Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dự báo sự phát triển của công nghệ sinh học trong những thập niên đầu thế kỷ XXI
PREMIUM
Số trang
62
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1591

Dự báo sự phát triển của công nghệ sinh học trong những thập niên đầu thế kỷ XXI

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

Dự báo sự phát triển của công

nghệ sinh học trong những thập

niên đầu thế kỷ XXI

2

Lời nói đầu

Từ thập niên 90 của thế kỷ trước, nắm bắt được xu thế phát triển của thế giới, Đảng

và Nhà nước ta đã xác định công nghệ sinh học (CNSH) là một trong 4 lĩnh vực công

nghệ cao cần được ưu tiên phát triển. Song song với việc đào tạo nguồn nhân lực, hình

thành đội ngũ cán bộ CNSH gồm hơn 2000 người, việc xây dựng các phòng thí

nghiệm cũng được quan tâm đầu tư. Tuy nhiên, nhìn toàn cục thì CNSH hiện nay của

Việt Nam vẫn đang ở tình trạng lạc hậu so với nhiều nước trong khu vực và trên thế

giới. Để khắc phục tình trạng này, Chỉ thị 50-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương

Đảng ban hành ngày 04/3/2005 đã xác định các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể và giải pháp

mạnh, nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản trong nhận thức và hành động, đưa CNSH

nước ta phát triển theo xu hướng dự báo của thế giới: “Thế kỷ XXI-Thế kỷ của CNSH”.

Tiếp đó, ngày 22/7/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 188/2005/QĐ-TTg

về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 50-

CT/TW ngày 04 tháng 3 năm 2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Theo đó mục

tiêu của Chương trình đến năm 2010 là sẽ tạo ra, tiếp nhận và làm chủ được các CNSH

chủ yếu; triển khai ứng dụng mạnh mẽ, rộng khắp và có hiệu quả các công nghệ này

vào lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, y-tế, công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường và

an ninh, quốc phòng; Đến năm 2020 sẽ cung cấp đủ nguồn nhân lực khoa học và công

nghệ (KH&CN) có trình độ cao và chất lượng tốt, đủ năng lực sáng tạo và làm chủ các

công nghệ trong lĩnh vực CNSH phục vụ đắc lực cho việc phát triển kinh tế, xã hội và

bảo vệ môi trường; Xây dựng được một số trung tâm nghiên cứu khoa học và phát

triển công nghệ tiên tiến và hiện đại về CNSH đạt tiêu chuẩn quốc tế; Hình thành và

phát triển ngành CNSH có đủ năng lực sản xuất các sản phẩm chủ lực, thiết yếu của

nền kinh tế quốc dân.

Để thực hiện tốt Chương trình, Chính phủ đã giao cho Bộ KH&CN làm cơ quan đầu

mối của Chính phủ, có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức thực hiện Chương

trình; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện các nội dung

của Chương trình hành động của Chính phủ tại các Bộ, ngành và địa phương có liên

quan. Ngày 30/9/2005, Bộ KH&CN đã phối hợp với Ban Khoa giáo Trung ương tổ

chức Hội nghị quán triệt Chỉ thị số 50-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và

triển khai Chương trình hành động của Chính phủ.

Nhằm cung cấp thêm thông tin và tầm nhìn tổng quát về những xu hướng phát triển

chủ yếu của CNSH trong những năm sắp tới, Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia

biên soạn và giới thiệu Tổng quan “Dự báo sự phát triển của công nghệ sinh học trong

những thập niên đầu thế kỷ XXI”.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gi

3

Phần I

Thế kỷ XXI: Kỷ nguyên của sinh học và xã hội sinh học

1.1. Sự hình thành và phát triển của xã hội thông tin

Theo nhiều chuyên gia, thông qua những thuật ngữ và khái niệm khác nhau, thì sự

phát triển xã hội ở các nước công nghiệp tiên tiến đã dẫn tới hình thái XHTT, trong đó

động lực chủ chốt là sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT￾TT), việc sử dụng gia tăng nhanh chóng của các thiết bị mới và sự tăng trưởng của lĩnh

vực dịch vụ đặc thù. Theo Castells1

, điểm bước ngoặt công nghệ quan trọng tạo nên xu

hướng này là sự phát minh ra các vi chip vào đầu thập kỷ 70. Kể từ đó, cốt lõi của

XHTT đã được hình thành, bao gồm các công nghệ xử lý thông tin và truyền thông.

Thông tin và tri thức đã trở thành nhân tố then chốt, có vai trò vừa là các nhân tố sản

xuất, vừa là các sản phẩm. Do vậy, không chỉ vai trò của thông tin thuần tuý, mà là

khả năng tự tích luỹ, năng suất và sức sáng tạo của nó mới là những phương diện công

nghệ trọng yếu của XHTT.

Động lực của XHTT chủ yếu dựa vào công nghệ với vai trò là một yếu tố vật chất.

