Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

E a 2 1 e a e 1 e a e 1 e c 01 e a 4 0 1
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
GIẢI ĐÁP 100 THẮC MẮC VỀ ĐẤT ĐAI, MÔI TRƯỜNG
Ngày 07/11/2016, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức giao lưu trực tuyến với nhân dân và
doanh nghiệp năm 2016 với chủ đề: “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi
trường nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhân dân và doanh nghiệp”.
Dưới đây 100 câu giải đáp thắc mắc nổi bật nhất của buổi giao lưu:
Câu 1: Hiệu lực văn bản hướng dẫn khi luật hết hiệu lực
Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật quy định "Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn
bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực".
Vậy Luật Bảo vệ môi trường 2014 ra đời thay thế cho Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 thì các Nghị
định hướng dẫn thi hành cũng hết hiệu lực, tại sao chúng tôi vẫn bị quý Sở áp dụng Nghị định 179 để xử
phạt hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường?
Về vấn đề này Sở Tài nguyên và Môi trường xin trả lời như sau:
Căn cứ Mục 3 của Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 8/7/2013 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ
thường kỳ tháng 6 năm 2013 và Công văn số 3778/UBND-NC ngày 29/7/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh
Cà Mau về việc triển khai thực hiện mục 3 Nghị quyết số 83/NQ-CP. Tại mục 3 của Nghị quyết số 83/NQCP về tình hình xây dựng và ban hành các Nghị định quy định chi tiết Luật xử lý vi phạm hành chính,
trong đó Chính phủ đồng ý với đề nghị của Bộ Tư pháp vê việc tiếp tục áp dụng quy định tại các Nghị
định hiện hành và các biểu mẫu quyết định, biên bản kèm theo các Nghị định này nếu không trái với tinh
thần của Luật xử phạt vi phạm hành chính. Do đó việc Luật Bảo vệ môi trường 2005 đã được thay thế
bởi Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, nhưng đến nay Nghị định số 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường vẫn chưa có văn bản thay thế,
đồng thời cũng không trái với Luật xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn tiếp tục vận dụng áp dụng thực
hiện Nghị định này.
Câu 2: Hạn mức diện tích chuyển mục đích sử dụng đất
Hiện nay, tôi có nhu cầu chuyển đích sử dụng đất từ đất trồng cây lâu năm sang đất ở để xây dựng nhà
trọ cho thuê, tôi đồng ý không nợ tiền sử dụng đất, nhưng hiện nay có một số huyện trên địa bàn tình
Bình Dương lại hạn chế diện tích và mỗi người chỉ được chuyển mục đích sang đất ở trong hạn mức
được giao đất để phục vụ xây dựng nhà ở. Cho tôi hỏi việc trả lời như vậy đúng hay sai và trường hợp tôi
muốn xây dựng nhà trọ cho thuê (khoảng 10-20 phòng) thì phải làm thế nào, và trình tự thủ tục ra sao.
Có phải chuyển sang tổ chức và xin chủ trương thực hiện dự án như Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ không?
Xin cảm ơn
Sở TNMT tỉnh Bình Dương trả lời:
Xin chân thành cảm ơn sự tham gia của ông (bà), qua rà soát các văn bản pháp luật có liên quan. Nay,
Sở Tài nguyên và Môi trường trả lời như sau:
a) Quy định pháp luật hiện hành về căn cứ pháp lý và hạn mức chuyển mục đích sử dụng đất:
- Điều 52 Luật đất đai năm 2013 quy định căn cứ để chuyển mục đích sử dụng đất cụ thể như sau:
“+ Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt.
+Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng
đất.”
- Khoản 2, Điều 59 Luật đất đai năm 2013 quy định Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho
thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình cá nhân.
