Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dự toán ngắn hạn và phân bổ nguồn lực.pdf
MIỄN PHÍ
Số trang
55
Kích thước
667.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1832

Dự toán ngắn hạn và phân bổ nguồn lực.pdf

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Trang i

MỤC LỤC

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ TOÁN NGẮN HẠN VÀ PHÂN BỔ NGUỒN

LỰC ...........................................................................................................................................1

1.1 KHÁI QUÁT VỀ DỰ TOÁN...........................................................................................1

1.1.1 Khái niệm ..................................................................................................................1

1.1.2 Mục đích và vai trò của dự toán ................................................................................1

1.1.3 Các loại dự toán ngân sách ........................................................................................2

1.1.4 Trình tự và phương pháp lập dự toán ........................................................................3

1.1.5 Quản lý việc lập dự toán............................................................................................4

1.2 KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN LỰC VÀ PHÂN BỔ NGUỒN LỰC ...................................5

1.2.1 Khái niệm về nguồn lực và phân bổ nguồn lực.........................................................5

1.2.2 Vai trò của phân bổ nguồn lực...................................................................................5

1.2.3 Căn cứ cơ bản để phân bổ nguồn lực ........................................................................6

1.2.4 Các nội dung tiến hành phân bổ nguồn lực ...............................................................7

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI PHÍ ĐỂ PHỤC VỤ CÔNG TÁC LẬP

DỰ TOÁN NGẮN HẠN VÀ PHÂN BỔ NGUỒN LỰC .....................................................11

2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI PHÍ .............................................................................11

2.1.1 Khái niệm ................................................................................................................11

2.1.2 Bản chất chi phí .......................................................................................................11

2.1.3 Chi phí theo quan điểm kế toán tài chính ................................................................12

2.1.4 Chi phí theo quan điểm kế toán quản trị..................................................................12

2.1.5 Phân loại chi phí ......................................................................................................12

2.1.6 Phân bổ chi phí của các bộ phận phục vụ................................................................19

2.1.7 Các mô hình kế toán chi phí sản xuất......................................................................23

2.2 ĐỊNH MỨC CHI PHÍ ....................................................................................................25

2.2.1 Khái niệm và ý nghĩa của định mức chi phí............................................................25

2.2.2 Các loại định mức chi phí........................................................................................26

2.2.3 Phương pháp xây dựng định mức chi phí................................................................27

2.2.4 Hệ thống định mức chi phí ......................................................................................28

Chương 3: NGUYÊN TẮC LẬP DỰ TOÁN NGẮN HẠN & PHÂN BỔ NGUỒN LỰC 32

3.1 MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BỘ PHẬN DỰ TOÁN....................................................32

3.2 CÁC NGUYÊN TẮN CƠ BẢN ĐỂ LẬP DỰ TOÁN NGẮN HẠN VÀ PHÂN BỔ

NGUỒN LỰC ......................................................................................................................34

3.2.1 Dự toán bán hàng (tiêu thụ).....................................................................................34

3.2.2 Dự toán sản xuất......................................................................................................36

3.2.3 Dự toán nguyên vật liệu trực tiếp ............................................................................36

3.2.4 Dự toán chi phí nhân công trực tiếp ........................................................................38

3.2.5 Dự toán chi phí sản xuất chung ...............................................................................39

3.2.6 Dự toán thành phẩm tồn kho ...................................................................................40

3.2.7 Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ....................................41

3.2.8 Dự toán báo cáo kết quả kinh doanh .......................................................................43

3.2.9 Dự toán vốn bằng tiền .............................................................................................43

3.2.10 Dự toán bảng cân đối kế toán ................................................................................45

3.3 TỐI ƯU HÓA SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC ............................................................47

3.3.1 Hiệu quả cao hơn.....................................................................................................47

3.3.2 Chất lượng cao hơn..................................................................................................47

3.3.3 Đổi mới nhanh hơn..................................................................................................48

3.3.4 Đáp ứng cho khách hàng nhanh nhạy......................................................................48

3.4 QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC...........................................................48

3.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các nguồn lực ..........................................48

Trang ii

3.4.2 Vai trò của thông tin trong việc phân bổ các nguồn lực..........................................49

3.4.3 Quá trình ra quyết định............................................................................................50

KẾT LUẬN .............................................................................................................................52

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................53

Trang 1

Chương 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ TOÁN NGẮN HẠN VÀ

PHÂN BỔ NGUỒN LỰC

1.1 KHÁI QUÁT VỀ DỰ TOÁN

1.1.1 Khái niệm

Lập dự toán là một công việc không thể thiếu đối với việc xây dựng kế hoạch

hoạt động kinh tế. Điều này thật cần thiết cho các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị… và

ngay cả với các cá nhân. Tất cả các doanh nghiệp phải lập kế hoạch tài chính để thực

thi các hoạt động hàng ngày, hàng năm cũng như các hoạt động trong tương lai dài

hạn.

Dự toán là tính toán dự kiến một cách toàn diện và phối hợp, chỉ rõ cách thức

huy động các nguồn lực cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, được xác

định bằng một hệ thống các chỉ tiêu về số lượng và giá trị cho một khoảng thời gian

xác định trong tương lai.

Theo khái niệm này, các thành phần sau đây là chủ yếu cho một dự toán: tính

toán dự kiến, tính toàn diện và phối hợp, vốn và các nguồn lực, hệ thống các chỉ tiêu

về số lượng và giá trị, thời hạn xác định trong tương lai.

