Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Du lịch văn hóa tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
DU LỊCH VĂN HÓA TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH
QUẢNG NAM
GVHD : Th.S TĂNG CHÁNH TÍN
SVTH : THÂN ĐỨC THUẤN
LỚP : 18CVNH03
CHUYÊN NGÀNH : VĂN HÓA DU LỊCH
Đà Nẵng, năm 2022
1
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................................3
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................................4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...............................................................................................5
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu vấn đề .........................................................................7
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................................7
4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................7
4.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................7
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ...................................................................7
5.1. Nguồn tư liệu .............................................................................................................7
5.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................8
5.2.1. Phương pháp khảo sát thực tế ..............................................................................8
5.2.2. Phương pháp thu thập, điều tra và xử lí số liệu ...................................................8
6. Đóng góp của đề tài..........................................................................................................8
6.1. Về mặt khoa học.........................................................................................................8
6.2. Về mặt thực tiễn .........................................................................................................8
7. Bố cục ................................................................................................................................9
PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................................10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI................................10
1.1. Cơ sở lý luận............................................................................................................10
1.1.1. Một số khái niệm liên quan.............................................................................10
1.1.1.1. Du lịch.........................................................................................................10
1.1.1.2. Văn hóa .......................................................................................................13
1.1.1.3. Tài nguyên du lịch.......................................................................................15
1.1.1.4. Loại hình du lịch .........................................................................................16
1.1.2. Loại hình du lịch văn hóa................................................................................18
1.1.2.1. Khái niệm....................................................................................................18
1.1.2.2. Đặc điểm của loại hình du lịch văn hóa .....................................................18
1.1.2.3. Điều kiện để phát triển loại hình du lịch văn hóa.......................................19
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................21
1.2.1. Tổng quan về thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam..........................................21
1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................21
1.2.1.2. Lịch sử hình thành, phát triển.....................................................................25
1.2.1.3. Đặc điểm văn hóa, dân cư ..........................................................................26
1.2.1.4. Đặc điểm kinh tế, xã hội .............................................................................29
1.2.2. Thực trạng phát triển du lịch tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam..........32
2
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM ............................................................34
2.1. Tiềm năng phát triển loại hình du lịch văn hóa tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng
Nam .................................................................................................................................34
2.1.1. Hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
......................................................................................................................................34
2.1.1.1. Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể ...........................................................34
2.1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể .....................................................35
2.1.2. Giá trị của hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn tại thị xã Điện Bàn, tỉnh
Quảng Nam.................................................................................................................41
2.1.3. Tiềm năng của loại hình du lịch văn hóa tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng
Nam .............................................................................................................................45
2.2. Thực trạng phát triển loại hình du lịch văn hóa tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng
Nam .................................................................................................................................46
