Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dự Án Khởi Nghiệp Với Thương Mại Điện Tử.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Dự án bán hàng qua mạng GVHD: Cao MinhToàn
Dự Án Khởi Nghiệp Với Thương Mại Điện Tử
PHẦN MỞ ĐẦU
Tóm tắt:
Thương mại điện tử (TMĐT) là một vấn đề mà hiện nay đang gây rất nhiều
tranh cải về tính khả thi của nó khi áp dụng tại Việt Nam. Chúng ta không thể phủ
nhận được rằng TMĐT đóng vai trò rất to lớn trong việc làm tăng tính cạnh tranh của
doanh nghiệp, giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Trên thế giới hiện nay các công ty rất
coi trọng hình thức giao dịch này và không ngừng phát triển nó. Tuy vậy cũng không
thể phủ nhận một điều là TMĐT hiện đang còn là một cái gì đó khá mới mẽ đối với
doanh nghiệp và cả người dân. Nhiều chuyên gia kinh tế có cái nhìn không mấy lạc
quan về vấn đề này. Đa số họ cho rằng, còn lâu chúng ta mới có thể "lên mạng mua
hàng" và dẫn chứng ra một loạt các thất bại của các công ty dot.com trong thập niên 90
vừa qua. Thêm vào đó là chúng ta chưa có luật TMĐT, chưa có cổng thanh toán,
người dân chưa có thói quen mua hàng trên mạng, và chưa quen sử dụng thẻ tín dụng
khi mua hàng. Tương lai chúng ta phải gia nhập WTO, đó là một tất yếu, tham gia vào
sân chơi mà ở đó sự cạnh tranh là rất khốc liệt và nghiệt ngã. Đã qua rồi cái thời mà
doanh nghiệp cứ mãi trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước. Thay vào đó chính là sự
đổi mới một cách toàn diện cả về tư duy và công nghệ và tăng cao năng lực cạnh tranh
của chính bản thân mỗi thành viên. Có như thế chúng ta mới có thể phát triển bền
vững và không bị thua trên sân nhà. TMĐT cũng cần phải có cái nhìn lạc quan hơn, dự
thảo Luật Giao dịch điện tử đang được lấy ý kiến rộng rãi để trình Quốc hội thông qua
vào cuối năm nay. Đây cũng là cơ sở pháp lý để đẩy nhanh tiến trình này. Tôi xin đưa
thêm thông tin về vấn đề này qua bài viết của PV báo Thanh Niên trao đổi với tiến sĩ
Mai Anh, Ủy viên Ủy ban Khoa học và Công nghệ của Quốc hội, thành viên Ban soạn
thảo Luật Giao dịch điện tử. Nguyên văn như sau:
"Liêu Xiêu" Chợ Mạng
Bạn có thể mua được mọi thứ mình cần mà không phải ra khỏi nhà. Chợ trên mạng
đang trở nên phổ biến và điều đó mở ra một thị trường mới cho những người kinh
doanh. Thế nhưng cũng không phải là "ngon ăn".
Doanh số hằng tháng của Siêu thị điện tử Golmart (www.golmart.com.vn) đạt khoảng
300 - 400 triệu đồng/tháng. Riêng trong dịp Tết 2005, mức doanh thu đạt được 780
triệu đồng/tháng. Nếu như cuối năm 2002, nhiều người không khỏi nghi ngờ về sự
thành công của Golmart thì cho đến nay, điều này không có gì để bàn cãi. Mua bán
qua mạng được xem là một hình thức của thương mại điện tử (TMĐT). Chuyện các
SVTH: Lê Quốc Thái 1
Dự án bán hàng qua mạng GVHD: Cao MinhToàn
công ty Dệt Thành Công, Phong Phú trúng hợp đồng lớn thông qua đấu thầu trên
mạng được xem như "điển hình" khi doanh nghiệp biết ứng dụng TMĐT. Gần đây
nhất là các doanh nghiệp cà phê tại tỉnh Đắk Lắk tham gia mua bán kỳ hạn trên thị
trường cà phê quốc tế và thu được nhiều kết quả khả quan...
Trên thực tế, những đơn vị đang bán hàng qua mạng cũng chỉ thực hiện được một
phần trong cả quá trình này vì chuyện thanh toán hầu như vẫn sử dụng tiền mặt. Khó
khăn lớn nhất là cước phí vận chuyển từ Việt Nam đến các nước quá cao. Ví dụ, một
khách hàng đặt mua bộ trà và bình gốm Minh Long trị giá 100 USD. Nhưng sau khi
cộng thêm cước vận chuyển hơn 100 USD nữa thì khách hàng không muốn mua nữa.
Bên cạnh đó, việc thanh toán bằng thẻ tín dụng quốc tế cũng phải chịu phí 5,5% cho
một lần giao dịch. Trong khi việc thanh toán này vẫn luôn làm cho người bán "run" vì
có quá nhiều rủi ro. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp vẫn còn do dự để đầu tư hệ
thống mua bán online vì theo họ, khung pháp lý cho các hoạt động thanh toán, hợp
đồng... vẫn chưa có. Dự thảo Luật Giao dịch điện tử đang được lấy ý kiến rộng rãi để
trình Quốc hội thông qua vào cuối năm nay. Tuy nhiên, tiến sĩ Mai Anh, Ủy viên Ủy
ban Khoa học và Công nghệ của Quốc hội, thành viên Ban soạn thảo Luật Giao dịch
điện tử, cho rằng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hiểu rõ TMĐT, nhưng: "Doanh
nghiệp cần phải làm ngay mà không chờ đến khi có luật. Nếu không làm TMĐT chỉ
trong một vài năm tới, Việt Nam như một hòn đảo bị cô lập hoàn toàn". Cũng theo
tiến sĩ Mai Anh, nếu nói về TMĐT thì Việt Nam hiện yếu cả hai góc độ là doanh
nghiệp và sự điều hành thống nhất từ Chính phủ. Mặc dù vậy, theo báo cáo của Bộ
Thương mại về TMĐT thì số lượng website, sàn giao dịch đã tăng lên đáng kể. Và
cũng có thể là một tín hiệu đáng mừng cho "sân chơi" mới của doanh nghiệp Việt
Nam.