Ví dụ, sự phát triển này đã nhấn mạnh đến năng lực gia tăng của các máy tính và sự

kết nối mạng lưới ngày càng hiệu quả hơn. Mannermaa2

, một chuyên gia CNSH Phần

Lan, lập luận rằng hình thái XHTT bao gồm cả hình thái Xã hội Nông nghiệp lẫn hình

thái Xã hội Công nghiệp. Tuy nhiên, XHTT phức tạp hơn, do nó có thêm nhiều đặc

điểm mới nổi bật, chẳng hạn như sự gia tăng của các hình thức và toàn bộ khối lượng

thông tin và sự gia tăng mức độ liên kết lẫn nhau về xã hội/kỹ thuật. Theo lập luận

này, có thể nhận định rằng XHTT sẽ phức tạp hơn các xã hội trước đây do có những

đặc điểm mới đang nổi lên.

Sự phát triển công nghệ đã làm thay đổi quan niệm xã hội, đề cao vai trò hàng đầu

của việc ứng dụng tri thức/thông tin và truyền thông. ở những quốc gia đi tiên phong

trong XHTT, chẳng hạn như Mỹ và các nước Bắc Âu, việc ứng dụng tri thức và thông

tin đã gia tăng tầm quan trọng, trở thành động lực chủ yếu của sự phát triển công nghệ.

Điều này phản ánh các nhu cầu đang thay đổi của người tiêu dùng. Ví dụ, việc chọn

mua điện thoại di động ngày càng phụ thuộc vào những dịch vụ mà nó cung cấp, chứ

không thuần tuý là phần cứng. Ngoài ra, những quan niệm về tối đa hoá mức độ cơ

động/bất động và tính kết nối vạn năng (Universal) cũng sẽ có những tác động quan

trọng tới tương lai của CNTT-TT.

1.2. Buổi bình minh của Xã hội Sinh học (Biosociety)

Bước vào thế kỷ XXI, sự phát triển của CNSH đã tạo xúc tác cho những nỗ lực kinh

tế và khoa học to lớn. Do vậy, có cơ sở để nhận định rằng CNSH sẽ là phương diện

công nghệ nền tảng của làn sóng xã hội mới. Làn sóng xã hội này dựa vào những tác

động xã hội của các khoa học sinh học, bao gồm CNSH, kỹ thuật di truyền, các khoa

học về sự sống, sản xuất lương thực/thực phẩm, sản xuất công nghiệp, theo dõi môi

trường. Mannermaa mệnh danh cho làn sóng xã hội mới đang nổi lên này là “Xã hội

1 M. Castells, The Rise of the Network Society, 1996

2 Mannermaa, Biosociety and Human Being- Life after Information Society, 2003

4

Sinh học” (XHSH) và khẳng định rằng hình thái xã hội mới này còn phức tạp hơn so

với các hình thái xã hội trước đây.

Xã hội Nông nghiệp đặt nền tảng trên công nghệ nông nghiệp. Công nghệ này có

mục đích thoả mãn các nhu cầu cơ bản (ăn, mặc, nhà ở…). Làn sóng tiếp theo, Xã hội

Công nghiệp, đã phát triển và sử dụng công nghệ sản xuất hàng loạt. Điều này cho

thấy rằng ở hình thái xã hội này, không chỉ các nhu cầu cơ bản được thoả mãn, mà cả

các nhu cầu tinh thần. Xã hội Thông tin được mệnh danh như vậy là do thiên hướng

công nghệ chuyển sang CNTT-TT. ở XHTT, sự chú trọng đã đặt vào các nhu cầu tinh

thần, bao gồm truyền thông, văn hoá, học tập và giải trí.

Tiến tới XHSH, sự chú trọng chủ yếu cũng đặt vào các nhu cầu phi vật thể, nhưng

cơ sở công nghệ và năng lực công nghệ sẽ thay đổi. Thao tác và bắt chước các quá

trình sinh học sẽ là những nền tảng của XHSH. Theo Schwartz3

, triết lý cơ bản của

CNSH như được trích dẫn ở dưới đây, chính là nhân tố đã dẫn tới sự thay đổi:

“CNSH là gì? Đó là công nghệ do con người sáng tạo ra nhằm bắt chước và nâng

cao các quá trình sinh học mà thiên nhiên đã hoàn thiện qua hàng triệu năm tiến hoá.

Thiên nhiên đã tiến hoá những hệ thống cực kỳ phức tạp và hoàn mỹ mà cho đến nay

vẫn vượt xa mọi thứ mà con người đã tạo ra và chúng ta mới chỉ bắt đầu học cách làm

theo chúng càng nhanh càng tốt”.

Cùng với CNTT hiện nay, sự phát triển này sẽ đem lại những cơ hội to lớn cho

nghiên cứu y học, cũng như khả năng thao tác những yếu tố cốt lõi của bản thân sự

sống. Fukuyama và Stock lập luận rằng sẽ có nhiều cơ hội mở ra thông qua nghiên cứu

cơ bản do những động lực chung của các nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu CNSH.