2.2.1. Các tuyến, điểm du lịch văn hóa.....................................................................46
2.2.2. Tình hình khách du lịch và doanh thu của du lịch văn hóa.........................48
2.2.3. Hệ thống chính sách phát triển, đầu tư cho du lịch văn hóa .......................49
2.2.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cho du lịch văn hóa ...................50
2.2.5. Công tác quảng bá, marketing cho du lịch văn hóa .....................................53
2.2.6. Nguồn nhân lực cho du lịch văn hóa ..............................................................55
2.2.7. Một số sản phẩm du lịch đặc trưng................................................................56
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN
HÓA TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM..................................................61
3.1. Cơ sở đưa ra giải pháp ...........................................................................................61
3.1.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa ở trong nước và quốc tế...............61
3.1.2. Định hướng, chính sách quy hoạch phát triển du lịch, du lịch văn hóa tại
thị xã Điện Bàn và tỉnh Quảng Nam ........................................................................67
3.1.3. Ý kiến của cộng đồng cư dân địa phương và các doanh nghiệp du lịch .....70
3.2. Một số giải pháp, đề xuất nhằm phát triển du lịch văn hóa tại thị xã Điện Bàn,
tỉnh Quảng Nam.............................................................................................................71
3.2.1. Giải pháp về quy hoạch du lịch ......................................................................71
3.2.2. Giải pháp đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ..........72
3.2.3. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch, mở rộng thị trường ........75
3.2.4. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực du lịch.....................................................78
3.2.5. Giải pháp đa dạng hóa chương trình, sản phẩm du lịch, sản phẩm lưu
niệm .............................................................................................................................79
KẾT LUẬN.............................................................................................................................82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................83
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH..........................................................................................................93
3
LỜI CẢM ƠN
Trải qua quá trình gần 4 năm học tập và trau dồi kiến thức tại trường Đại học Sư
Phạm- Đại học Đà Nẵng được làm đề tài khóa luận tốt nghiệp thực sự là một niềm vinh
dự lớn lao đối với em. Khóa luận tốt nghiệp là một công trình khoa học của sinh viên
khi tốt nghiệp Đại học. Cũng như các sinh viên khác, để hoàn thành tốt bài khóa luận
của mình, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em còn nhận được sự giúp đỡ của thầy cô
hướng dẫn, và động viên giúp đỡ của gia đình, bạn bè.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc của mình tới thầy giáo hướng dẫn Th.S. Tăng
Chánh Tín, thầy đã định hướng đề tài, hướng dẫn và giúp em trong suốt quá trình làm
khóa luận tốt nghiệp.
Em cũng xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các cán bộ Phòng Văn hóa Thị xã Điện
Bàn, các thầy cô giáo trong và ngoài khoa Lịch sử trường Đại học Sư Phạm- Đại học
Đà Nẵng đã cung cấp cho cho em những tài liệu cần thiết liên quan đến bài khóa luận
của mình.
Cảm ơn gia đình đình và bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên em để hoàn
thành khóa luận này.
Tuy nhiên, vì điều kiện thời gian, kiến thức cũng như kinh nghiệm bản thân còn
hạn chế nên khóa luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để bài khóa luận của em được hoàn chỉnh
hơn.
4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Từ xa xưa du lịch được con người biết đến và sử dụng nó một cách tích
cực để nghỉ ngơi, hưởng thụ cuộc sống. Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu
cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa – xã hội của các nước đặc biệt nó đã
và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn được ví như “con gà đẻ trứng vàng”
hay “ngành công nghiệp không khói” ở một số quốc gia trên thế giới.
Ở Việt Nam, du lịch là ngành công nghiệp còn non trẻ và đầy tiềm năng,
hứa hẹn nhiều nhiều cơ hội phát triển. Mặt khác du lịch là ngành tổng hợp có
quan hệ với nhiều ngành kinh tế - xã hội, nhiều lĩnh vực trong đó có mối quan
hệ chặt chẽ với cộng đồng địa phương (chủ nhân của lãnh thổ, vùng đất có tài
nguyên mà ngành du lịch đang khai thác và sử dụng). Đặc biệt là những vùng
có du lịch sinh thái, du lịch văn hóa phát triển và sự thành bại của việc khai thác
sử dụng tài nguyên trong hoạt động du lịch phụ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp,
mối quan hệ, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham gia như: nhà cung ứng du
lịch, chính quyền địa phương, du khách, cộng đồng dân cư... do đó chúng ta có
thể nhận thấy rằng , du lịch đem lại nhiều lợi ích có thể là gián tiếp hay trực tiếp
cho người dân địa phương sinh sống tại vùng đất đó như: nâng cao đời sống, tạo
công ăn việc làm, tăng thu nhập, cơ sở vật chất- hạ tầng được cải thiện tốt hơn,
giao lưu văn hóa giữa các vùng, góp phần đóng góp vào sự phát triển kinh tế
vùng nói riêng và cả nước nói chung... điều đó có ý nghĩa nhân văn rất lớn thể
hiện đường lối, chủ trương phát triển kinh tế- xã hội đúng đắn phù hợp với từng
vùng, từng quốc gia.
