Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông.DOC
MIỄN PHÍ
Số trang
59
Kích thước
364.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1508

Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông.DOC

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận : 6.280.688

Mở đầu

Trong nền kinh tế thị trường bất cứ một doanh nghiệp công nghiệp nào

khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đều phải xuất phát từ yêu

cầu của thị trường, nhằm trả lời được 3 câu hỏi cơ bản "Cái gì, như thế nào,

cho ai". Thị trường vừa được coi là điểm xuất phát cũng vừa là điểm kết thúc

của quá trình sản xuất kinh doanh, là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng. Có

thể nói một doanh nghiệp chỉ làm ăn có hiệu quả khi nó xuất phát từ thị

trường, tận dụng một cách năng động, linh hoạt những cơ hội trên thị trường.

Hay nói cách khác, thông qua thị trường, sản phẩm hàng hoá của doanh

nghiệp được tiêu thụ, giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp được diễn ra một cách liên tục trên cơ sở thực hiện được các mục tiêu

đã đề ra. Vì thế duy trì và mở rộng thị trường được coi là một trong những

nhiệm vụ cơ bản và lâu dài của doanh nghiệp, đặc biệt trong quá trình hội

nhập của nền kinh tế đất nước với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên hoạt động

trong cơ chế thị trường cũng đồng nghĩa với việc phải luôn luôn đối mặt với

các rủi ro thách thức trong quá trình cạnh tranh khốc liệt. Để phát triển thị

trường một cách có hiệu quả, trước hết doanh nghiệp cần nâng cao khả năng

cạnh tranh, khả năng nhận thức về thị trường. Tiếp đó doanh nghiệp cần phải

tiến hành nghiên cứu môi trường và khách hàng, sử dụng các thông tin, dữ

liệu đó để phán đoán thị trường lựa chọn mục tiêu thị trường, lập kế hoạch

chiến lược kinh doanh, kế hoạch duy trì thị trường cũ, chiếm lĩnh thị trường

mới. Sau cùng là triển khai thực hiện kế hoạch thông qua 4 công cụ (sản

phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến hỗn hợp) .

Trong tình hình thực tế hiện nay ngành sản xuất bóng đèn, phích nước ở

Việt Nam đang phát triển nhanh chóng và thu được nhiều thành tựu đáng kể

trên cả thị trường trong và ngoài nước. Hoà chung trong trào lưu đó, Công ty

bóng đèn phích nước Rạng Đông (với chất lượng hàng đầu của Việt Nam)

cũng là một công ty sản xuất hiệu quả càng ngày càng có nhiều khách hàng

ưa chuộng tiêu dùng sản phẩm của Công ty. Đây là một thế mạnh lớn nhưng

bên cạnh đó Công ty đã gặp phải không ít khó khăn. Thiết nghĩ cần ngay từ

bây giờ phải có phương hướng phát triển đúng đắn. Xuất phát từ vai trò của

thị trường và tình hình thực tế của Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông,

1

CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận : 6.280.688

em xin chọn đề tài "Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở

Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông".

Đề tài gồm 3 phần lớn sau:

- Phần thứ nhất: Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của

doanh nghiệp trong cơ chế thị trường

- Phần thứ hai: Thực trạng về thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty

bóng đèn phích nước Rạng Đông

- Phần thứ ba: Một số biện pháp cơ bản nhằm duy trì và mở rộng thị

trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông

2

CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận : 6.280.688

Phần thứ nhất

Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong

cơ chế thị trường

I. Một số vấn đề cơ bản về thị trường

1) Khái niệm: Thị trường ra đời gắn liền với nền sản xuất hàng hoá, nó

là môi trường để tiến hành các hoạt động giao dịch mang tính chất thương

mại của mọi doanh nghiệp công nghiệp. Trong một xã hội phát triển, thị

trường không nhất thiết chỉ là địa điểm cụ thể gặp gỡ trực tiếp giữa người

mua và người bán mà doanh nghiệp và khách hàng có thể chỉ giao dịch, thoả

thuận với nhau thông qua các phương tiện thông tin viễn thông hiện đại.

Cùng với sự phát triển sản xuất hàng hoá, khái niệm thị trường ngày càng trở

lên phong phú và đa dạng. Có một số khái niệm phổ biến về thị trường như

sau:

1.1. Thị trường là nơi mua bán hàng hoá, là nơi gặp gỡ để tiến hành hoạt

động mua bán giữa người mua và người bán.

1.2. Thị trường là biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó các

quyết định của các gia đình về tiêu dùng các mặt hàng nào, các quyết định

của doanh nghiệp về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và các quyết định

của người lao động về việc làm bao lâu, cho ai đều được điều chỉnh bằng giá

cả.

1.3. Thị trường là sự kết hợp giữa cung và cầu, trong đó những người

mua và người bán bình đẳng cùng cạnh tranh. Số lượng người mua và người

bán nhiều hay ít phản ánh qui mô của thị trường lớn và nhỏ. Việc xác định

nên mua hay bán hàng hoá và dịch vụ với khối lượng và giá cả bao nhiêu do

quan hệ cung cầu quyết định. Từ đó ta thấy thị trường còn là nơi thực hiện sự

kết hợp giữa 2 khâu sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.

