Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dự báo quy mô phát triển giáo dục mầm non huyện sơn hà tỉnh quảng ngãi đến năm 2020.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐẶNG NGỌC DŨNG
DỰ BÁO QUY MÔ PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC MẦM NON HUYỆN SƠN HÀ
TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2020
Chuyên ngành : Quản lý giáo dục
Mã số : 60.14.01.14
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Đà Nẵng - Năm 2015
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: : TS. TRẦN XUÂN BÁCH
Phản biện 1: PGS.TS. PHÙNG ĐÌNH MẪN
Phản biện 2: PGS.TS. LÊ QUANG SƠN
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Quản lý giáo dục họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 30
tháng 1 năm 2015
Có thể tìm hiểu luận văn tại
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng
chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế,
trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo
viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt. Xác định: "Giáo
dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây
dựng nền văn hóa và con người Việt Nam".
Thực hiện Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của
Thủ tướng Chính phủ về xây dựng chiến lược phát triển giáo dục giai
đoạn 2011-2020, tất cả các cấp từ Trung ương đến địa phương đều
xây dựng chiến lược nhằm cụ thể hóa Quyết định trên cho phù hợp
với tình hình thực tế của mình. Từ đó xây dựng quy hoạch phát triển
giáo dục và đào tạo của địa phương là một trong những nội dung
quan trọng và cần thiết.
Nhiệm vụ xây dựng dự báo, kế hoạch phát triển là một chức
năng cơ bản của quản lý giáo dục. Đã có nhiều tác giả nghiên cứu
toàn diện, sâu sắc vấn đề này. Một số công trình nghiên cứu đã góp
phần quan trọng về mặt phương pháp luận, giúp các nhà khoa học,
các nhà quản lý có được cái nhìn tổng thể và hệ thống hơn về dự báo
phát triển giáo dục, về các nội dung bên trong của sự phát triển giáo
dục. Tuy nhiên, dự báo giáo dục lại phụ thuộc nhiều vào đặc điểm địa
lý, đặc điểm dân cư, đặc điểm KT-XH… ở mỗi vùng, mỗi tỉnh.
Từ trước đến nay huyện Sơn Hà chưa có cá nhân hay tổ chức
nào xây dựng một dự báo phát triển giáo dục - đào tạo hoàn chỉnh.
Do vậy, chưa có một tầm nhìn tổng thể, dài hạn, mang tính cụ thể hóa
chiến lược phát triển giáo dục của huyện. Trong những năm gần đây,
2
quy mô giáo mầm non của huyện Sơn Hà phát triển đột biến, vượt xa
các điều kiện cân đối kế hoạch, đã làm nảy sinh nhiều khó khăn, tạo
nên sự lúng túng, bị động trong công tác quản lí. Nếu có dự báo phát
triển giáo dục dài hạn, được nghiên cứu xây dựng trên cơ sở khoa
học và thực tiễn, sát với tình hình phát triển KT-XH của địa phương
sẽ góp phần chủ động hơn trong hoạt động quản lý giáo dục.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề
tài “Dự báo quy mô phát triển giáo dục mầm non huyện Sơn Hà
tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao
học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận dự báo và thực trạng phát triển
giáo dục mầm non huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, xác định qui mô
phát triển giáo dục mầm non của huyện đến năm 2020 nhằm góp
phần tạo cơ sở khoa học cho việc qui hoạch, định hướng phát triển
GD&ĐT tại địa phương.
3. Khách thể nghiên cứu
Giáo dục mầm non huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
4.2. Phạm vi nghiên cứu
5. Giả thuyết khoa học
Xây dựng dự báo quy mô phát triển toàn diện cho GD mầm
non một cách khoa học, đánh giá đúng thực trạng phát triển của
huyện sẽ có được cái nhìn tổng thể, lâu dài về quy mô, đồng bộ về cơ
cấu và đảm bảo chất lượng của hệ thống giáo dục nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện, phát triển nguồn nhân lực nội tại, đáp
ứng được nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương.
3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu về hệ thống cơ sở lý luận của dự báo phát
triển GD&ĐT nói chung và giáo dục mầm non nói riêng.
