Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Động từ ba diễn tố trong tiếng Việt (có so sánh với tiếng Anh)
PREMIUM
Số trang
167
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1253

Động từ ba diễn tố trong tiếng Việt (có so sánh với tiếng Anh)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

ĐỘNG TỪ BA DIỄN TỐ TRONG TIẾNG VIỆT

(CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG ANH)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGÔN NGỮ VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

ĐỘNG TỪ BA DIỄN TỐ TRONG TIẾNG VIỆT

(CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG ANH)

Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam

Mã ngành: 9 22 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGÔN NGỮ VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Nguyễn Văn Lộc

2. GS.TS. Đinh Văn Đức

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết

quả được nêu trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công

trình khoa học nào.

Thái Nguyên, tháng 3 năm 2019

Tác giả

Nguyễn Thị Hương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, cho tôi gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo và Ban Chủ

nhiệm Khoa Ngữ văn, Phòng Đào tạo (Bộ phận quản lý Sau đại học), Trường

Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo ở Viện Ngôn ngữ

học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Hà

Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội

đã tận tình giảng dạy, động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong

suốt quá trình học tập.

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Văn Lộc và

GS.TS Đinh Văn Đức, những người thầy mẫu mực đã truyền cho tôi tri thức, kinh

nghiệm, niềm say mê nghiên cứu để hoàn thành luận án này.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bạn bè và người thân trong gia đình đã tiếp sức

cho tôi, giúp tôi có được kết quả như hôm nay.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 3 năm 2019

Tác giả

Nguyễn Thị Hương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii

MỤC LỤC................................................................................................................. iii

BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................iv

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................2

4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................2

5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án..................................................................3

6. Bố cục của luận án ..................................................................................................4

7. Những kết quả nghiên cứu chính của luận án .........................................................4

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ

LÝ LUẬN...................................................................................................................5

1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu......................................................................5

1.1.1. Nghiên cứu về động từ......................................................................................5

1.1.2. Nghiên cứu về kết trị và kết trị của động từ......................................................5

1.1.3. Nghiên cứu về động từ ba diễn tố .....................................................................9

1.2. Cơ sở lí luận .......................................................................................................13

1.2.1. Động từ............................................................................................................13

1.2.2. Khái niệm diễn tố, phân biệt diễn tố với tham thể ngữ nghĩa và chu tố .........14

1.2.3. Các kiểu kết trị của động từ ............................................................................20

1.2.4. Khái niệm hiện thực hoá kết trị.......................................................................21

1.2.5. Cách phân loại động từ - khái niệm động từ ba diễn tố ..................................22

1.2.6. Lí thuyết ba bình diện của câu với việc nghiên cứu động từ ba diễn tố .........24

1.2.7. Nguyên tắc, thủ pháp và quy trình nghiên cứu động từ ba diễn tố .................33

1.3. Tiểu kết...............................................................................................................37

Chương 2:ĐỘNG TỪ BA DIỄN TỐ TRONG TIẾNG VIỆTXÉT TRÊN

BÌNH DIỆN CÚ PHÁP...........................................................................................38

2.1. Dẫn nhập ............................................................................................................38

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn

2.2. Đặc điểm ngữ pháp chung của động từ ba diễn tố.............................................38

2.2.1. Về ý nghĩa .......................................................................................................38

2.2.2. Về cấu tạo........................................................................................................40

2.2.3. Về thuộc tính kết trị.........................................................................................41

2.3. Phân loại động từ ba diễn tố...............................................................................52

2.3.1. Tiêu chí phân loại............................................................................................52

2.3.2. Kết quả phân loại ............................................................................................53

2.3.3. Về ranh giới giữa các nhóm động từ ba diễn tố ..............................................57

2.3.4. Miêu tả một số nhóm động từ ba diễn tố tiêu biểu .........................................59

2.4. Tiểu kết...............................................................................................................76

Chương 3: ĐỘNG TỪ BA DIỄN TỐ TRONG TIẾNG VIỆT XÉT TRÊN

BÌNH DIỆN NGHĨA BIỂU HIỆN.........................................................................78

3.1. Dẫn nhập ............................................................................................................78

3.2. Đặc điểm chung về nghĩa biểu hiện của câu với hạt nhân ngữ nghĩa là

động từ ba diễn tố......................................................................................................78

3.2.1. Đặc điểm chung của hạt nhân ngữ nghĩa ........................................................78

3.2.2. Đặc điểm chung của các vai nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của

câu với động từ ba diễn tố.........................................................................................80