Đối với Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, du lịch là một trong những mũi
nhọn để phát triển kinh tế. Nhắc về tiềm năng du lịch Điện Bàn không thể bỏ qua
yếu tố văn hóa được tích lũy qua nhiều thế kỷ của vùng đất “địa linh nhân kiệt”.
Khi xu hướng tham quan dần được chuyển đổi thành trải nghiệm thì yếu tố văn
hóa càng phải được trau chuốt, khơi gợi để trở thành một điểm nhấn cho du lịch
địa phương. Điện Bàn nằm trên tuyến kết nối các khu vực phát triển du lịch sôi
động bậc nhất miền Trung với các di sản văn hóa cùng nhiều điểm đến hiện đại,
đẳng cấp. Thế nhưng bao năm du lịch Điện Bàn vẫn chưa thể bứt phá, phát triển
tương xứng với tiềm năng, thế mạnh. Du lịch Quảng Nam đang bước vào giai
đoạn tái cơ cấu thị trường, sản phẩm, đây là thời điểm thích hợp để Th.x Điện
5
Bàn tìm cho mình một lối đi riêng. Với lợi thế sở hữu nhiều di tích, giá trị văn
hóa lịch sử độc đáo Điện Bàn cần tập trung cải tạo, nâng cấp dòng sản phẩm này
trong bối cảnh du lịch văn hoá đang trở thành xu thế được ưa chuộng.
Các nguồn tài nguyên này chủ yếu nằm gần các trục đường chính, thuận
lợi cho việc đi lại, giao thông đường bộ. Sự tham gia của cộng đồng địa phương
vào hoạt động du lịch ( cùng chia sẻ trách nhiệm, lợi ích..) bước đầu phát triển
nhưng chưa mang lại hiệu quả, vai trò của người dân địa phương vẫn còn mờ
nhạt, ở mức thấp. Người dân chỉ mới tham gia vào một số khâu không quan trọng
và lợi ích kinh tế vẫn còn bấp bênh, phương thức tham gia vẫn còn tự phát (họ
thấy lợi, có thu nhập thì họ làm), họ vẫn chủ yếu dựa vào ngành kinh tế nông
nghiệp là chính.
Vấn đề việc làm của người dân lại càng cấp thiết hơn.Vấn đề đặt ra đối với
du lịch Th.x Điện Bàn là cần giúp người dân tham gia vào hoạt động du lịch
một cách tích cực nhắm đến lợi ích chung, phát triển du lịch cộng đồng giúp người
dân nâng cao đời sống, nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, tài nguyên du
lịch, tạo được môi trường du lịch hấp dẫn du khách. Th.x Điện Bàn được mọi
người biết đến qua các kênh thông tin như truyền hình, báo, tạp chí , sách...là
nơi có không khí trong lành, có nhiều cảnh đẹp, hoang sơ nhưng ít ai tìm hiểu về
người dân địa phương làm du lịch như thế nào và tác động của du lịch tới đời
sống của họ ra sao. Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài “Du lịch văn hoá tại thị
xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp với mong
muốn bằng kiến thức đã học cũng như tình yêu với quê hương sẽ góp phần nhỏ
bé của mình vào sự phát triển ngành du lịch của quê nhà.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những năm qua, du lịch là một trong những chủ đề nghiên cứu nhận
được sự quan tâm của nhiều học giả trong và ngoài nước. Trong đó, loại hình du
lịch văn hóa cũng được nhiều công trình nghiên cứu quan tâm đề cập. Có thể kể
đến, giáo trình “Du lịch văn hóa những vấn đề lý luận và nghiệp vụ” do PGS.TS
Trần Thúy Anh chủ biên (NXB Giáo dục, 2014), đây là nguồn tài liệu cung cấp
những vấn đề lý luận quan trọng và thực tiễn được đúc rút từ kinh nghiệm của
hoạt động văn hóa. Tài liệu này giúp tác giả luận văn có cách nhìn từ góc độ du
lịch văn hóa để tiếp cận hướng nghiên cứu của mình.
