Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

DỰ ÁN TRỒNG VÀ SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU SẠCH THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
DỰ ÁN
TRỒNG VÀ SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU SẠCH
THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA
2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
________________
DỰ ÁN
TRỒNG VÀ SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU SẠCH THEO HƯỚNG
SẢN XUẤT HÀNG HÓA
TẠI: TỈNH HÒA BÌNH
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
ĐỊA CHỈ: TỈNH HÒA BÌNH
ĐIỆN THOẠI: EMAIL:
Hòa Bình, tháng 02 năm 2012
3
Ch−¬ng 1
SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ
1.1. C¨n cø ph¸p lý vµ tµi liÖu sö dông
1.1.1. C¨n cø ph¸p lý
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của ngành công nghiệp dược trong nền kinh
tế và sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân, Chính phủ đã có chính sách phát
triển ngành công nghiệp dược theo lộ trình và được thể hiện ở việc đã ban hành
các văn bản pháp lý sau:
• Quyết định số 108/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 08 năm 2002 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển ngành dược tới năm
2010.
• Quyết định số 61/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Chương
trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm Quốc gia phát triển
công nghiệp hóa dược đến năm 2020”.
• Quyết định số 43/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về đề án Đề án
“Phát triển công nghiệp dược và xây dựng mô hình hệ thống cung ứng
thuốc Việt Nam giai đoạn 2007-2015 và tầm nhìn đến 2020”.
• Thông tư số 14/2009/TT-BYT ngày 03/9/2009 của Bộ Y Tế hướng dẫn
triển khai ‘ Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc’ theo khuyến
cáo của tổ chức Y tế thế giới.
Các mục tiêu chính của các văn bản trên là:
+ Xây dựng và phát triển hệ thống các nhà máy sản xuất thuốc trong
nước, tiến tới đáp ứng cơ bản nhu cầu về thuốc phòng và chữa bệnh cho
nhân dân, đảm bảo thuốc sản xuất trong nước đáp ứng được 70% giá trị
tiền thuốc vào năm 2015 và 80% vào năm 2020.
+ Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học bao gồm: nghiên cứu cơ
bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai và sản xuất thử nghiệm
các nguyên liệu làm thuốc phục vụ phát triển công nghiệp hóa dược và
đáp ứng nhu cầu nguyên liệu sản xuất thuốc trong nước.
4
+ Xây dựng và phát triển các nhà máy hóa dược nhằm sản xuất và
cung cấp nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp dược bào chế thuốc, đảm
bảo đáp ứng được 20% nhu cầu nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp
bào chế thuốc vào năm 2015 và 50% vào năm 2020.
+ Phát huy tiềm năng, thế mạnh về Dược liệu và thuốc y học cổ
truyền đẩy mạnh công tác qui hoạch, nuôi trồng và chế biến dược liệu,
xây dựng ngành công nghiệp bào chế thuốc từ dược liệu và thuốc y học
cổ truyền trở thành một phần quan trọng của ngành dược Việt Nam.
1.1.2. Tµi liÖu sö dông
- Dựa trên kết quả nghiệm thu cấp nhà nước dự án “Xây dựng mô hình áp
dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm phát triển cây dược liệu và nấm hương tạo nguồn
thu nhập thay thế nguồn thu từ cây thuốc phiện cho đồng bào dân tộc huyện Sa
Pa, Lào Cai” được Hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước đánh giá xuất sắc, sau dự
án người dân địa phương tiếp tục sản xuất tạo sản phẩm dược liệu xuất khẩu với
sản lượng trên 30 tấn/năm.
- Dựa vào kết quả bước đầu của đề tài “Nghiên cứu thành phần chất, công
nghệ nhân giống, chăm sóc thu hái một số cây dược liệu quý hiếm tỉnh Cao
Bằng: Ích mẫu, Hà thủ ô, Ấu tầu, Nghệ, Ngũ gia bì, Hoàng tinh, Thổ phục linh”
do Viện dược liệu thực hiện từ năm 2004 cho thấy các cây dược liệu: Ích mẫu,
Hà thủ ô, Ấu tầu, Nghệ, Ngũ gia bì, Hoàng tinh, Thổ phục linh” có thể phát triển
tốt trên đất Cao Bằng cho năng suất cao đáp ứng yêu cầu sản xuất dược liệu và
xuất khẩu.
Đề tài: “Điều tra nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây thuốc có hoạt tính tại
huyện Sìn Hồ Lai Châu” do Khoa Nông Lâm Trường Đại học Tây Bắc tiến
hành đã điều tra sưu tầm trên 200 cây thuốc tự nhiên tại huyện Sìn Hồ và vùng
phụ cận và một số bài thuốc của các dân tộc địa phương.
1.2. Môc tiªu ®Çu t−
- Kết hợp với Viện Dược Liệu Trung Ương trồng và sơ chế 5 loại cây dược liệu:
( Cây Đương quy, Cây Xuyên khung, Cây Bạch truật, Cây Độc hoạt, Cây Đỗ
5
trọng ) tại Thung Quan, Xã Thung Khe, Huyện Mai Châu, Tỉnh Hòa Bình đạt
năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu,
thông qua việc chuyển giao quy trình, áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn GACP “
Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc” theo khuyến cáo của tổ chức Y tế
thế giới.
- Chuyển giao công nghệ trồng các loại cây dược liệu trên cho bà con nông dân
khu vực huyện Mai Châu, Tỉnh Hòa Bình, góp phần phát triển kinh tế địa
phương.
