Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đường lối cách mạng đảng - tư duy mới của đảng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
PHỤ LỤC
I. MỞ ĐẦU
1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI
Thế giới ngày nay đang nhanh chóng đổi mới. Chủ nghĩa xã hội phải phấn
đấu để chứng minh tính ưu việt của mình về mọi mặt so với chủ nghĩa tư bản.Đối
với các nước xã hội chủ nghĩa đổi mới là con đường để vươn lên đáp ứng yêu cầu
thời đại, đáp ứng với nhu cầu chính đáng và ngày càng cao của nhân dân. Đối với
nước ta những năm 80 của thế kỉ XX đổi mới lại càng là yêu cầu cấp thiết. Đây là
một thời kì hết sức khó khăn của đất nước ta : chiến tranh vừa chấm dứt, đời sống
nhân dân còn nghèo nàn lạc hậu bên cạnh đó là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu…
khó khăn chồng chất khó khăn tạo nên xuất phát điểm thấp của nuớc ta bấy
giờ.Thế nhưng với sự nỗ lực, đoàn kết toàn dân cùng với những chính sách phát
triển phù hợp trong từng thời kì đã giúp nước ta từng bước tiến lên ,và có vị thế
trên quốc tế.Trong sự nghiệp đổi mới, đảng ta đã quyết định lấy mục tiêu phát trển
kinh tế làm nhiệm vụ hàng đầu.Chỉ có thế thì nước ta mới có thể phát triển và giúp
đất nước vượt qua khó những khó khăn ban đầu. Và chính nhờ những đường lối,
chính sách mà Đảng đã vạch ra trong các kì đại hội toàn quốc từ đại hội VI đến
đại hội XX đã dần khôi phục kinh té và đưa nước ta tiến lên sánh vai với “ cường
quốc năm châu ”.Để có được những bước tiến đáng kể cùng với sự thay đổi diện
mạo như ngày hôm nay đó là nhờ vào những đường lối đổi mới tích cực, và phù
hợp với hoàn cảnh đất nước trong từng thời kì của Đảng ta.So với thời kỳ trước đổi
mới thì tư duy của Đảng về kinh tế thị trường cũng thay đổi theo. Chính vì muốn
hiểu hơn về quá trình hình thành và phát triển trong tư duy đổi mới của Đảng ở
lĩnh vực kinh tế nói chung và kinh tế thị trường nói riêng nên em quyết định chọn
đề tài:Tư duy mới của Đảng…..
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Thấy được sự vận động đổi mới trong tư duy về kinh tế TT của Đảng
cộng sản Việt Nam cùng với những đường lối đúng đắn, phù hợp của
đảng trong từng giai đoạn lịch sử của đất nước.
- Thấy được kết quả và những thành tựu trong quá trình đổi mới 20 năm
của đất nước.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1
- Tìm hiểu, phân tích đi sâu nghiên cứu các văn kiện Đại hội Đảng toàn
quốc từ Đại hội VI đến X trong lĩnh vực kinh tế để rút ra những sự đổi
mới vể tư duy trong đường lối kinh tế của Đảng.
- Tham khảo các sách và tài liệu về các đại hội toàn quốc của đảng để có
cái nhìn khái quát, chính xác nhất về những đường lối của Đảng.
- Thảo luận, tranh luận về các vấn đề có liên quan đến đề tài và đưa ra
những thắc mắc cũng như kiến nghị giữa các thành viên trong nhóm.
II. NỘI DUNG :
1. Nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế,hướng nền kinh tế Việt Nam
sang nên KTTT:
Sau đại thắng Xuân 1975, độc lập dân tộc và thống nhất đất nước đã tạo
những điều kiện cơ bản để cả nước Việt Nam chuyển sang một giai đoạn cách
mạng xã hội chủ nghĩa. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Lao
động Việt Nam họp tại Hà Nội tháng 12-1976 đã tổng kết 21 năm xây dựng xã
hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà, nêu rõ sự tất yếu
và tầm quan trọng của việc cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội sau khi kháng
chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi,quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục
tiêu kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976-1980). Đảng quyết định khôi phục lại tên
cũ là Đảng Cộng Sản Việt Nam.Sau 5 năm, nhân dân đạt đựoc những thành tựu
rất quan trọng về mọi mặt:
Các cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải bị địch bắn phá, về
cơ bản đã được khôi phục xong và bước đầu phát triển. Diện tích gieo trồng
tăng thêm gần 2triệu ha. Nhiều nhà máy được gấp rút xây dựng. Giao thông
vận tải được khôi phục và xây dựng mới1700 km đường sắt, 3800 km đường
bộ. Tuyến đường sắt Thống Nhất sau 30 năm gián đoạn được khôi phục lại.
