tiếp đến mọi mặt của đời sống xã hội, vì vậy “phải luôn
luôn nắm vững, nắm chắc và thực hiện đúng chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của mình, phải “đúng vai, thuộc bài”, thực sự
am hiểu và thực hiện nghiêm các nguyên tắc, pháp luật, quy
chế, quy định, đặc biệt là phải rất công tâm, khách quan, trong
sáng; phải sử dụng và kiểm soát có hiệu quả quyền lực mà Đảng,
13
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Nhà nước và Nhân dân giao cho mình”, xứng đáng là “thanh bảo
kiếm sắc bén” và “lá chắn vững chắc” để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn
trật tự, kỷ cương của xã hội.
Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, nội
dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Lần đầu tiên
trong văn kiện Đại hội, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu
sắc đến phát triển văn hóa, vừa là nền tảng tinh thần của xã hội,
vừa là mục tiêu, sức mạnh nội sinh và là động lực quan trọng để
phát triển đất nước. Đây cũng là quan điểm xuyên suốt của Đảng
về thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững đất nước, trong đó phát
triển kinh tế là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát
triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an
ninh là trọng yếu, thường xuyên. Phát biểu tại Hội nghị Văn hóa
toàn quốc ngày 24/11/2021, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng khẳng định: “Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh
tế, chính trị, xã hội”. “Đứng trước những thời cơ và thách thức
mới, yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng nước ta là
phải tiếp tục xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; “văn hoá còn thì dân tộc
còn”, văn hóa “thực sự là “nền tảng tinh thần”, “động lực phát
triển”, và “soi đường cho quốc dân đi”; phát huy giá trị văn hóa
và sức mạnh con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng phát triển
đất nước phồn vinh, thịnh vượng” nhằm tạo ra sức mạnh tổng
hợp của toàn dân tộc để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức,
thực hiện thành công mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia
phát triển, thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào
giữa thế kỷ XXI.
LỜI GIỚI THIỆU