Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dung cum chu vi de mo rong cau (4)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Ngữ văn 7: Dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI
I. Về thuật ngữ “Cụm chủ – vị”
Trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 và trong một số tài liệu chuyên môn khác, khái niệm cụm chủ – vi (cụm C – V) còn được gọi là kết câu C – V. Cụm C
– V tương đương với câu đơn bình thường (câu đơn có hai thành phần chủ
ngữ – vị ngữ). Nhưng cụm C – V khác câu đơn bình thường ở chỗ: – Nó không đứng độc lập mà chỉ là thành phần của câu hoặc của cụm từ
trong câu. – Nó tiềm tàng khả năng trở thành câu đơn bình thường, chứ không đồng
nhất với câu đơn bình thường. Khái niệm Câu có cụm C – V làm thành phần còn được gọi là câu phức
thành phần (Là loại câu phức có từ 2 cụm C – V trở lên, trong đó chỉ có
một cụm C – V nòng cốt, các cụm cC- V còn lại làm thành phần câu). II. Thế nào là dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu
Mở rộng câu là thêm thành phần phụ cho câu, nhằm cụ thể hoá, chi tiết hoá
sự diễn đạt. Dùng cụm C – V làm thành phần câu là một trong những cách mỏ rộng câu. Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng những cụm từ có hình thức giống
câu đơn bình thường, gọi là cụm C – V, làm thành phần của câu hoặc của
cụm từ để mở rộng. Ví dụ:
Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta tinh thần rất hăng hái.(Hồ Chí Minh)