- Đồng thời, theo quy định pháp luật hiện hành thì Nhà nước chỉ quy định hạn mức giao đất, công nhận
quyền sử dụng đất đối với đất ở (tại Bình Dương hiện đang áp dụng Quyết định số 37/2014/QĐ-UBND
ngày 09/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh); Nhà nước không quy định hạn mức chuyển mục đích sử
dụng đất.
b) Về thủ tục thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà trọ
- Theo hướng dẫn của Tổng Cục Quản lý đất đai tại Văn bản số 507/TCQLĐĐ-CSPC ngày 20/4/2016:
“yêu cầu hộ gia đình, cá nhân phải có đất ở hợp pháp mới được kinh doanh nhà trọ. Trường hợp hộ gia
đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp mà có nhu cầu phát triển nhà ở thì phải thực hiện thủ tục
chuyển mục đích đất nông nghiệp sang đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai để có quyền sử
dụng đất ở hợp pháp và sau đó thực hiện phát triển nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở. Nhà
nước không giao đất, cho thuê đất trực tiếp đối với hộ gia đình, cá nhân để thực hiện dự án phát triển
nhà ở”.
- Về việc kinh doanh nhà trọ: tùy theo mức vốn đầu tư mà nhà đầu tư phải đăng ký hộ kinh doanh cá thể
hoặc thành lập Doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư
+ Trường hợp chủ đầu tư là hộ kinh doanh cá thể thì xin chủ trương và lập thủ tục chuyển mục đích tại
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất.
Thủ tục được thực hiện tại Khoản 2 Điều 4 và Điều 16 Quyết định số 49/2015/QĐ-UBND ngày
02/11/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
+ Trường hợp chủ đầu tư là Doanh nghiệp (tổ chức kinh tế) thì xin chủ trương và lập thủ tục chuyển mục
đích tại Ủy ban nhân dân tỉnh.
Thủ tục được thực hiện tại Khoản 1, Điều 4 và Điều 12 Quyết định số 49/2015/QĐ-UBND ngày
02/11/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trân trọng kính chào !
Câu 3: Bạn đọc có email [email protected] hỏi:
Hiện nay UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND ngày 03/4/2015, quy định quy trình
giải quyết Khiếu nại hành chính, QĐ số 12/2015/QĐ-UBND ngày 6/4/2015 quy định quy trình giải quyết tố
cáo, còn lại những lĩnh khác một số địa phương vẫn áp dụng Quyết định số 27/QĐ-UBND ngày
02/8/2010 của UBND tỉnh Bình Dương để giải quyết các loại đơn khác (như đơn kiến nghị....vvv) liên
quan đến đất đai. Vì vậy cho hỏi Sở TN&MT, TTr NN tỉnh đã tham mưu ban hành sửa đổi Quyết định số
27 cho phù hợp với thực tế, phù hợp với Điều 203 của Luật Đất đai, và Thông tư số 07/2013/TT-TTCP
ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Thanh Tra Chính Phủ hay chưa, hay vẫn áp dụng quy định tại QĐ số 27.
Xin chân thành cám ơn!
Sở TNMT tỉnh Bình Dương trả lời:
Sở Tài nguyên và Môi trường chân thành cảm ơn câu hỏi giao lưu của ông/bà. Về nội dung ông/bà đặt
vấn đề, chúng tôi trả lời như sau:
- Quyết định số 27/2010/QĐ-UBND ngày 02/8/2010 của UBND tỉnh Bình Dương Ban hành quy định trình
tự, thủ tục tiếp công dân, tiếp nhận đơn và giải quyết đơn tranh chấp đất đai, đơn thư khiếu nại quyết
định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai và đơn thư khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Bình
Dương đã hết hiệu lực thi hành từ ngày 14/4/2015 và được thay thế bằng Quyết định số 11/2015/QĐUBND ngày 03/4/2015 của UBND tỉnh Bình Dương Ban hành quy định về quy trình giải quyết khiếu nại
hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Quyết định số 12/2015/QĐ-UBND ngày 06/4/2015 của
UBND tỉnh Bình Dương Ban hành quy định về quy trình giải quyết tố cáo trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Các lĩnh vực khác như: Quy định quy trình tiếp công dân và Quy định quy trình xử lý đơn thư khiếu nại,
đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ảnh đã được Thanh tra Chính phủ hướng dẫn chi tiết tại Thông tư số
06/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 và Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014; liên quan về giải
quyết tranh chấp đất đai đã được quy định, hướng dẫn chi tiết tại các Điều 202, 203 Luật Đất đai 2013 và
Điều 88, 89 và 90 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Đất đai.