Tóm lại, dự toán là một kế hoạch chi tiết nêu ra những khoản thu chi của doanh

nghiệp trong một thời kỳ nào đó. Nó phản ánh một kế hoạch cho tương lai, được biểu

hiện dưới dạng số lượng và giá trị. [5, trang 91-92]

1.1.2 Mục đích và vai trò của dự toán

Mục tiêu của các tổ chức kinh doanh thường chủ yếu tối thiểu hóa chi phí để tối

đa hóa lợi nhuận. dự toán thường được xem như là: “Kế hoạch lợi nhuận”. Mục đích

cơ bản của dự toán là hoạch định và kiểm soát hoạt động kinh doanh. Thông qua hai

chức năng này mà người quản lý đạt được các mục tiêu đề ra.

- Hoạch định: Dự toán bắt buộc nhà quản lý dự đoán về những gì sẽ xảy ra trong

tương lai. Những dự tính xảy ra nếu không tốt, các nhà quản lý thấy được những gì cần

phải làm để thay đổi kết quả không mong muốn đó.

Trang 2

- Kiểm tra: Kiểm tra là quá trình so sánh kết quả thực hiện với kế hoạch và đánh

giá việc thực hiện đó. Kiểm tra phụ thuộc vào kế hoạch, không có kế hoạch thì không

có cơ sở để so sánh kết quả và đánh giá việc thực hiện.

Chức năng hoạch định đi liền với chức năng kiểm tra, kết quả hoạt động được so

sánh với dự toán. Nếu không kiểm tra, dự toán sẽ không phát huy hết tác dụng vốn có

của nó.

Nhà quản lý có trách nhiệm thực hiện những mục tiêu đề ra trong dự toán về hoạt

động kinh doanh. Việc đánh giá các mục tiêu đề ra được cung cấp bởi các báo cáo thực

hiện. Báo cáo thực hiện là tài liệu trình bày số liệu dự toán và kết quả thực hiện, so

sánh để thấy được sự thay đổi giữa thực hiện so với dự toán. Nếu sự thay đổi lớn, vượt

quá mức cho phép, người quản lý sẽ điều tra nguyên nhân của sự thay đổi, thấy được

những hoạt động đúng cần phải thực hiện và những gì sai lầm cần phải loại bỏ.

So sánh kết quả thực hiện với dự toán được xem là kỹ thuật kiểm soát trong quản

lý. Người quản lý không những chỉ biết dự tính cái gì mà còn phải biết những dự tính

đó được hoàn thành như thế nào. Nếu kết quả xảy ra không theo dự tính, người quản lý

phải có những biện pháp để điều chỉnh hoạt động ngày càng tốt hơn. [7, trang 91-93]

1.1.3 Các loại dự toán ngân sách

1.1.3.1 Dự toán ngân sách ngắn hạn

Dự toán chủ đạo (master budget) hay còn gọi là kế hoạch lợi nhuận (profit plan)

là một hệ thống dự toán tổng thể, tổng hợp các dự toán về toàn bộ quá trình hoạt động

của tổ chức trong một thời kỳ nhất định (Hilton, 1991). Dự toán chủ đạo thường được

lập cho thời kỳ một năm và phải trùng với năm tài chính. Nhờ đó các số liệu dự toán

có thể được so sánh với các kết quả thực tế.

1.1.3.2 Dự toán ngân sách dài hạn

Dự toán vốn (capital budget) là kế hoạch mua sắm tài sản như máy móc, thiết bị,

nhà xưởng. Nhà quản lý phải đảm bảo được rằng nguồn vốn phải luôn có sẵn khi việc

mua sắm những tài sản này trở nên cần thiết. Nếu không có các kế hoạch dài hạn, khi

doanh nghiệp cần đầu tư, mua sắm tài sản sẽ không tìm một lượng vốn lớn sẵn sàng để

thực hiện việc mua sắm này.

Trang 3

1.1.3.3 Dự toán ngân sách linh hoạt

Dự toán ngân sách linh hoạt là dự toán được lập tương ứng với nhiều hoạt động

tương ứng khác nhau. Dự tính linh hoạt được lập theo mối quan hệ với quá trình hoạt

động, giúp chúng ta xác định các chi phí tương ứng với các mức độ, phạm vi hoạt

động khác nhau. Thông thường dự toán linh hoạt được lập ở ba mức độ cơ bản là: mức

độ hoạt động bình thường, mức độ hoạt động khả quan nhất, mứ độ hoạt động bất lợi

nhất. [5, trang 93-94]

1.1.4 Trình tự và phương pháp lập dự toán

Sự thành công của mọi dự toán được xác định phần lớn là do phương pháp và

trình tự lập dự toán. Thông thường, dự toán được chuẩn bị từ cấp dưới lên. Trình tự lập

dự toán được trình bày trong sơ đồ dưới đây.

Hình 1: Sơ đồ trình tự lập dự toán

[2, trang 70-71]

Số liệu dự toán của cấp dưới được trình lên cấp quản lý cao hơn để xem xét trước

khi được chấp thuận. Việc xem xét và kiểm tra lại các dự toán của cấp dưới là cần thiết

nhằm tránh nguy cơ có những dự toán lập ra không chính xác cũng như hạn chế bớt

quá nhiều quyền tự do trong hoạt động. Các số liệu dự toán của các bộ phận riêng lẻ

trong tổ chức (do quản lý cấp dưới lập) sẽ được quản lý cấp cao kết hợp lại để tạo

thành một hệ thống dự toán tổng thể mang tính thống nhất cao.

Quản lý cấp cao

Quản lý

cấp cơ sở

Quản lý

cấp cơ sở

Quản lý cấp

trung gian

Quản lý

cấp cơ sở

Quản lý

cấp cơ sở

Quản lý cấp

trung gian

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!