6.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quy mô GD mầm
non huyện Sơn Hà trong 5 năm qua (2009 - 2013), phân tích mặt
mạnh, mặt yếu và những nguyên nhân của thực trạng.
6.3. Xây dựng dự báo quy mô phát triển giáo dục mầm non
huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020. Đề xuất những biện
pháp thực hiện kết quả dự báo.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.3. Nhóm các phương pháp thống kê toán học, xử lý kết quả
7.4. Phương pháp điều tra kiểm chứng nhận thức
8. Cấu trúc luận văn
Luận văn được chia làm ba phần: Mở đầu; Nội dung nghiên
cứu (gồm 3 chương); Kết luận và khuyến nghị. Ngoài phần chính,
Luận văn còn có danh mục tài liệu tham khảo, các biểu bảng, sơ đồ
và phần phụ lục.
4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ BÁO QUY MÔ PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC MẦM NON
1.1. LỊCH SỬ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ DỰ BÁO PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC
Giáo dục học là một khoa học có một quá trình phức tạp đầy
mâu thuẫn, với một lịch sử gồm nhiều thế kỷ trong đó những yếu tố
dự báo phát triển giáo dục phát triển từ rất sớm. Từ thời Hy Lạp và
La Mã cổ đại đã xuất hiện các văn tập giáo dục học của các tác gia
như: Platon, Aristole, Quinilen. Đến thời kỳ Phục hưng, tiếp tục xuất
hiện các tác phẩm của các tác gia như: Vittorion da Feltro,
Campanella, Tommado... chứa đựng nhiều phán đoán và kết luận
mang tính dự báo giáo dục.
Ở Trung Quốc, có một học giả đương đại nổi tiếng về học
thuyết giáo dục sớm, đó là GS. Phùng Đức Toàn với công trình
nghiên cứu khoa học “Phương án 0 tuổi” năm 1991.
Ở Việt Nam đ ã có một số tác giả nghiên cứu về dự báo GD
và các vấn đề liên quan đến dự báo GD, đáng chú ý nhất là công
trình nghiên cứu của tác giả Đỗ Văn Chấn về dự báo nhu cầu cán
bộ chuyên môn Việt Nam đến năm 2000 (Viện nghiên cứu đại học
và trung học chuyên nghiệp năm 1984). Tác giả Hà Thế Ngữ về “Dự
báo giáo dục vấn đề và xu hướng”.
Cũng có nhiều luận Thạc sĩ Giáo dục học nghiên cứu về nội
dung này, như: “Dự báo nhu cầu giáo viên trung học phổ thông tỉnh
Trà Vinh đến năm 2010” của Lê Tiến Dũng, Hà Nội 2006; “Dự báo
nhu cầu giáo viên THPT tỉnh Nghệ An đến năm 2010” của Ngô Minh
Thanh, Vinh 2004; “Dự báo qui mô phát triển đội ngũ giáo viên
5
THPT tỉnh Đắk Nông đến năm 2020” của Nguyễn Văn Toàn, Huế
2010…
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Dự báo
Dự báo là sự tiên đoán có căn cứ khoa học, mang tính chất xác
suất về mức độ, nội dung, các mối quan hệ, trạng thái, xu hướng phát
triển của đối tượng nghiên cứu hoặc về cách thức và thời hạn đạt
được các mục tiêu nhất định đã đề ra trong tương lai.
1.2.2. Dự báo qui mô phát triển giáo dục và đào tạo
1.2.3. Dự báo phát triển giáo dục mầm non
1.3. GIÁO DỤC MẦM NON TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC
QUỐC DÂN
1.3.1. Vị trí giáo dục mầm non
1.3.2. Nhiệm vụ giáo dục mầm non
1.3.3. Đặc điểm giáo dục mầm non
1.3.4. Vai trò giáo dục mầm non
1.4. MÔ HÌNH LÝ THUYẾT CỦA MỘT BẢN DỰ BÁO PHÁT
TRIỂN GIÁO DỤC
1.4.1. Đặc điểm tự nhiên, KT-XH có tác động đến GD
1.4.2. Thực trạng giáo dục
1.4.3. Phƣơng hƣớng phát triển trong thời kỳ dự báo
1.5. CƠ SỞ XÂY DỰNG DỰ BÁO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
MẦM NON
1.5.1. Phƣơng pháp luận xây dựng dự báo phát triển GD
PP dự báo là tập hợp các thao tác và thủ pháp tư duy, cho
phép trên cơ sở phân tích các dữ kiện quá khứ và hiện tại các mối
quan hệ bên trong và bên ngoài của đối tượng dự báo cũng như việc
đo lường các dữ kiện, các mối quan hệ đó trong khuôn khổ của hiện
6
tượng hoặc quá trình đang xét để đo đếm những phán đoán có độ
tin cậy nhất định về tương lai của đối tượng dự báo.