Cải tạo xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh trong các vùng mới giải phóng ở
miền Nam:giai cấp tư sản mại bản bị xóa bỏ, đại bộ phận nông dân đi vào con
đường làm ăn tập thể, thủ công nghiệp và thương nghiệp được sắp xếp và tổ
chức lại.
Xóa bỏ những biểu hiện của văn hóa phản động, xây dựng nền văn hóa mới
cách mạng. Giáo dục ở các cấp mẫu giáo, phổ thông, đại học đều phát triển.
2
Năm học 1979-1980, tính chung số người đi học thuộc đối tượng trong cả nước
là 15 triệu, tăng hơn năm học 1976-1977 là 2 triệu.
Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng họp tháng 3-1982 xác
định thời kì qúa độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trải qua nhiều chặng, gồm
chặng đường đầu tiên và những chặng đường tiếp sau. Đại hội quyết định
phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981-1985).
Sau 5 năm thực hiện, đất nước đã có những chuyển biến và tiến bộ đáng kể.
Trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, đã chặn đựoc đà giảm sút của
5 năm trước (1976-1980) và có bước phát triển: Năm 1981-1985, sản xuất nông
nghiệp tăng bình quân hằng năm 4,9% so với 1,9% của thời kì 1976-1980 ; sản
xuất lương thực tăng bình quân hằng năm từ 13,4 triệu tấn trong thời kì 1976-
1980, lên 17 triệu tấn. Sản xuất công nghiệp tăng bình quân hằng năm 9,5% so
với 0,6% của thời kì 1976-1980.Thu nhập quốc dân tăng bình quân hăng năm là
6,4 %so với 0,4% của 5 năm trước.
Về xây dựng cơ sỏ vật chất – kĩ thuật, đã hoàn thành hàng trăm công trình
tương đối lớn, hàng nghìn công trình vừa và nhỏ. Dầu mỏ bắt đầu được khai
thác, công trình thủy điện Hòa Bình, thủy điện Tri An được khẩn trương xây
dựng, chuẩn bị đi vào hoạt động.
Tuy nhiên, nền kinh tế của ta sau 5 năm vẫn còn mất cân đối lớn, sản xuất
phát triển chậm, thu nhập quốc dân và năng suất lao động thấp, đời sống nhân
dân gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh những tiến bộ và thành tựu to lớn đạt được, những khó khăn yếu
kém của 5 năm trước vẫn chưa được khắc phục, thậm chí có phần trầm trọng
hơn, mục tiêu cơ bản là ổn định tình hinh kinh tế, xã hội vẫn chưa thực hiện
được mà cho đến bây giờ người ta vẫn còn cảm thấy sợ khi nói về thời bao cấp.
Từ quan niệm chủ nghĩa xã hội chỉ có một chế độ sở hữu duy nhất là chế độ
công hữu về tất cả các tư liệu sản xuất. Từ quan niệm nhà nước phải chỉ huy
toàn bộ nền kinh tế theo một kế hoạch tập trung, thống nhất với những chỉ tiêu
có tính pháp lệnh áp đặt từ trên xuống. Từ chỗ tuyệt đối hóa vai trò của kế
hoạch, phủ nhận vai trò của thị trường.Từ chỗ chỉ thừa nhận một hình thức
phân phối duy nhất chính đáng là phân phối theo lao động nên hai chữ “chỉ
tiêu” trở thành “vòng kim cô” khủng khiếp trùm lên toàn bộ mọi hoạt động sản
xuất. Nhà nước cung cấp nguyên nhiên vật liệu và vốn lưu động mỗi năm cho
doanh nghiệp, kèm theo một con số sản phẩm nhất định mà doanh nghiệp phải
làm ra rồi cũng nộp cho Nhà nước.Tuy nhiên, do thiếu tất cả mọi thứ cộng với
3