3.3. Phân tích cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với hạt nhân ngữ nghĩa là một

số nhóm động từ ba diễn tố tiêu biểu ........................................................................88

3.3.1. Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với hạt nhân ngữ nghĩa là động từ

ban phát.....................................................................................................................88

3.3.2. Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với hạt nhân ngữ nghĩa là động từ làm

chuyển dời đối thể .....................................................................................................96

3.3.3. Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với hạt nhân ngữ nghĩa là động từ

cầu khiến.................................................................................................................104

3.4. Sự tương ứng giữa cấu trúc cú pháp và cấu trúc nghĩa biểu hiện trong câu

với động từ ba diễn tố .............................................................................................113

3.4.1. Sự tương ứng giữa hạt nhân ngữ nghĩa và hạt nhân cú pháp........................113

3.4.2. Sự tương ứng giữa các vai nghĩa và thành phần cú pháp của câu ................113

3.5. Tiểu kết.............................................................................................................114

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn

Chương 4:BƯỚC ĐẦU SO SÁNH ĐỘNG TỪ BA DIỄN TỐTRONG

TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH ..........................................................................116

4.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................116

4.2. Một số nét khái quát về động từ ba diễn tố trong tiếng Anh............................117

4.3. Một số nét tương đồng và khác biệt giữa động từ ba diễn tố trong tiếng

Việt và tiếng Anh ....................................................................................................119

4.3.1. Những nét tương đồng ..................................................................................119

4.3.2. Những nét khác biệt ......................................................................................126

4.4. Tiểu kết.............................................................................................................146

KẾT LUẬN............................................................................................................148

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢCÓ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN..............................................................................151

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................152

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn

BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

V Động từ hạt nhân (trường hợp sau động từ hạt nhân có diễn tố là động từ thì

động từ hạt nhân được kí hiệu là V1)

N1 Diễn tố thứ nhất chỉ chủ thể.

N2 Danh từ - diễn tố thứ hai, chỉ đối thể trực tiếp.

N3 Danh từ - diễn tố thứ ba, chỉ đối thể gián tiếp

V2 Động từ - diễn tố thứ ba chỉ nội dung

v Động từ ngữ pháp có chức năng dẫn nối trong thành phần của diễn tố thứ ba.

p Giới từ dùng để dẫn nối diễn tố thứ 3 (N3).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1. Động từ trong tiếng Việt là từ loại có số lượng lớn, được sử dụng rộng

rãi nhất, có vai trò cú pháp, ngữ nghĩa quan trọng nhất và có đặc tính hết sức phức

tạp. Về vai trò ngữ pháp, động từ là trung tâm của tuyệt đại đa số câu tiếng Việt. Do

có vị trí quan trọng trong hệ thống từ loại mà động từ luôn thu hút sự quan tâm đặc

biệt của các nhà nghiên cứu.

Việc nghiên cứu động từ trong tiếng Việt được tiến hành ở nhiều góc độ, từ

nghiên cứu theo quan niệm truyền thống tới nghiên cứu theo quan niệm ngữ pháp

phụ thuộc và ngữ pháp chức năng. Những kết quả nghiên cứu về động từ có đóng

góp quan trọng cho lí thuyết từ loại và cú pháp. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, chúng tôi

nhận thấy ở động từ vẫn còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu sâu rộng hơn. Một

trong những vấn đề đó là việc nghiên cứu, xác lập, miêu tả các đặc điểm ý nghĩa và

hoạt động ngữ pháp của các tiểu loại, các nhóm động từ cụ thể.

1.2. Lý thuyết kết trị được sáng lập bởi L.Tesnière là một trong những lí

thuyết quan trọng, một thành tựu lớn của ngôn ngữ học thế kỷ XX. Sau khi ra đời, lí

thuyết kết trị của L.Tesnière đã được phát triển, ứng dụng rộng rãi vào việc nghiên

cứu ngữ pháp, ngữ nghĩa của các ngôn ngữ khác nhau.

Ở Việt Nam, lí thuyết kết trị đã được nghiên cứu sâu trong công trình chuyên

khảo Kết trị của động từ tiếng Việt của Nguyễn Văn Lộc. Kết quả nghiên cứu của

công trình này đã mở ra một hướng nghiên cứu mới mẻ và rất thiết thực với ngữ

pháp tiếng Việt. Điều này thể hiện rõ trong một loạt các nghiên cứu gần đây theo

khuynh hướng trên.