1.4. Thị trường là phạm trù riêng của nền sản xuất hàng hoá. Hoạt động

cơ bản của thị trường được thể hiện qua 3 yếu tố có mối quan hệ hữu cơ với

nhau: Nhu cầu hàng hoá dịch vụ, cung ứng hàng hoá dịch vụ và giá cả hàng

hoá dịch vụ.

3

CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận : 6.280.688

1.5. Khái niệm thị trường hoàn toàn không tách rời khái niệm phân công

lao động xã hội. Các Mác đã nhận định "Hễ ở đâu và khi nào có sự phân công

lao động xã hội và có sản xuất hàng hoá thì ở đó và khi ấy sẽ có thị trường.

Thị trường chẳng qua là sự biểu hiện của phân công lao động xã hội và do đó

có thể phát triển vô cùng tận".

1.6. Thị trường về vấn đề Marketing được hiểu là bao gồm tất cả những

khách hàng tiềm ẩn cùng có nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có

khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó.

Tóm lại thị trường được hiểu là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu của một

loạt hàng hoá, dịch vụ nào đó hay cho một đối tượng khác có giá trị. Ví dụ

như thị trường sức lao động bao gồm những người muốn đem sức lao động

của mình để đổi lấy tiền công hoặc hàng hoá. Để công việc trao đổi trên được

thuận lợi, dần dần đã xuất hiện nhiều những tổ chức kiểu văn phòng, trung

tâm giới thiệu xúc tiến việc làm cho người lao động. Cũng tương tự như thế

thị trường tiền tệ đem lại khả năng vay mượn, cho vay tích luỹ tiền và bảo

đảm an toàn cho các nhu cầu tài chính của các tổ chức, giúp họ có thể hoạt

động liên tục được. Như vậy điểm lợi ích của người mua và người bán hay

chính là giá cả được hình thành trên cơ sở thoả thuận và nhân nhượng lẫn

nhau giữa cung và cầu.

2. Phân loại và phân đoạn thị trường

2.1. Phân loại thị trường

Một trong những điều kiện cơ bản để sản xuất kinh doanh có hiệu quả là

doanh nghiệp phải hiểu biết về thị trường và việc nghiên cứu phân loại thị

trường là rất cần thiết. Có 4 cách phân loại thị trường:

* Phân loại theo phạm vi lãnh thổ

+ Thị trường địa phương: tập hợp khách hàng trong phạm vi địa phương

nơi thuộc địa phận phân bổ của doanh nghiệp.

+ Thị trường vùng: tập hợp những khách hàng ở một vùng địa lý nhất

định. Vùng này được hiểu như một khu vực địa lý rộng lớn có sự đồng nhất

về kinh tế - xã hội.

+ Thị trường toàn quốc: hàng hoá và dịch vụ được lưu thông trên tất cả

các vùng, các địa phương của một nước.

4

CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận : 6.280.688

+ Thị trường quốc tế: là nơi diễn ra các giao dịch buôn bán hàng hoá và

dịch vụ giữa các chủ thể kinh tế thuộc các quốc gia khác nhau.

* Phân loại theo mối quan hệ giữa những người mua và người bán.

+ Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: trên thị trường có nhiều người mua và

người bán cùng một loại hàng hoá, dịch vụ. Hàng hoá đó mang tính đồng nhất

và giá cả là do thị trường quyết định.

+ Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: Trên thị trường có nhiều người

mua và người bán cùng một loại hàng hoá, sản phẩm nhưng chúng không

đồng nhất. Điều này có nghĩa loại hàng hoá sản phẩm đó có nhiều kiểu dáng,

mẫu mã, bao bì, nhãn hiệu kích thước... khác nhau. Giá cả hàng hoá được ấn

định một cách linh hoạt theo tình hình tiêu thụ trên thị trường.

+ Thị trường độc quyền: trên thị trường chỉ có một hoặc một nhóm

người liên kết với nhau cùng sản xuất ra một loại hàng hoá. Họ có thể kiểm

soát hoàn toàn số lượng dự định bán ra thị trường cũng như giá cả của chúng.

* Phân loại theo mục đích sử dụng của hàng hoá:

+ Thị trường tư liệu sản xuất: đối tượng hàng hoá lưu thông trên thị

trường là các loại tư liệu sản xuất như nguyên vật liệu, năng lượng, động lực,

máy móc thiết bị.

+ Thị trường tư liệu tiêu dùng: đối tượng hàng hoá lưu thông trên thị

trường là các vật phẩm tiêu dùng phục vụ trực tiếp nhu cầu tiêu dùng của dân

cư như đồ dùng dân dụng, quần áo, các loại thức ăn chế biến.

* Phân loại theo quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp:

+ Thị trường đầu vào: là nơi doanh nghiệp thực hiện các giao dịch nhằm

mua các yếu tố đầu vào (thị trường lao động, thị trường tài chính - tiền tệ, thị

trường khoa học công nghệ, thị trường bất động sản...).

+ Thị trường đầu ra: là nơi doanh nghiệp tiến hành các giao dịch nhằm

bán các loại sản phẩm đầu ra của mình. Tuỳ theo tính chất sử dụng sản phẩm

hàng hoá của doanh nghiệp mà thị trường đầu ra là thị trường tư liệu sản xuất

hay tư liệu tiêu dùng.

2.2. Phân đoạn thị trường:

Hiện nay, dân số trên thế giới đã đạt tới con số trên 6 tỉ người, một con

5

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!