1.3. Sù cÇn thiÕt ®Çu t−
1.3.1. ChÝnh s¸ch kinh tÕ x· héi vµ ®Þnh h−íng ph¸t triÓn cña c¸c ngµnh liªn
quan ®Õn s¶n xuÊt dược liệu ë ViÖt Nam
Huyện Mai Châu- Hòa Bình có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế rừng,
nhiều loài cây dược liệu quí như : Đỗ trọng, Đương quy, Xuyên khung, Độc
hoạt, Bạch chỉ, Nhân sâm, Hoài Sơn, Lộ Đẳng Sâm, Tục đoạn,Thiên niên kiện,
Kê huyết đằng, Bách bộ, bảy lá 1 hoa ...mọc tự nhiên. Tuy nhiên hiện nay cùng
với nạn khai thác rừng bừa bãi là sự mất đi nguồn tài nguyên tự nhiên. Những
loài cây dược liệu quí, hiếm của tỉnh có trong Sách đỏ Việt Nam đang dần bị cạn
kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng nếu không có chính sách đầu tư bảo tồn thích
đáng.
Theo các nhà nghiên cứu dược học, xu hướng tới của thế giới là dùng thuốc
có nguồn gốc thiên nhiên vì nó có tác dụng trị liệu cao, không gây tác dụng phụ.
Gần đây, một số cây thuốc như: Đương Quy, Kim tiền thảo, ích mẫu, Diệp hạ
châu, Chè dây, Chè đắng được các công ty dược chế biến thành các loại thuốc
phòng, trị các bệnh đặc hiệu có hiệu quả tốt. Hiện một số cây thuốc quí của một
số địa phương được khai thác để bán thô cho Trung quốc với gía thu mua khá
cao : Đỗ trọng, Bách bộ, Kê huyết đằng, Cây 01 lá, Thiên niên kiện, Giảo cổ
lam....trong khi đó cả nước đang phải nhập đến 80% lượng đông nam dược có
nguồn gốc từ các dược liệu đó. Bệnh viện y học cổ truyền dân tộc và nhiều nhà
thuốc đông y của tỉnh mỗi tháng phải dùng đến hàng tấn thuốc các loại, song
nhiều người vẫn phải chờ thuốc vì thiếu chủng loại.
6
Cây thuốc quí ở tỉnh có nhiều nhưng người dân kể cả các nhà thuốc có uy tín
chưa có ý thức trong việc gây trồng, phát triển một số cây thuốc quí hiếm. Trên
địa bàn tỉnh cũng chưa có một đơn vị nào được giao hoặc chủ động trong việc
trồng thử và chế biến các cây thuốc quí. Việc nghiên cứu thành phần hoạt chất,
kỹ thuật nhân giống và công nghệ chế biến các loại thuốc đặc hữu cũng chưa
đầy đủ, nhất là chưa có mô hình trồng cây thuốc nào để tạo ra sản phẩm có giá
trị làm cho người dân hiểu được, tai nghe, mắt thấy lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội
để làm theo. Cho nên việc nghiên cứu phát triển dược liệu một cách toàn diện
theo hướng sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nguyên liệu
dược trong nước và có thể tham gia xuất khẩu tăng thu nhập cho người dân trên
đơn vị canh tác đất rừng là rất cần thiết và quan trọng.
Thực hiện Nghị quyết 37 - NQ.TW ngày 01/7/2005 của Bộ Chính trị. Căn cứ
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến 2015 mà Đại hội tỉnh Đảng bộ
đã đề ra, chương trình phát triển kinh tế xã hội huyện Mai Châu nhằm phát huy
tiềm năng, lợi thế của vùng khí hậu, sinh thái. Chỉ thị 02/CP của Chính phủ về
phát triển y học cổ truyền và nâng cao nội lực trong công tác đảm bảo thuốc
chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng đã và đang tạo ra bước chuyển biến
mới trên cả nước về trồng và bào chế thuốc từ dược liệu. Đây là nhân tố quan
trọng thúc đẩy việc xây dựng một dự án đưa cây dược liệu tham gia chuyển đổi
cơ cấu cây trồng nông nghiệp nhằm phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả canh
tác trên đơn vị diện tích và xây dựng cơ sở chế biến, góp phần tiêu thụ sản phẩm
thu hoạch từ rừng cho nông dân tại cụm xã và các vùng xung quanh huyện. Hình
thành nên cơ sở công nghiệp chế biến cho các xã vùng cao sống chủ yếu nhờ
rừng có thêm thu nhập, nâng cao mức sống. Với những điều kiện tự nhiên thuận
lợi cho việc phát triển dược liệu đã được quy hoạch là vùng phát triển cây dược
liệu, kết hợp sản xuất dược liệu với du lịch chăm sóc sức khoẻ bằng các loại
dược liệu của địa phương như: tắm thuốc, nghỉ dưỡng…với việc quảng bá các
sản phẩm dược liệu sạch với nghỉ dưỡng sẽ thu hút được một số lượng lớn du
khách trong và ngoài nước du lịch theo tuyến Hà Nội-Hòa Bình-Mai Châu-Sơn
La-Điện Biên, đặc biệt là tuyến du lịch Hà Nôi- Bản Lác( Mai Châu) đang thu
hút khách du lịch trong và ngoài nước do tuyến giao thông quốc lộ 6 đã được cải
tạo nâng cấp, tạo thuân lợi cho việc thông thương hàng hoá và du lịch. Nhiều
công ty sản xuất dược liệu trong và ngoài nước có nhu cầu cao về các nguồn
dược liệu sạch như : Traphaco, Đông Nam dược Bảo Long…sẽ tiêu thụ một số