1.3. Động từ ba diễn tố trong tiếng Việt là tiểu loại động từ có số lượng khá

lớn và có ý nghĩa đặc điểm ngữ pháp rất phức tạp. Việc nghiên cứu nhóm động từ

này có ý nghĩa quan trọng cả về lí luận lẫn thực tiễn. Tuy nhiên, cho đến nay, tiểu

loại động từ này trong tiếng Việt chưa được nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống và

chuyên sâu theo hướng dựa triệt để vào lí thuyết kết trị và lí thuyết ngữ pháp chức

năng; đặc biệt là hướng nghiên cứu trên cứ liệu tiếng Việt có sự so sánh với các

ngôn ngữ khác loại hình.

Vì những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: Động từ ba diễn tố

trong tiếng Việt (có so sánh với tiếng Anh).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận án là miêu tả làm rõ đặc điểm về cú pháp và ngữ nghĩa

(nghĩa biểu hiện) của động từ ba diễn tố trong tiếng Việt, bao gồm các đặc điểm

chung của tiểu loại, những đặc điểm riêng của một số nhóm động từ tiêu biểu; đồng

thời, trên cơ sở so sánh động từ ba diễn tố tiếng Việt với các động từ tương ứng

trong tiếng Anh, chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt, đặc biệt là sự khác biệt

về mặt kết trị hình thức. Từ đó, luận án góp phần làm sáng rõ hơn đặc điểm ngữ

pháp, ngữ nghĩa của động từ nhìn từ góc độ lí thuyết kết trị và lí thuyết ngữ pháp

chức năng ở các loại hình ngôn ngữ khác nhau, phục vụ cho việc dạy học tiếng.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên đây, luận án thực hiện các nhiệm vụ:

- Nghiên cứu, xác lập cơ sở lí luận của đề tài (những vấn đề lí luận chung,

bao gồm lí luận về động từ, về lí thuyết kết trị và kết trị của động từ, sự phân loại

động từ và khái niệm động từ ba diễn tố; khái niệm diễn tố, vai nghĩa, chức năng cú

pháp, mối quan hệ giữa vai nghĩa và chức năng cú pháp).

- Xác lập các nguyên tắc và thủ pháp phân tích, miêu tả động từ ba diễn tố về cú

pháp và ngữ nghĩa theo lí thuyết kết trị, lí thuyết ngữ pháp chức năng; miêu tả động từ ba

diễn tố về cú pháp và ngữ nghĩa (nghĩa biểu hiện) theo các nguyên tắc được xác lập.

- So sánh, đối chiếu động từ ba diễn tố trong tiếng Việt và tiếng Anh để chỉ

ra được những nét tương đồng và khác biệt.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là động từ ba diễn tố trong tiếng Việt hiện

đại có so sánh với tiếng Anh.

Phạm vi nghiên cứu của luận án là đặc điểm cú pháp và ngữ nghĩa của động

từ ba diễn tố trong tiếng Việt hiện đại (được khảo sát trong các tác phẩm văn học,

báo chí và một số loại văn bản của các tác giả có uy tín về sử dụng ngôn ngữ) có so

sánh với các nhóm tương ứng trong tiếng Anh.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp miêu tả

Phương pháp này được sử dụng để miêu tả đặc điểm hoạt động ngữ pháp

(thuộc tính kết trị) và đặc điểm ý nghĩa biểu hiện (thuộc tính kết hợp ngữ nghĩa) của

động từ ba diễn tố trong các tác phẩm văn học, báo chí của các tác giả có uy tín về

sử dụng ngôn ngữ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn

4.2. Phương pháp so sánh - đối chiếu

Phương pháp này được sử dụng (ở mức độ nhất định) với tư cách là phương

pháp bổ trợ để so sánh các đặc trưng của động từ ba diễn tố trong tiếng Việt với

tiếng Anh nhằm làm rõ một số nét tương đồng và khác biệt.

Phù hợp với các phương pháp chủ yếu trên đây, chúng tôi sử dụng một số thủ

pháp như: thống kê, phân loại và các thủ pháp hình thức như: lược bỏ, bổ sung, cải

biến, thay thế và mô hình hóa . Các thủ pháp hình thức trên đây tỏ ra phù hợp và có

hiệu quả đối với việc phân tích, miêu tả ngữ pháp của các ngôn ngữ đơn lập, giúp

cho việc nghiên cứu đặc điểm của nhóm động từ ba diễn tố tránh hoặc hạn chế được

sự chủ quan, cảm tính.