Quả thực, hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) trong lĩnh vực CNSH đang được

thực hiện rất mạnh mẽ ở các xã hội phát triển.

1.3. Sau XHSH sẽ là Xã hội Tổng hợp (Fusion Society)?

Trong bối cảnh của lý thuyết làn sóng xã hội, có thể vạch ra được những triển vọng

xã hội dài hạn, nhưng để mô tả đặc trưng của các làn sóng xã hội một cách rõ ràng và

dứt khoát là một việc rất khó, thậm chí là không thể. Tuy nhiên, ta vẫn có khả năng

vạch ra một cái gì đó quan trọng, có vẻ có lý trong những làn sóng xã hội đang tiến

đến. Đoạn trích dẫn sau đây trong quá trình phỏng vấn các chuyên gia minh hoạ cho

điều đó: “Tôi cho rằng XHSH là một phương án của XHTT. Nó đang làm say đắm

lòng người theo nghĩa nó sẽ động chạm đến tất cả mọi người trong số chúng ta. Nó

cũng giống như quá trình biến đổi từ máy bay cánh quạt lên máy bay phản lực. Cũng

vẫn cùng một công nghệ đó, nhưng nó trở nên hiệu quả hơn. Công nghệ nano (CNNN)

cũng sẽ được kết hợp vào XHSH”. Đoạn trích dẫn ở trên chỉ ra phương hướng của

tương lai công nghệ, đó là sự kết hợp các công nghệ khác nhau. Fumio Kodama4

đã

lập luận rằng các doanh nghiệp có thể ứng dụng 2 cách tiếp cận R&D công nghệ: Cách

tiếp cận đột phá và cách tiếp cận kết hợp công nghệ: cách tiếp cận thứ nhất dựa trên ý

tưởng là những thế hệ công nghệ mới sẽ thay thế những thế hệ cũ. Tuy nhiên, cách tiếp

3 P. Schwartz, The long boom. A vision for the coming age, 1999

4 F.Kodama, Tech Fusion, Harvard Business Review, 7-8/1992

5

cận thứ hai dựa vào những tổ hợp mới đối với những công nghệ hiện có. Theo

Kodama, sự kết hợp công nghệ là cách lai ghép mang tính bổ sung và phi tuyến đối

với các công nghệ tách biệt trước đây.

Phản ánh sự phát triển của các công nghệ, CNSH và CNNN cũng gia tăng tầm quan

trọng cùng với CNTT-TT. Ngoài ra, còn bao gồm cả sự kết hợp sáng tạo khác nhau

giữa các công nghệ hiện có. Chỉ cần nêu ra một ví dụ, Tạp chí Technology Review của

Viện Công nghệ Machasmiset - MIT (Mỹ) số tháng 2/2003 đã nêu ra 10 công nghệ

đang nổi sẽ làm thay đổi thế giới, trong đó có một số là sự kết hợp của các công nghệ,

chẳng hạn như mạng cảm biến vô tuyến, công nghệ tạo mô không cần tiêm, pin mặt

trời nano, cơ điện tử, tính toán mạng, chụp ảnh phân tử, in lito nano, bảo hiểm phần

mềm, glycomics và mật mã lượng tử. Cách tiếp cận của MIT Technology Review đã

gợi ý về tương lai của công nghệ. Dựa trên cơ sở như vậy, có thể không quá hàm hồ

nếu đưa ra giả định rằng làn sóng xã hội tiếp tới hiện đã ở trong giai đoạn “thai

nghén”. Sau khi nghiên cứu sâu về quan điểm kết hợp công nghệ, Mannermaa đưa ra

giả định về hình thái xã hội sẽ nổi lên sau XHSH, đó là “Xã hội Tổng hợp”. ở hình thái

xã hội này, các công nghệ đặc thù hội tụ lại với nhau thành những công nghệ tổng thể,

mang tính hệ thống, trong đó có sự hoà trộn và kết hợp các loại hình và ranh giới của

các công nghệ tách biệt trước đây. Xã hội Tổng hợp sẽ có những đặc trưng chính đã

từng gắn liền với những làn sóng công nghệ trước đó như XHSH, XHTT và Xã hội

Công nghiệp, nhưng đặc trưng rõ rệt nhất của nó là sự kết hợp các mối tương tác phức

tạp giữa công nghệ, môi trường, kinh tế và xã hội với nhau. Tuy nhiên, còn phải cần

đến rất nhiều công trình nghiên cứu công phu nữa mới có thể vạch chi tiết hơn về nội

dung của làn sóng xã hội này (hình vẽ).

6

Toàn cầu

hóa

GDP

Tính phức

tạp

Tốc độ thay

®æi

Kỷ nguyên

nông nghiệp

6000-7000

năm

Kỷ nguyên

Công nghiệp

250 năm

Kỷ nguyên

Thông tin 50

năm

Kỷ nguyên

Sinh học 25

năm

Kỷ nguyên Tổng

hợp

Hình vẽ: Sự tiến triển của các hình thái xã hội

(chú thích: BCE - Trước công nguyên)

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!