6
GS Trần Quốc Vượng trong giáo trình “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, NXB
Giáo dục, 2009 cũng cung cấp cách nhìn tổng quát về văn hóa Việt Nam, địa bàn
khu trú các bản sắc văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, từng địa phương cụ thể
để tác giả bổ sung cũng như có những lý giải cụ thể về các vấn đề trong khoá luận
của mình.
TS Nguyễn Văn Bốn – Trường ĐH Khánh Hòa trong bài viết: “Phát triển
du lịch văn hóa thành ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam” đã nêu bật được
những vấn đề lý luận, thực tiễn cũng như triển vọng của du lịch văn hóa tại Việt
Nam. Tác giả Anh Vũ trong bài viết: “Xây dựng thương hiệu quốc gia về du lịch
văn hóa” đăng trên Báo Văn hóa ngày 11.11.2019 cũng khẳng định tương lai đầy
hứa hẹn của du lịch văn hóa tại Việt Nam.
Với tỉnh Quảng Nam nói chung và Điện Bàn nói chung, du lịch văn hóa
được xác định là loại hình du lịch có thế mạnh và đầy tiềm năng trong khai thác
phát triển du lịch trong tương lai. Đây cũng là vấn đề nghiên cứu nhận được sự
quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu cũng như lãnh đạo của địa phương.
Các phòng ban của Thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam như phòng kinh tế,
phòng văn hoá thông tin,… đã cung cấp một cách tổng hợp, khái quát về vị trí địa
lý – lịch sử, kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hội của Thị xã Điện Bàn. Tài liệu
này mang đến cái nhìn khái quát về đối tượng nghiên cứu.
Một số luận văn thạc sĩ du lịch có nghiên cứu về một số tiềm năng, thế
mạnh và thực trạng cụ thể của từng loại hình du lịch cụ thể, điểm du lịch cụ thể
tại Điện Bàn như: Đề tài nghiên cứu “Phát triển các loại hình du lịch ở Thanh
Chiêm thị xã Điện Bàn” của Trung tâm tư vấn nghiên cứu du lịch. Đề tài này đã
mang lại cho tác giả một cách tổng quát về cái loại hình du lịch ở Điện Phương
mà trong đó có loại hình du lịch văn hóa về dinh trấn Thanh Chiêm để tham khảo
cho bài viết của mình.
Luận văn thạc sĩ “Làng nghề truyền thống- làng đúc đồng Phước Kiều”
của tác giả Hiền Phụng giúp tác giả có cái nhìn toàn diện về hoạt động, quá trình
đúc đồng và sản phẩm du lịch văn hóa tại Thị xã Điện Bàn hay luận văn “Văn
hóa ẩm thực Quảng Nam qua mì quảng” của tác giả Mạc Thị Mận là tài liệu giúp
tác giả có cái nhìn khái quát về sản phẩm du lịch văn hóa ẩm thực trên địa bàn
Thị xã Điện Bàn, qua đó là nguồn tài liệu tham khảo quý báu cho phần viết về
sản phẩm du lịch văn hóa ẩm thực của đề tài. Luận văn “ Phát triển du lịch làng
7
nghề tại làng Đông Khương, xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam”
của tác giả Nguyễn Minh Hiếu là tài liệu tham khảo hữu ích về sản phẩm du lịch
văn hóa tại làng nghề ở thị xã Điện Bàn.