4.3. Phương pháp nghiên cứu trường hợp

Nội dung của phương pháp này là chọn nghiên cứu sâu một số nhóm động từ

ba diễn tố tiêu biểu nhằm làm rõ thêm đặc điểm của động từ ba diễn tố.

5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án

5.1. Về lý luận

Thứ nhất, đây là một công trình đầu tiên nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống và

chuyên sâu về các động từ ba diễn tố trong tiếng Việt dựa triệt để vào lí thuyết kết

trị và lí thuyết ngữ pháp chức năng. Việc nghiên cứu nhóm động từ ba diễn tố theo

lí thuyết kết trị và lí thuyết ngữ pháp chức năng sẽ góp phần soi sáng thêm một số

vấn đề lý thuyết về động từ, lý thuyết kết trị về động từ, lí thuyết về ngữ pháp chức

năng trên cứ liệu tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ đơn lập tiêu biểu.

Thứ hai, việc nghiên cứu các động từ ba diễn tố từ góc độ có so sánh, đối

chiếu với tiếng Anh là ngôn ngữ khác về loại hình sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm

những nét phổ quát và đặc thù về kết trị của động từ ba diễn tố nhìn từ góc độ lí

thuyết kết trị và lí thuyết ngữ pháp chức năng; qua đó, làm sáng tỏ thêm những nét

tương đồng và khác biệt về đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của động từ tiếng Việt

với động từ trong các ngôn ngữ khác loại hình.

Thứ ba, qua việc phân tích, miêu tả sự tương ứng giữa chức năng cú pháp với

các vai nghĩa gắn với động từ ba diễn tố, luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ một trong

những vấn đề phức tạp, thú vị về lí thuyết là vấn đề mối tương quan giữa cấu trúc cú

pháp (với các thành tố cú pháp) với cấu trúc nghĩa biểu hiện hay cấu trúc nghĩa sâu

của câu (với các tham thể ngữ nghĩa hay các vai nghĩa).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn

5.2. Về thực tiễn

Luận án sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết, bổ ích trong việc nghiên cứu

về động từ nói riêng, về ngữ pháp nói chung; đồng thời, có thể được sử dụng trong

việc biên soạn giáo trình, các tài liệu phục vụ cho việc dạy học ngữ pháp tiếng Việt

cũng như việc dạy học ngoại ngữ trong nhà trường.

6. Bố cục của luận án

Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung của luận án sẽ được

triển khai trong 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận.

Chương 2: Động từ ba diễn tố trong tiếng Việt xét trên bình diện cú pháp

(kết trị cú pháp).

Chương 3: Động từ ba diễn tố trong tiếng Việt xét trên bình diện nghĩa

biểu hiện.

Chương 4: Bước đầu so sánh động từ ba diễn tố trong tiếng Việt với các

nhóm tương ứng trong tiếng Anh.

7. Những kết quả nghiên cứu chính của luận án

- Xác lập được cơ sở lí thuyết của đề tài (qua việc làm rõ các khái niệm, các

vấn đề cơ bản thuộc lí thuyết kết trị và lí thuyết ngữ pháp chức năng), tạo tiền đề

cho việc nghiên cứu động từ ba diễn tố trong tiếng Việt có so sánh với các động từ

tương ứng trong tiếng Anh.

- Chỉ ra được những đặc điểm chung về cú pháp của động từ ba diễn tố, phân

loại và miêu tả làm rõ đặc điểm của một số nhóm động từ ba diễn tố tiêu biểu trên

bình diện cú pháp.

- Miêu tả làm rõ cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với hạt nhân ngữ nghĩa là

động từ ba diễn tố nói chung, cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với hạt nhân ngữ

nghĩa thuộc một số nhóm động từ ba diễn tố tiêu biểu nói riêng.

- Chỉ ra sự tương ứng giữa cấu trúc cú pháp (gồm hạt nhân cú pháp và các

diễn tố) và cấu trúc ngữ nghĩa biểu hiện (gồm hạt nhân ngữ nghĩa và các tham thể

ngữ nghĩa hay các vai nghĩa) của câu với động từ ba diễn tố.

- Chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt cơ bản giữa động từ ba diễn tố

trong tiếng Việt và tiếng Anh về mặt ý nghĩa, kết trị và về mặt hiện thực hóa kết trị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu

1.1.1. Nghiên cứu về động từ

Từ cuối thế kỉ XIX đến đầu những năm sáu mươi của thế kỷ XX, việc nghiên cứu

động từ tiếng Việt đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, trong giai đoạn

này chưa có nhiều công trình nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên sâu về động từ.