Do đó, Sở Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra Tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương xét thấy
không cần thiết tham mưu UBND Tỉnh Ban hành các quy trình trên những lĩnh khác như ông/bà đặt vấn
đề.
Xin trao đổi và trả lời để ông/bà được biết./.
Câu 4: Bạn đọc Pham Anh Khôi hỏi:
Xin hỏi Bộ TNMT từ khi có thông báo thu hồi đất (1) đến công khai phương án bồi thường (2) đến phê
duyệt phương án bồi thường (3) và đến khi trả tiền cho người dân bị thu hồi đất (4) là từng bước trên bao
nhiêu ngày? Luật Đất đai quy định chậm trả tiền thì phải trả lãi. Nhưng tôi không thấy quy định về thu hồi
đất của Vĩnh Phúc (35/2014/QĐ-UBND) là bao nhiêu ngày theo các bước trên. Khi chủ dự án có tiền thì
ra quyết định phê duyệt phương án, còn không có tiền thì thôi. Nhiều dự án kiểm đếm xong, công khai
phương án nhưng vài năm không thấy phê duyệt và trả tiền. Rồi vài năm sau khi có tiền thì ra quyết định
mà không kiểm đếm lại, không bồi thường cho dân trong khoảng thời gian đó (bị cấm xây dựng chuồng
trại chăn nuôi phát triển kinh tế). xin hỏi có mập mờ trong quy định này không?
Sở TNMT tỉnh Vĩnh Phúc trả lời:
Căn cứ Luật Đất đai số 45 ngày 29 tháng 11 năm 2013; Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014;
Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014; Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. UBND
tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Quyết định số 35/2014/QĐ-UBND ngày 15/8/2014 của tỉnh Vĩnh Phúc quy định
chi tiết một số điều về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh. Nội dung quyết định thể hiện các nội dung mà Luật, Nghị định, Thông
tư trên giao cho UBND tỉnh quy định một số vấn đề cụ thể.
Do các văn bản Luật Đất đai số 45 ngày 29 tháng 11 năm 2013; Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày
15/5/2014 của Chính phủ; Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ; Thông tư số
37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường không quy định về thời gian thực
hiện trình tự các bước trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng: từ khi ra thông báo thu hồi đất
đến khi công khai phương án bồi thường, phê duyệt phương án bồi thường, chi trả tiền bồi thường cho
người dân bị thu hồi đất là bao nhiêu ngày và cũng không quy định UBND cấp tỉnh ban hành quyết định
quy định về trình tự, thủ tục thu hồi, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất nên UBND tỉnh Vĩnh Phúc chưa
có căn cứ để ban hành quyết định về nội dung này.
Nội dung câu hỏi của ông Phạm Anh Khôi, sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc sẽ nghiên cứu và
xin ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường để tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định riêng vể trình tự,
thủ tục thu hồi đất bồi thường giải phóng mặt bằng.
Câu 5: Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi:
Tôi có được chuyển nhượng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở cho người
nước ngoài hay không?
Sở TNMT tỉnh Long An trả lời:
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An xin cảm ơn Ông (Bà) đã đặt câu hỏi giao lưu trực tuyến. Sở
Tài nguyên và Môi trường xin phúc đáp những thắc mắc của Ông (Bà) như sau:
1. Theo quy định của Luật đất đai năm 2013 thì Ông (Bà) không được chuyển nhượng quyền sử dụng
đất và quyền sở hữu nhà ở cho người nước ngoài.
2. Căn cứ khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở thì nhà ở thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở của Công ty (là
chủ đầu tư) được chuyển nhượng cho người nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Thủ tục
nhận chuyển nhượng được quy định tại Quyết định số 4250/QĐ-UBND ngày 19/10/2016 của UBND tỉnh
Long An công bố sửa đổi bộ thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND
cấp huyện trên địa bàn tỉnh Long An.
3. Ông (Bà) không nêu rõ đối tượng nhận chuyển nhượng đất nằm trong dự án Khu dân cư (Doanh
nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, …). Do đó, đề nghị Ông (Bà) đến Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Long An để được hướng dẫn cụ thể.
Vài ý trao đổi cùng Ông (Bà). Trân trọng kính chào Ông (Bà).