Qua các công trình nghiên cứu trên cho thấy, nghiên cứu về từng thành tố
du lịch Điện Bàn không phải là đề tài mới, nhưng nghiên cứu tổng thể về hoạt
động du lịch văn hóa ở Thị xã Điện Bàn là đề tài hoàn toàn mới và cần thiết. Hiện
nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng quát về Hoạt động du lịch
văn hóa ở Thị xã Điện Bàn được công bố. Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu
của các tác giả đi trước, chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Du lịch văn hóa tại
thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” để nghiên cứu trong nội dung khóa luận tốt
nghiệp đại học của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu vấn đề
Đề tài tập trung khảo sát, nghiên cứu hệ thống tài nguyên du lịch văn hóa
tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam; đặt trong tổng thể tài nguyên du lịch của
thị xã Điện Bàn nói riêng và toàn tỉnh Quảng Nam. Từ đó, có cái nhìn chân thực,
khách quan về tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển loại hình du lịch văn
hóa tại Điện Bàn, Quảng Nam.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là loại hình du lịch văn hóa tại thị
xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Đề tài tập trung làm rõ tiềm năng, thực trạng và
giải pháp phát triển loại hình du lịch này tại địa bàn thị xã Điện Bàn, Quảng Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: đề tài tập trung khảo sát hệ thống tài nguyên du lịch văn
hóa tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
- Về thời gian: Phạm vi thời gian của đề tài nghiên cứu về du lịch văn hóa
tại Điện Bàn trong khoảng thời gian 05 năm trở lại đây (2016-2021)
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Để hoàn thành tốt đề tài này, tác giả đã tiếp cận nhiều nguồn tư liệu,tài liệu
khác nhau và kể cả các trang web điện tử. Ngoài ra còn thông qua các sách báo,
những bài viết liên quan đến du lịch văn hoá, các phương tiện truyền thông,
internet.
8
Tư liệu thành văn: Sách chuyên ngành, các công trình nghiên cứu, các bài
viết trong các sách, báo, tạp chí, các văn bản ban hành liên quan đến du lịch trên
sông
Tư liệu điền dã: Đây là nguồn tư liệu quan trọng góp phần rất lớn vào sự
thành công của đề tài. Nguồn tư liệu được thu thập qua quá trình gặp gỡ sở ban
ngành, lãnh đạo địa phương... Thông qua việc tiếp xúc thực tế, tác giải có được
cái nhìn chính xác, sâu sắc hơn về các vấn đề liên quan đến đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp khảo sát thực tế
Đây được xem là phương pháp chủ đạo trong quá trình nghiên cứu của đề
tài. Bởi thông qua đề tài này, các số liệu, thông tin thu thập được có phần chính
xác hơn, thuyết phục hơn. Đồng thời, có thể kiểm tra lại tính xác thực của tài liệu
đã nghiên cứu.
5.2.2. Phương pháp thu thập, điều tra và xử lí số liệu
Để hoàn thành đề tài này thì tất yếu phải cần đến nhiều nguồn tư liệu từ các
ban ngành có liên quan. Do đó phải thu thập, tổng hợp, lựa chọn nguồn tư liệu
phù hợp nhất cần cho nội dung nghiên cứu. Trên cơ sở đó cần tiến hành phân tích
để tìm ra tính toàn vẹn, phát hiện mối quan hệ giữa các vấn đề liên quan đến nội
dung đề tài.
Bên cạnh đó, các số liệu, tư liệu thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau và mức
độ dài ngắn cũng không giống nhau. Vì thế các tư liệu cần được thống kê,xử lý
có khoa học để phục vụ hiệu quả nhất cho quá trình nghiên cứu.
6. Đóng góp của đề tài
6.1. Về mặt khoa học
Đề tài cung cấp một tài liệu nghiên cứu có hệ thống về du lịch văn hóa tại
Điện Bàn với góc nhìn từ tiềm năng đến thực trạng và giải pháp. Đề tài góp phần
giúp lãnh đạo, chính quyền địa phương nhìn nhận đúng đắn tầm quan trọng của
du lịch văn hóa và có những chính sách phù hợp nhằm đẩy mạnh phát triển loại
hình du lịch này tại Điện Bàn.
6.2. Về mặt thực tiễn
Khóa luận có thể cung cấp nguồn tài liệu cho các công ty, các đơn vị
kinh doanh du lịch lữ hành bổ sung vào các chương trình du lịch dựa vào văn
hoá – lịch sử để làm phong phú thêm hoạt động du lịch ở địa phương. Khóa luận