Việc nghiên cứu về động từ trong tiếng Việt chỉ thực sự đi vào chiều sâu bắt đầu từ giữa

những năm sáu mươi của thế kỉ XX đến nay. Bên cạnh các công trình chung về ngữ

pháp thường có đề cập đến động từ, ở giai đoạn này đã xuất hiện một số chuyên luận

đáng chú ý về động từ như: “Phân loại động từ tiếng Việt” của I.S. Bưxtrov (1966);

“Cụm động từ tiếng Việt” của Nguyễn Phú Phong (1973); “Các động từ chỉ hướng trong

tiếng Việt” của Nguyễn Lai (1976); “Động từ trong tiếng Việt” của Nguyễn Kim Thản

(1977), “Ngữ nghĩa và cấu trúc của động từ” của Vũ Thế Thạch (1984)….

Qua các công trình nghiên cứu trên, diện mạo của động từ đã được nhìn nhận

một cách căn bản, rõ nét. Trong đó, có một số công trình đã nghiên cứu tương đối

toàn diện về động từ nói chung như: “Cụm động từ tiếng Việt” của Nguyễn Phú

Phong (1973), “Động từ trong tiếng Việt” của Nguyễn Kim Thản (1977)… Một số

công trình nghiên cứu từng mặt, từng nhóm hoặc từng khía cạnh của động từ như:

“Phân loại động từ tiếng Việt” của I.S. Bưxtrov (1966); “Các động từ chỉ hướng

trong tiếng Việt” của Nguyễn Lai (1976); “Ngữ nghĩa và cấu trúc của động từ” của

Vũ Thế Thạch (1984)…

Như vậy, những kết quả nghiên cứu về động từ nêu trên đã đánh dấu bước

tiến quan trọng trong nghiên cứu động từ tiếng Việt. Đồng thời, các kết quả này lại

là tiền đề thúc đẩy việc nghiên cứu về từ loại động từ trong tiếng Việt từ nhiều khía

cạnh khác nhau.

1.1.2. Nghiên cứu về kết trị và kết trị của động từ

1.1.2.1. Trên thế giới

1/ Lí thuyết kết trị của L. Tesinière

a) Vài nét về L.Tesnière và ngữ pháp phụ thuộc của ông

Người khởi xướng lí thuyết kết trị là L. Tesnière, nhà ngôn ngữ học nổi tiếng

người Pháp. Những tư tưởng về lí thuyết kết trị được L.Tesnière trình bày trong

cuốn “Các yếu tố của cú pháp cấu trúc” (Elements de syntaxe structurale, 1959).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn

Trong cuốn sách trên đây của L. Tesnière, lí thuyết kết trị đã được trình bày

gắn liền với tư tưởng về ngữ pháp phụ thuộc của ông. Lấy câu “Quy tắc cao nhất là

sự phụ thuộc và tính phụ thuộc” làm lời đề cho Chương 2 (Tôn ti của quan hệ cú

pháp), L. Tesnière viết: “Quan hệ cú pháp xác lập giữa các từ mối quan hệ phụ

thuộc. Mỗi quan hệ thống nhất một yếu tố đứng trên với một vài yếu tố đứng dưới.

Yếu tố đứng trên chúng tôi sẽ gọi là yếu tố chi phối hoặc yếu tố chính, còn yếu tố

đứng dưới là yếu tố phụ thuộc. Chẳng hạn, trong câu “Alfred parle .”(Anphret nói),

parle (nói) là yếu tố chính, còn Anfred (Anphred) là yếu tố phụ”. [104, tr.64]

Mối quan hệ cú pháp ở câu trên được trình bày bằng sơ đồ sau:

Parle (nói)

Alfred

Cùng với nguyên tắc phụ thuộc và tính tôn ti của quan hệ cú pháp như đã

nêu, L. Tesnière cũng lưu ý đến tính chất một chức năng của yếu tố phụ thuộc: “Về

nguyên tắc, không một yếu tố phụ thuộc nào có thể phụ thuộc vào hơn một yếu tố

chính. Ngược lại, yếu tố chính có thể chi phối một vài yếu tố phụ thuộc” [104,

tr.25]. Theo L. Tesnière, quan niệm trên đây thực sự xuất phát từ mặt cấu trúc (mặt

ngữ pháp), khác với quan niệm truyền thống thường xuất phát từ mặt logic hoặc

ngữ nghĩa. [104, tr.118-124]

