Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
86
Kích thước
2.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1532

Động lực và rào cản tác động đến ý định thanh toán di động trên các ứng dụng mua hàng - quan điểm người tiêu dùng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

--------∞0∞--------

NGUYỄN SĨ TÚ

ĐỘNG LỰC VÀ RÀO CẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH

THANH TOÁN DI ĐỘNG TRÊN CÁC ỨNG DỤNG MUA

HÀNG - QUAN ĐIỂM NGƯỜI TIÊU DÙNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

--------∞0∞--------

NGUYỄN SĨ TÚ

ĐỘNG LỰC VÀ RÀO CẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH

THANH TOÁN DI ĐỘNG TRÊN CÁC ỨNG DỤNG MUA

HÀNG - QUAN ĐIỂM NGƯỜI TIÊU DÙNG

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số chuyên ngành: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Giảng viên hướng dẫn: TS. Vân Thị Hồng Loan

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

NGUY

ỄN SĨ TÚ

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn “Động lực và rào cản tác động đến ý định thanh

toán di động trên các ứng dụng mua hàng - Quan điểm người tiêu dùng” là bài

nghiên cứu của chính tôi.

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam

đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố

hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.

Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận

văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các

trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Tp Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 12 năm 2021

Người thực hiện

i

i

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i

MỤC LỤC ....................................................................................................................... i

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ................................................................................ iv

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ............................................................................................ 1

1.1 Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 5

1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 5

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 5

1.5 Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 6

1.6 Kết cấu của luận văn ............................................................................................. 6

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................... 7

2.1 Các khái niệm liên quan ........................................................................................ 7

2.1.1 Thanh toán di động .......................................................................................... 7

2.1.2 Lợi ích của việc thanh toán di động. ................................................................ 8

2.1.3 Ý định hành vi .................................................................................................. 8

2.2 Các lý thuyết liên quan .......................................................................................... 9

2.2.1 Lý thuyết phản kháng đổi mới của Ram & Sheth (1989) ................................ 9

2.2.2 Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT2) của

Venkatesh và cộng sự (2012) .................................................................................. 13

2.3 Nghiên cứu liên quan .......................................................................................... 16

2.3.1 Nghiên cứu của Chen và cộng sự (2018). ...................................................... 16

2.3.2 Nghiên cứu của Kushwah và cộng sự (2019). ............................................... 17

2.3.3 Nghiên cứu của Kaur và cộng sự (2020) ....................................................... 17

2.3.4 Nghiên cứu của Chung và Liang (2020) ........................................................ 18

2.3.5. Nghiên cứu của Lê Châu Phú và Đào Duy Huân (2019) .............................. 19

2.3.6 Nghiên cứu của Trần Hữu Ái và Cao Hùng Tấn (2020)................................ 19

2.3.7 Nghiên cứu của Lê Tấn Phước (2017) ........................................................... 20

2.4 Vấn đề nghiên cứu ............................................................................................... 21

2.5 Khung nghiên cứu đề xuất .................................................................................. 22

2.6 Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................... 24

2.7 Mô hình đề xuất .................................................................................................. 28

Tóm tắt chương 2 ...................................................................................................... 29

ii

ii

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 30

3.1 Quy trình nghiên cứu........................................................................................... 30

3.2 Xây dựng thang đo lý thuyết ............................................................................... 31

3.3 Nghiên cứu định tính ........................................................................................... 31

3.4 Nghiên cứu định lượng chính thức ...................................................................... 36

3.4.1 Phương pháp chọn mẫu .................................................................................. 36

3.4.2 Công cụ đo lường ........................................................................................... 37

3.4.3 Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 37

3.4.4 Phương pháp xử lý dữ liệu ............................................................................. 37

3.5 Tóm tắt chương 3 ................................................................................................ 40

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................... 41

4.1 Thống kê mô tả mẫu ............................................................................................ 41

4.2 Thống kê mô tả biến ............................................................................................ 42

4.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo ....................................................................... 46

4.4 Phân tích nhân tố khám phá ................................................................................ 47

4.5 Kiểm định mô hình nghiên cứu ........................................................................... 49

4.5.1 Kiểm định giá trị hội tụ .................................................................................. 49

4.5.2 Kiểm định giá trị phân biệt ............................................................................ 50

4.5.3 Kiểm định đa cộng tuyến ............................................................................... 51

4.5.4 Đánh giá hệ số xác định (R2) ......................................................................... 53

4.5.5 Đánh giá hệ số tác động (f2) .......................................................................... 53