Theo báo cáo của Bộ Thương mại, Việt Nam hiện có khoảng 17.500 website của
doanh nghiệp. Loại hình giao dịch B2C (doanh nghiệp với người dùng - PV) tăng
trưởng mạnh. Ngoài số lượng website của doanh nghiệp còn có nhiều website hỗ trợ
doanh nghiệp giao dịch với nhau. Tuy nhiên, các website đều chưa có định hướng rõ
ràng, vốn kinh doanh nhỏ, nhân lực hạn chế... nên giá trị giao dịch còn thấp. Mục tiêu
đặt ra là đến năm 2010 sẽ có 70% doanh nghiệp lớn ứng dụng TMĐT, 90% doanh
nghiệp vừa và nhỏ có ứng dụng nhất định, 15% hộ gia đình có thói quen mua sắm trên
mạng và 30% mua sắm của Chính phủ được thực hiện qua Internet.
Thêm vào đó tôi xin đưa ra bản Kết quả hoạt động TMĐT từ năm 2002- 2004
của Cty GOL – đơn vị hỗ trợ chúng tôi thực hiện dự án này tại Long Xuyên
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NĂM 2002-2004
Qua hai năm hoạt động ứng dụng và phát triển thương mại điện tử (12/2002-12/2003
và 12/2003-12/2004), công ty GOL không những đã đem lại nhiều hiệu quả kinh tế
không chỉ cho công ty GOL và các thành viên khác của Weixin Group.
Để phản ánh sự ủng hộ mạnh mẽ của người tiêu dùng, Chúng tôi xin được đưa ra các
chỉ số tăng trưởng của năm thứ hai vận động và triển khai các giải pháp TMĐT ở Việt
Nam.
SVTH: Lê Quốc Thái 2
Dự án bán hàng qua mạng GVHD: Cao MinhToàn
Mặc dù theo kế hoạch, năm thứ 2 vẫn được chúng tôi xem là năm xây dựng cơ bản
cho nền tảng phát triển tương lai, nhưng với những thông số phát triển tốt đẹp mà
GOL có được trong bảng thống kê tổng hợp dưới đây không những đã đem lại niềm
cổ vũ to lớn cho chính Công ty GOL và các thành viên mà còn giúp cho mọi thành
phần kinh tế và người tiêu dùng hiểu được những lợi ích vô cùng thiết thực thông qua
sự vận động và phát triển của TMĐT tại VN trong năm qua.
BẢNG SO SÁNH THỐNG KÊ TỈ LỆ TĂNG TRƯỞNG CỦA NĂM
Năm thứ 1 (12.2002 – 12.2003) SO VỚI Năm thứ 2 (12.2003 – 12.2004)
+Mức tăng trưởng về số lượng đơn đặt hàng đã thực hiện qua các website Thương
mại điện tử của công ty G.O.L:
STT Loại hình so sánh Tăng (+) Giảm (-)
Tất cả các lĩnh vực +656%
1 Tiêu dùng (Golmart, Co-Shopping) +343%
2 Sách báo, CDs (golbook) +2.495%
3 Quà tặng, hoa, bánh (golgift) +299%
4 Áo dài may đo +133%
5 Goodsonlines (including sample cargo value) +250%
6 Dịch vụ (vé máy bay, hotel, tour) +1.980%
+Mức tăng trưởng về doanh số:
STT Loại hình so sánh Tăng (+) Giảm (-)
Tất cả các lĩnh vực +853%
1 Tiêu dùng +405%
2 Sách báo +10.512%
3 Quà tặng +260%
4 Áo dài +156%
SVTH: Lê Quốc Thái 3
Dự án bán hàng qua mạng GVHD: Cao MinhToàn
5 Goodsonlines +661%
6 Dịch vụ +1.504%
+Các mức tăng trưởng khác:
STT Loại hình so sánh Tăng (+) Giảm (-)
1 Số lượt người truy cập mỗi năm +916%
2 Số lượng nhà tài trợ các chương trình khuyến mãi +800%
3 Số lượng đối tác cung cấp và trao đổi dịch vụ +1.750%
4 Số lượng đối tác tham gia quảng cáo +430%
5 Số lượng đối tác chương trình khuyến mãi và trò chơi +70%
6 Số lượng chủng loại hàng hóa +885%
7 Số lượng chủng loại dịch vụ 40%
8 Số lượng các đơn hàng đặt thử không thực hiện -20%
9
Số lượng các chương trình trò chơi, khuyến mãi, quà
tặng +200%
+So sánh tỉ lệ % gia tăng giữa số user có đơn hàng, user là doanh nghiệp, user ở
nước ngoài so với tổng số user của năm 1 và năm 2:
STT Loại so sánh Tăng
(+)
Giảm
(-)
1
Số lượng user có mua hàng so với tổng số lượng user đăng
ký +22%
2
Số lượng user là các công ty và nhà máy so với tổng số
lượng user +320%
3 Số lượng user ở nước ngoài +80%
+Tỉ lệ tăng trưởng user tại các Thành phố chính của Việt Nam:
SVTH: Lê Quốc Thái 4