a. Phương pháp chuyên gia
b. Phương pháp sơ đồ luồng
c. Phương pháp dựa theo chỉ số phát triển kinh tế - xã hội
d. Các phương pháp ngoại suy (ngoại suy xu thế)
e. Phương pháp tương quan
1.5.2. Các cách tiếp cận cơ bản trong dự báo
a. Tiếp cận dự báo nghiên cứu (Tiếp cận thăm dò-khảo sát)
b. Tiếp cận phức hợp
c. Tiếp cận lịch sử
d. Tiếp cận cấu trúc hệ thống
1.5.3. Các công thức tính toán sử dụng khi xây dựng dự
báo phát triển giáo dục
a. Tốc độ phát triển định gốc
b. Tốc độ phát triển liên hoàn
c. Tốc độ phát triển bình quân
d. Tỉ lệ nhập học của một cấp, bậc học
e. Tỉ lệ đi học của một cấp, bậc học
f. Tỉ lệ chuyển cấp cuối năm
g. Tỉ lệ đi học đúng độ tuổi của cấp, bậc học
h. Tỉ lệ học sinh lên lớp, lưu ban, bỏ học
k. Quy tương đối trị giá đồng tiền đầu tư cho GD theo tỉ lệ
trượt giá hàng năm về một thời điểm để so sánh
1.6. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN DỰ BÁO PHÁT
TRIỂN GD MẦM NON
1.6.1. Điều kiện tự nhiên
1.6.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phƣơng
7
1.6.3. Chính sách đầu tƣ và quản lý của Nhà nƣớc
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Những khái niệm chính, những định hướng cơ bản nghiên cứu
trên cho thấy muốn dự báo qui mô phát triển giáo dục mầm non,
người làm công tác dự báo phải nắm vững cơ sở lý luận và thực tiễn
có liên quan đến việc dự báo phát triển giáo dục bậc mầm non. Từ đó
chúng ta xây dựng hệ thống các phương pháp dự báo số lượng học
sinh và dự báo các nhu cầu để phát triển giáo dục và những công cụ
cần thiết để làm cơ sở vững chắc phục vụ cho nội dung cần nghiên
cứu ở các chương tiếp theo của Luận văn này.
8
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON
HUYỆN SƠN HÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI
GIAI ĐOẠN 2009-2013
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, DÂN SỐ VÀ KT-XH HUYỆN SƠN
HÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI
2.2. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT
2.3. TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
2.3.1. Tình hình chung về giáo dục - đào tạo
2.3.2. Mạng lƣới trƣờng lớp
2.3.3. Đội ngũ giáo viên
2.3.4. Chất lƣợng giáo dục và đào tạo
2.3.5. Cơ sở vật chất
2.4. THỰC TRẠNG GD MẦM NON HUYỆN SƠN HÀ GIAI
ĐOẠN 2009 - 2013
2.4.1. Tình hình chung về giáo dục mầm non
Năm học 2013-2014, toàn huyện có 16 trường trong đó có 05
trường Mầm non, 11 trường Mẫu giáo. Số trẻ: 4148 cháu.
Đánh giá chất lượng giáo dục, chăm sóc trẻ: Trẻ suy dinh
dưõng ở thể nhẹ cân là 349/4148 HS, chiếm tỷ lệ 8,4%. Trẻ suy dinh
dưỡng ở thể thấp còi là 555/4148 HS, chiếm tỷ lệ 13,4%.
