Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Duyên 1e khbd tuần 31 2022 2023
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TUẦN 31:
Thứ hai ngày 24 tháng 4 năm 2023
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM:
SINH HOẠT DƯỚI CỜ: TỔNG KẾT PHONG TRÀO: “NHÂN ÁI, SẺ
CHIA” (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Vui vẻ, tự hào khi được đóng góp, tham gia phong trào “Nhân ái, sẻ chia”.
- Sẵn sàng, tích cực tham gia các hoạt động liên quan.
- Hình thành và phát triển phẩm chất- năng lực:
+ HS có ý thức tham gia các phong trào sẻ chia với những người kém may mắn.
+ Phát triển năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực tự học, tự chủ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các bài hát về lòng nhân ái, sẻ chia.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
*Hoạt động Mở đầu: (9’) Khởi động – Kết nối
- GV tổ chức cho HS sắp ghế ra sân trường chuẩn bị chào cờ.
- GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để
thực hiện nghi lễ chào cờ.
- GV hướng dẫn HS cách đứng đúng khi có hiệu lệnh chào cờ, nghe bài hát “
Quốc ca”, “ Đội ca” và lời đáp “ Sẵn sàng” khi nghe câu khẩu hiệu Đội.
- Tổng phụ trách Đội nhận xét, đánh giá hoạt động trong tuần.
- Xếp loại thi đua từng lớp.
* Hoạt động L uyện tập, thực hành: (24’) Tổng kết phong trào “Nhân ái, sẻ
chia”.
- GV Tổng phụ trách Đội/ đánh giá, tổng kết phong trào “Nhân ái, sẻ chia”, các
bài học kinh nghiệm đã rút ra được từ phong trào. Biểu dương khen ngợi các lớp,
khối lớp đã có thành tích trong phong trào “Nhân ái, sẻ chia”.
- GV Tổng phụ trách Đội/Liên đội trưởng công bố số lượng các loại sản phẩm mỗi
khối/lớp đã quyên góp được.
- Hướng dẫn các lớp đóng gói sản phẩm chuẩn bị chuyển đến tận tay các bạn vùng
khó khăn.
*Hoạt động củng cố: (2’)
- Gv nhận xét tiết học.
IV: ĐIỀU CHỈNH SAUBÀI DẠY:
………………………………………………………………………………………
………….………….………………………………………………………..………
TIẾNG VIỆT:
NGÀY MỚI BẮT ĐẦU (Tiết 1 + 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB miêu tả ngắn;
hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các
chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu
hỏi trong văn bản đọc.
3. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi vê nội dung của văn bản và
nội dung được thể hiện trong tranh.
4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình yêu đối với cuộc sống và
những chuyển động hằng ngày của nó, từ môi trường tự nhiên, thế giới loài vật
đến sinh hoạt của con người; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những
vấn đê đơn giản và đặt câu hỏi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bài giảng điện tử.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Tiết 1
*Hoạt động Mở đầu: (5’) Khởi động – kết nối.
- Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà
HS học được từ bài học đó.
- Khởi động, quan sát tranh SGK: GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi
nhóm để trả lời các câu hỏi: a. Em thấy những gì trong tranh? b. Cảnh vật và con
người trong tranh như thế nào?
- Một số HS trả lời câu hỏi. Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các
bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.
- GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời (a. Tranh buổi sáng, hoa cỏ đẫm
sương, mọi người tập thể dục; b. Cảnh vật và con người trong tranh tươi vui, đây
sức song,...), sau đó dẫn vào bài đọc Ngày moi bat đâu.
*Hoạt động Khám phá, luyện tập: (32’) Hướng dẫn HS luyện đọc.
*GV đọc mầu
- GV đọc mẫu toàn VB.
*Luyện đọc câu
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1. GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ
ngữ có thể khó đối với HS (tinh, chiếu, chuồng, kiếm,.).
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2. GV hướng dẫn HS đọc những câu dài.
(VD: Buổi sáng tinh mơ,/ mặt trời nhô lên đỏ rực. Những tia nang/ toả khap nơi,/
đánh thức mọi vật.)
*Luyện đọc đoạn
+ Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt.
+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài (tinh mơ: sáng sớm, trời còn mờ
mờ; lục tục: tiếp theo nhau một cách tự nhiên, không phải theo trật tự sâp xếp từ
trước).
+ HS đọc đoạn theo nhóm.
*Luyện đọc cả bài
+ 1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn văn bản.
+ GV đọc lại toàn văn bản và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi.
Tiết 2 :
*Hoạt động Khởi động: (3’)
- GV tổ chức HS chơi một trò chơi thư giản.
- GV giới thiệu, dẫn dắt vào tên bài học.
*Hoạt động Luyện tập, thực hành: (32’)
1. Trả lời câu hỏi:
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi.
+ a. Buổi sáng, cái gì đánh thức mọi vật? (a. Buổi sáng, tia nắng đánh thức mọi
vật).
b. Sau khi được đánh thức, các con vật làm gì?(b. Sau khi được đánh thức, chim
bay ra khỏi tổ, cất tiếng hót; ong bay đi kiếm mật; gà mẹ dẫn con đi kiếm mỗi).
+ c. Bé làm gì sau khi thức dậy? (c. Sau khi thức dậy, bé chuẩn bị đến trường).
- HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi và câu trả lời
cho từng câu hỏi.
- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình.
Các nhóm khác nhận xét, đánh giá. GV và HS thống nhất câu trả lời
2. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a, c ở mục 3 :
- GV nêu lại câu hỏi: + a. Buổi sáng, cái gì đánh thức mọi vật? c. Bé làm gì sau
khi thức dậy?
- GV định hướng câu trả lời cho câu hỏi và HD HS viết câu trả lời vào vở.
+ Trong câu: Buổi sáng, tia nắng đánh thức mọi vật; Sau khi thức dậy, bé chuẩn bị
đến trường có chữ nào cần viết hoa?.
- HS luyện viết:
Bước 1: Viết 2 từ: ngày mới, bắt đầu
- GV đưa 2 từ, yêu cầu HS viết 2 từ vào vở tập viết. HS viết theo yêu cầu.
Bước 2: Viết câu trả lời
- GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi a và c (có thể trình chiêu lên bảng một
lúc để HS quan sát) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở (Buổi sáng, tia nắng
đánh thức mọi vật; Sau khi thức dậy, bé chuẩn bị đến trường).
- GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu; đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí.
- GV nhận xét bài của một số HS.
*Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm: (2’)
- Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại những nội dung đã học.
- GV tóm tắt lại những nội dung chính.
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
………………………………...………………….……………..………………..…
………………………………….………………………………….……………..…
ĐẠO ĐỨC:
PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM (1 Tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nêu được các tình huống nguy hiểm dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
- Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của ngộ độc thực phẩm.
- Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh ngộ độc thực
phẩm.
- Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực:
+ Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện việc làm đúng.
+ Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh phẩm chất: Tự giác nhận
lỗi.