Câu 6: Bạn đọc Trần minh hỏi:
Tôi xin phép được hỏi về việc thu tiền sử dụng đất của hộ gia đình từ đất màu chuyển sang đất thổ cư
năm 1990 hiện đang nộp thuế nhà đất đầu đủ khi thu hồi đất có phải trừ tiền sử dụng đất không?
Sở TNMT TP. Hà Nội trả lời:
Về nguyên tắc, khi được UBND cấp huyện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì hộ gia đình, cá
nhân phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định tại Quyết định số 37/2015/QĐ-UBND ngày
18/12/2015 của UBND Thành phố.
Theo quy định của Luật Đất đai 2013 và của UBND Thành phố, người sử dụng đất khi nhà nước thu hồi
đất nếu đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 75 Luật Đất đai thì được bồi thường bằng
tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND Thành phố quyết định.
Câu 7: Bạn đọc Tuấn Hùng đặt ra câu hỏi:
Bố mẹ tôi được mua nhà theo Nghị định 61 và đã được cấp GCN quyền sử dụng. Tuy nhiên do số tiền
phải nộp quá nhiều nên chưa nhận GCN về. Nay do nhu cầu sinh hoạt và di chúc của bố mẹ tôi, chia đôi
căn nhà cho hai anh em. Tôi xin hỏi tôi muốn tách thửa đất và căn nhà trên sau đó nộp một nửa số tiền
để được nhận GCN quyền sử dụng cho căn nhà được bố mẹ chia hay không? .(phần còn lại anh tôi sẽ
nợ và nộp sau).
Sở TNMT TP. Hà Nội trả lời:
Khoản 3, Điều 5 Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND Thành phố quy định không
cho phép tách thửa đối với các trường hợp:
a) Thửa đất nằm trong các dự án phát triển nhà ở theo quy hoạch, các dự án đấu giá quyền sử dụng đất
theo quy hoạch để xây dựng nhà ở đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
b) Thửa đất gắn liền với nhà đang thuê theo Nghị định số 34/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính
phủ, mà người đang thuê chưa hoàn thành thủ tục mua nhà, cấp Giấy chứng nhận theo quy định.
c) Thửa đất gắn liền với nhà biệt thự thuộc sở hữu nhà nước đã bán, đã tư nhân hóa nhưng thuộc tiêu
chí bảo tồn, tôn tạo theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự cũ được xây dựng trước năm 1954 trên
địa bàn Thành phố (ban hành kèm theo Quyết định số 52/2013/QĐ-UBND ngày 28/11/2013 của UBND
thành phố Hà Nội).
d) Các thửa đất thuộc khu vực đã có thông báo thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
đ) Các thửa đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.
e) Các thửa đất ở giao cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 3 bản Quy định này.
Như vậy, trong trường hợp Bố mẹ ông đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng còn nợ
nghĩa vụ tài chính và chưa nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp, nay di chúc của bố mẹ ông
chia đôi căn nhà cho 02 anh em thì Pháp luật quy định như sau:
- Khoản 1 Điều 168 Luật đất đai năm 2013 quy định: Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì
người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Trường hợp được ghi nợ nghĩa vụ tài chính khi cấp Giấy chứng nhận thì phải thanh toán nợ theo quy
định của Chính phủ. Tại Khoản 3, Điều 12 Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 quy định:
Trường hợp khi nhận thừa kế quyền sử dụng đất mà người để lại di sản thừa kế là quyền sử dụng đất
chưa trả nợ tiền sử dụng đất thì người nhận thừa kế có trách nhiệm tiếp tục trả nợ theo quy định của
pháp luật về thừa kế. Tuy nhiên, việc chia tách thửa đất phải đảm bảo các điều kiện quy định tại Khoản 1,
khoản 2 Điều 5 Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND Thành phố Hà Nội.
Câu 8: Bạn đọc Trần Mạnh Hùng đến từ Hà nội hỏi:
Tôi rất vui vì So Tài nguyên Môi trường đã tổ chức buổi giao lưu trực tuyến này. Tôi xin hỏi về: Thủ tục
đăng kí quyền sử dụng đất?