2.4.2. Mạng lƣới trƣờng, lớp mầm non
Mạng lưới trường lớp bậc mầm non được xây dựng phủ
khắp toàn huyện, ít nhất mỗi xã đều có 01 trường, có xã có 02
trường, tính đến đầu năm học 2014 – 2015 toàn huyện có 16
trường với 4148 cháu.
2.4.3. Quy mô giáo dục mầm non
9
Nhóm trẻ trong trường mầm non 56; nhóm trẻ gia đình 14, với
số tổng trẻ là 1.094 cháu, đạt tỷ lệ 26,4% so với số trẻ trong độ tuổi.
Mẫu giáo: 3.054 trẻ, đạt tỷ lệ 75,6% so với số trẻ trong
độ tuổi.
Riêng trẻ 5 tuổi ra lớp 1.538 cháu, đạt tỷ lệ 98,2% so với số
trẻ trong độ tuổi.
2.4.4. Chất lƣợng chăm sóc- giáo dục trẻ
Năm học 2013 – 2014 có: 890 cháu tuổi nhà trẻ ăn tại trường
đạt tỷ lệ 100%; 562 cháu tuổi mẫu giáo ăn tại trường đạt tỷ lệ 13%.
2.4.5. Cơ sở vật chất
Hiện nay tổng số phòng học là 161 phòng, bình quân 1
lớp/phòng học (kể cả phòng học phục vụ trẻ bán trú, phòng chức
năng...). Trong đó: kiên cố 98 phòng, bán kiên cố 35 phòng, tạm thời
21 phòng; 07 phòng học mượn, không phải của mầm non; 05 phòng
chức năng; 05 trường chưa đảm bảo trang thiết bị.
2.4.6. Thực trạng công tác quản lý giáo dục mầm non
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo đủ về
số lượng, nâng dần về chất lượng, đáp ứng được yêu cầu phát triển sự
nghiệp Giáo dục và Đào tạo của huyện nhà.
Tổng số: 38, trong đó: TC: 1, CĐ: 25, ĐH: 12
2.4.7. Thực trạng công tác xã hội hóa GD mầm non
Có 14/14 xã trong huyện có Hội khuyến học hoạt động rất
tích cực và 3 điểm Trung tâm học tập cộng đồng hoạt động có hiệu
quả. Vận động nhân dân hiến đất xây dựng trường học, nhà công vụ
cho giáo viên. Các tổ chức, cá nhân ủng hộ gần 2 tỷ đồng xây dựng
phòng học, mua sách vở, quần áo, đồ dùng học tập và tặng học bổng
cho HS, SV nghèo hiếu học. Công tác XHHGD đã góp phần hạn chế
HS bỏ học, huy động các nguồn lực xây dựng hệ thống trường lớp
10
ngày một khang trang hơn, trong năm học 2013 – 2014 đã xây mới
18 phòng học đưa vào sử dụng và tu sửa 74 phòng học.
2.4.8. Thực trạng về quy mô đội ngũ giáo viên mầm non
a. Thực trạng cơ cấu đội ngũ giáo viên xét theo độ tuổi và
thành phần
Độ tuổi giáo viên mầm non huyện Sơn Hà khá trẻ: Dưới 30
tuổi chiếm 51%, từ 30 đến 44 tuổi chiếm 35,2%, từ 45 trở lên chiếm
12,8%.
Tỷ lệ giáo viên dân tộc năm học 2009 - 2010 là 17.26 %, tỷ lệ
đảng viên là 25%, tỷ lệ đảng viên là dân tộc Hrê là 9.52%. Đến năm
học 2013-2014 là 18.18%, tỷ lệ đảng viên là 29.79%, tỷ lệ đảng viên
là dân tộc Hrê là 13.55%. Như vậy, các tỷ lệ này đều tăng đều qua 5
năm từ 2009 đến 2013.
b. Thực trạng đội ngũ GV xét theo trình độ chuyên môn
Tổng số 198 giáo viên, trong đó: TC: 124 (62%), CĐ: 51 (26),
ĐH: 23 (12%)
c. Thực trạng về chính trị, nhận thức về phẩm chất đạo đức,
kiến thức, kỹ năng sư phạm của giáo viên mầm non
2.4.9. Về kinh phí dành cho giáo dục và đào tạo
Chế độ của cán bộ, giáo viên nói chung cũng được đãi ngộ, thu
hút từ Nghị định 116/2010/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ,
công chức, viên chức đối với những người công tác ở vùng đặc biệt
khó khăn, nên họ có niềm tin và an tâm công tác hơn. Năm 2009 là
45 tỷ, đến năm 2013 là 82.2 tỷ.