b) Khái niệm nút động từ, diễn tố, chu tố

Theo quan niệm của L. Tesnière, mỗi yếu tố chính mà ở nó có một hoặc

một vài yếu tố phụ lập thành cái ông gọi là nút (tiếng Pháp: noeut, tiếng Nga:

uzel). Nút được L. Tesnière định nghĩa là “tập hợp bao gồm từ chính và tất cả các

từ trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào nó” [104, tr.25]. Nút được tạo thành bởi từ

thu hút vào mình, trực tiếp hoặc gián tiếp, tất cả các từ của câu được gọi là nút

trung tâm. Nút này đảm bảo sự thống nhất cấu trúc của câu bởi nó gắn tất cả các

yếu tố của câu thành một chuỗi thống nhất. Trong ý nghĩa nhất định, nó đồng nhất

với cả câu [104, tr.26]. Nút trung tâm thường được cấu tạo bởi động từ (như các

thí dụ trên đây) nhưng cũng có thể là danh từ, tính từ, trạng từ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – Đại học Thái Nguyên http://lrc.tnu.edu.vn

Nút động từ theo quan niệm của L. Tesnière là trung tâm của câu trong phần

lớn các ngôn ngữ châu Âu và biểu thị cái tương tự như một vở kịch nhỏ với các vai

diễn (gắn với hành động) và hoàn cảnh. Nếu đi từ mặt thực tế của vở kịch sang bình

diện cú pháp cấu trúc thì hành động, các vai diễn và hoàn cảnh sẽ trở thành các yếu

tố tương ứng với động từ, diễn tố (actants), chu tố (circonstants). Động từ biểu thị

quá trình (frappe - đánh trong Alfred frappe Bernard). Các diễn tố chỉ người hay vật

tham gia vào quá trình với tư cách bất kì (chủ động hay bị động). Chẳng hạn, trong

câu trên, các diễn tố là Alfred và Bernard. [104, tr.117]

Các diễn tố có đặc điểm chung là: 1/ Đều phụ thuộc vào động từ, là kẻ thể

hiện kết trị của động từ, kể cả diễn tố chủ thể (chủ ngữ). 2/ Đều có tính bắt buộc,

nghĩa là sự xuất hiện của chúng do nghĩa của động từ đòi hỏi và việc lược bỏ chúng

sẽ làm cho nghĩa của động từ trở nên không xác định. 3/ Về hình thức, chúng được

biểu hiện bằng danh từ hoặc các yếu tố tương đương.

Dựa vào chức năng mà các diễn tố thực hiện theo mối quan hệ với động từ,

L. Tesnière phân loại các diễn tố (actants) thành: diễn tố thứ nhất, diễn tố thứ hai và

diễn tố thứ ba.

Diễn tố thứ nhất từ góc độ ngữ nghĩa, chính là diễn tố chỉ kẻ hành động và vì

vậy, trong ngữ pháp học truyền thống, nó được gọi là chủ thể (sujet). L. Tesnière đề

nghị giữ thuật ngữ này. Trong câu “Alfred parle.” (Anphret nói.), Anphret từ góc độ

cấu trúc là diễn tố thứ nhất; từ góc độ nghĩa, chỉ chủ thể của hành động nói.

Diễn tố thứ hai về cơ bản, phù hợp với bổ ngữ chỉ đối thể trong ngữ pháp

truyền thống. L. Tesnière đề nghị gọi là đối thể. Chẳng hạn, trong câu “Alfred

frappe Bernard.” (Anphret đánh Bécna.), Bécna về cấu trúc là diễn tố thứ hai, về

nghĩa chỉ đối thể của hành động. Khi so sánh diễn tố chủ thể và diễn tố đối thế (bổ

ngữ), L. Tesnière lưu ý rằng chúng chỉ đối lập nhau về mặt nghĩa, còn mặt cấu trúc

(cú pháp) giữa chúng không có sự đối lập [104, tr.124]. L. Tesnière nhấn mạnh:

“Trên thực tế, từ góc độ cấu trúc, không phụ thuộc vào chỗ trước chúng là diễn tố

(actant) thứ nhất hay thứ hai, yếu tố bị phụ thuộc luôn luôn là bổ ngữ” [104, tr.124]

và khẳng định “diễn tố chủ thể (chủ ngữ truyền thống) chính là bổ ngữ cũng như

những bổ ngữ khác”. [104, tr.124]

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!