Sở TNMT TP. Hà Nội trả lời:
Hiện tại, công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội được
thực hiện theo các quy định của Luật Đất đai năm 2013, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
của Chính phủ, Bộ, ngành và các Quyết định của UBND thành phố Hà Nội: số 25/2014/QĐ-UBND ngày
20/6/2014 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND
Thành phố được Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao về đăng ký đất đai, tài sản gắn
liền với đất; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất, đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức trên địa bàn
thành phố Hà Nội, số 37/2015/QĐ-UBND ngày 18/12/2015 của UBND Thành phố ban hành Quy định về
đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; công nhận quyền sử dụng đất; cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký biến động về sử
dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài; chuyển mục đích sử dụng đất vườn, ao liền kề và đất
nông nghiệp xen kẹt trong khu dân cư sang đất ởCác TP: bàn thành phố Hà Nội Q thực hiện./.i nội dung
kiến nghị của vốn và thực hiện việc sửa chữa căn hộ iải quyết kiến nghị trên địa bàn thành phố Hà Nội
và số 2086/QĐ-UBND ngày 27/4/2016 về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, đo đạc
bản đồ và viễn thám thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường/UBND cấp huyện
trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Câu 9: Bạn đọc Trương Thị Hồng Thảo hỏi:
Gia đình tôi sử dụng thửa đất nông nghiệp, đã được cấp GCNQSD đất năm 1993, loại đất LUC. Đến năm
2000 gia đình tôi đã tự ý làm nhà trên thửa đất LUC, tại thời điểm làm nhà chính quyền địa phương
không xử lý ngăn chặn. Nay gia đình tôi xin cấp GCNQSD đất là đất ở và nộp tiền sử dụng đất theo quy
định. Vậy GCNQSD đất làm đất nông nghiệp có phải hủy hay không?
Sở TNMT tỉnh Thái Nguyên trả lời:
Câu hỏi của bạn Sở Tài nguyên và Môi trường trả lời như sau:
Sau khi có quyết định của UBND cấp huyện về việc cho phép Gia đình bạn chuyển mục đích sử dụng đất
từ đất trồng lúa sang đất ở, căn cứ Điều 17, thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 thì
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ thực hiện như sau:
- Trường hợp bạn chuyển mục đích toàn bộ thửa đất thì bạn có quyền lựa chọn Chi nhánh Văn
phòng đăng ký đất đai thực hiện đính chính trang IV trên giấy chứng nhận hoặc cấp đổi sang giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất mới (khi thực hiện cấp đổi nếu trên giấy chứng nhận cũ có nhiều thửa đất thì
phải thực hiện đính chính trang IV nội dung đã cấp đổi thửa đất chuyển mục đích sang giấy chứng nhận
mới).
- Trường hợp bạn chuyển mục đích 1 phần thửa đất, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ thực hiện tách
thửa và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất mới tách. Đối với giấy chứng nhận cũ thực
hiện đính chính trang IV về việc đã chuyển mục đích một phần thửa đất (phần diện tích còn lại của thửa
đất nếu có nhu cầu bạn cũng được phép cấp đổi sang giấy chứng nhận mới).
Câu 10: Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] hỏi:
Luật BVMT 2014 đã có hiệu lực từ 01/01/2015 nhưng đến nay vẫn không ban hành văn bản thay thể
Nghị định 179/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường nên các
địa phương vẫn phải thực hiện xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực môi trường theo quy định tại nghị
định số 179. Việc thực hiện theo Nghị định 179 tại thời điểm này có đúng với quy định của pháp luật hay
không?
Đề nghị Bộ TN&MT chỉ đạo cụ thể bằng văn bản để thực hiện trong khi chưa ban hành nghị định mới
thay thể Nghị định 179.
Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời:
Thực hiện Luật BVMT năm 2014, Bộ TNMT đã xây dựng Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực BVMT thay thế cho Nghị định số 179/2013/NĐ-CP hiện hành. Dự thảo đã được lấy ý
kiến các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân trên phạm vi cả nước và Bộ TNMT đã trình Chính phủ
ban hành tại Tờ trình số 38/TTr-BTNMT ngày 08/10/2015. Tuy nhiên, vào thời điểm đó Quốc hội đang
thảo luận để thông qua Bộ Luật hình sự số 100/2015/QH-13, trong đó một số hành vi gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, xả chất thải vượt quy chuẩn cho phép ở mức cao và bảo tồn đa dạng sinh học đã
được đưa vào dự thảo Bộ Luật hình sự nêu trên, vì vậy Chính phủ đã giao Bộ TNMT chỉnh sửa lại Dự
thảo Nghị định đảm bảo phù hợp với Bộ Luật hình sự sửa đổi theo nguyên tắc những hành vi vi phạm
dưới mức hình sự thì sẽ được xử lý theo quy định của Nghị định này. Ngày 21/01/2016, sau khi đã tiếp
thu, chỉnh sửa theo quy định của Bộ Luật hình sự, Bộ TNMT đã trình Chính phủ ban hành Nghị định tại
Tờ trình số 01/TTr-BTNMT và Công văn số 1924/BTNMT-TCMT ngày 24/5/2016; số 2464/BTNMT-TCMT
ngày 22/6/2016. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp
với Bộ TNMT, Bộ Công an rà soát nội dung quy định về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính của lực lượng công an nhân dân, đảm bảo theo nguyên tắc lực lượng công an nhân dân chỉ xử
phạt những hành vi gây ô nhiễm môi trường, các hành vi có liên quan đến các tội phạm hình sự ở mức
xử phạt vi phạm hành chính.
Ngày 22/9/2016, Bộ Tư pháp đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 268/BC-BTP về phân
định thẩm quyền của lực lượng Công an nhân dân. Trên cơ sở ý kiến của Bộ Tư pháp và thực hiện chỉ
đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 8529/VPCP-KGVX ngày 07/10/2016, Bộ TNMT đã tiếp thu
ý tất cả các ý kiến của Bộ Tư pháp và trình Chính phủ ban hành Nghị định tại Công văn số 4585/BTNMTTCMT ngày 14/10/2016. Hiện nay, Nghị định đã được trình Thủ tướng Chính phủ để ký ban hành, đảm
bảo phù hợp với Luật BVMT, Luật Xử lý VPHC và Bộ Luật hình sự (đang được Quốc hội xem xét, điều
chỉnh, bổ sung để thông qua trong kỳ họp thứ II, Quốc hội khóa XIV đang diễn ra).
Theo quy định tại Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về các trường hợp văn
bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực (toàn bộ hoặc một phần) và Điểm b Khoản 2 Điều 38 của Nghị định
số 34/2016/NĐ-CP về xác định hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật quy định “Trường hợp văn bản
quy phạm pháp luật được quy định chi tiết hết hiệu lực một phần thì các nội dung quy định chi tiết phần
hết hiệu lực của văn bản được quy định chi tiết sẽ hết hiệu lực đồng thời với phần hết hiệu lực của văn
bản được quy định chi tiết…”. Như vậy, các nội dung về bảo vệ môi trường trong Luật Bảo vệ môi trường
năm 2014 vẫn phù hợp và đúng với Luật BVMT năm 1993 và 2005 thì các hành vi vi phạm trong Nghị
định số 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ vẫn còn hiệu lực. Trường hợp các hành vi vi phạm quy định
trong Nghị định số 179/2013/NĐ-CP trái với Luật BVMT năm 2014 thì các hành đó hết hiệu lực.
Như vậy, Nghị định số 179/2013/NĐ-CP hiện nay hết hiệu lực một phần (các nội dung trái với Luật BVMT
năm 2014). Tuy nhiên, Bộ TNMT sẽ tiếp thu ý kiến của quý Cơ quan để hướng dẫn chung trong cả nước.
Bộ TNMT xin trân trọng cảm ơn và mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý cơ quan, tổ chức,
cá nhân trong nội dung này./.
Câu 11: Bạn đọc Trần thị lệ Hằng hỏi:
Cho tôi xin hỏi: Doanh nghiệp tôi được UBND tỉnh cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm thực hiện dự
án xây dựng trụ sở làm việc, sản xuất kinh doanh thương mại; nay tự ý chuyển sang làm trường mầm