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG GDMN HUYỆN SƠN
HÀ GIAI ĐOẠN 2009 - 2013
2.5.1. Điểm mạnh
2.5.2. Điểm yếu
11
2.5.3. Thời cơ
2.5.4. Thách thức
2.6. NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG ĐỂ XÂY DỰNG DỰ BÁO QUI
MÔ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON HUYỆN SƠN HÀ
ĐẾN NĂM 2020
2.6.1. Căn cứ định hƣớng chiến lƣợc phát triển Giáo dục và
Đào tạo trong thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
a. Mục tiêu phát triển giáo dục – đào tạo
b. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam từ năm 2011 đến
năm 2020
2.6.2. Căn cứ quy hoạch phát triển KT-XH huyện Sơn Hà,
đến năm 2020
a. Định hướng phát triển KT-XH đến năm 2020
b. Định hướng phát triển GD&ĐT đến năm 2020
c. Căn cứ dự báo về dân số đến năm 2020
2.6.3. Các định mức tính toán theo qui định của Bộ Giáo
dục & Đào tạo đến năm 2020
a. Bình quân học sinh mầm non, mẫu giáo / 1 lớp học
b. Bình quân giáo viên / 1 lớp học
c. Bình quân lớp học / 1 phòng học
d. Định mức đất xây dựng trường học đạt m2 / HS
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Từ thực trạng tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục - đào tạo của
huyện Sơn Hà; qua tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn, thời cơ và thách
thức như trên, huyện Sơn Hà cố gắng phấn đấu đến năm 2020 phải tạo được
sự chuyển biến về phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục và đào tạo lên một
tầm cao mới.
12
Lãnh đạo địa phương có quan tâm đến phát triển giáo dục
đào tạo nhưng còn thiếu đồng bộ, thiếu những giải pháp tích cực và
thiết thực, thiếu kinh phí nên công tác giáo dục của huyện vẫn còn
phát triển chậm.
Vì vậy, cần có những biện pháp cụ thể để xây dựng và phát
triển giáo dục và đào tạo của huyện nói chung, trong đó đặc biệt chú
trọng đến giáo dục bậc học mầm non một cách thỏa đáng và nghiêm
túc, nhằm góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần nhân dân
của huyện Sơn Hà ngày một cao hơn.
13
CHƢƠNG 3
DỰ BÁO QUY MÔ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON
HUYỆN SƠN HÀ ĐẾN NĂM 2020
3.1. CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG DỰ BÁO
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất chính trị, kinh
tế và khoa học
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thích hợp của dự báo
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính đa phƣơng án
3.2. DỰ BÁO QUI MÔ PHÁT TRIỂN GDMN HUYỆN SƠN HÀ
ĐẾN NĂM 2020
3.2.1. Dự báo phát triển học sinh mầm non đến năm 2020
Có nhiều phương pháp để dự báo quy mô học sinh, nhưng
trong điều kiện thực tiễn cho phép chúng tôi sử dụng 03 phương án
sau đây để tiến hành dự báo quy mô số lượng học sinh đến năm 2020.
* Phương án 1: Dùng phương pháp ngoại suy xu thế (ngoại
suy theo dãy thời gian)
Bảng 3.1. Dự báo số lượng HS MN huyện Sơn Hà (2014-
2020)
TT Năm học
Tỉ lệ HS/độ
tuổi
Dân số độ
tuổi 0 - 6
Số HS MN
1 2014-2015 95.09 4395 4215
2 2015-2016 95.4 4447 4252
3 2016-2017 95.9 4532 4301
4 2017- 2018 95.43 4597 4387
5 2018-2019 96.02 4683 4403
6 2019-2020 96.54 4754 4500