4.6 Đánh giá mối quan hệ và kiểm định giả thuyết nghiên cứu ................................ 54

4.7 Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................................. 56

4.8 Tóm tắt chương 4 ................................................................................................ 59

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .................................................. 61

5.1 Kết luận ............................................................................................................... 61

5.2 Một số hàm ý quản trị ......................................................................................... 62

5.2.1 Nâng cao Động lực thụ hưởng của khách hàng đối với ý định sử dụng thanh

toán trực tuyến ........................................................................................................ 62

5.2.2 Nâng cao Giá trị giá cả của khách hàng đối với ý định sử dụng thanh toán

trực tuyến ................................................................................................................ 63

5.2.3 Giảm thiểu các Rào cản tâm lý đối với ý định sử dụng thanh toán trực tuyến63

5.3 Giới hạn của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................... 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 67

iii

iii

PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ................................ 74

PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ........................... 76

iv

iv

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

Hình 1.1 Biểu đồ mua sắm trực tuyến bình quân đầu người năm 2019 .......................... 3

Hình 2.1 Mô hình phản kháng đổi mới của Ram & Sheth (1989) ................................ 12

Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu rào cản thông tin của Laukkanen & Kiviniemi (2010) . 13

Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu của Han-Shen Chen và cộng sự (2018) ........................ 16

Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu của Kushwah và cộng sự (2019) ................................... 17

Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu của Kaur và cộng sự (2020) .......................................... 18

Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu của Chung và Liang (2020)........................................... 18

Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu của Lê Châu Phú và Đào Duy Huân (2019) ................. 19

Hình 2.8 Mô hình nghiên cứu của Trần Hữu Ái và Cao Hùng Tấn (2020) .................. 20

Hình 2.9 Mô hình nghiên cứu của Lê Tấn Phước (2017) .............................................. 21

Hình 2.10 Mô hình nghiên cứu đề xuất ......................................................................... 29

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 31

1

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 Lý do chọn đề tài

Thương mại điện tử những năm trở lại đây trở thành đề tài được quan tâm tại

thị trường Việt Nam, khi hàng loạt tên tuổi lần lượt gia nhập. Trong đó, có một cơ hội

rất lớn và duy nhất để tồn tại, cũng như phát triển trong tương lai, nhìn từ cuộc bùng

nổ của thương mại điện tử, nếu không nhanh chân, doanh nghiệp sẽ bị bỏ lại phía sau

trong cuộc chơi mới. Thực tế, doanh nghiệp Việt Nam mặc dù bị đổ vỡ nhiều nhưng

cũng đã thể hiện sự linh hoạt trong ứng phó với đại dịch, thay đổi phương thức kinh

doanh và bất chấp thách thức. Báo cáo của Tổng cục Thống kê (GSO) vào tháng

9/2020 cho thấy hơn một phần ba trong số 152.000 công ty được khảo sát cho biết họ

đã đầu tư vào công nghệ, đặc biệt là công nghệ kỹ thuật số, để đổi mới năng lực quản

lý và cách tiếp cận với thị trường và khách hàng.

Theo khảo sát của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam - VECOM (2019)

tốc độ tăng trưởng của thị trường này đạt trên 32%, đưa tốc độ tăng trưởng của cả giai

đoạn 2016-2019 đạt khoảng 30%. Theo đó, quy mô thương mại điện tử bán lẻ hàng

hóa và dịch vụ tính đến cuối năm 2019 đạt khoảng 11,5 tỷ USD. VECOM dự đoán tốc

độ tăng trưởng của năm 2020 sẽ tiếp tục duy trì ở mức trên 30%, khi đó quy mô

thương mại điện tử Việt Nam sẽ vượt con số 15 tỷ USD. Thậm chí, dịch Covid-19 đã,

đang và tiếp tục làm nhanh quá trình phát triển của thị trường này. Theo Báo cáo

Thương mại điện tử các nước Đông Nam Á năm 2019 của Google, Temasek và Bain

& Company, với quy mô ban đầu là 3 tỷ USD năm 2015 nhưng với tốc độ tăng trưởng

trung bình tới 38%, quy mô thương mại điện tử bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

của Việt Nam năm 2019 đã đạt 12 tỷ USD. Báo cáo này dự đoán tốc độ tăng trưởng

trung bình cho cả giai đoạn 2015 - 2025 là 29%. Khi đó, quy mô thương mại điện tử

của Việt Nam sẽ vươn tới ngưỡng 43 tỷ USD và đứng ở vị trí thứ ba trong khối

ASEAN. Theo VECOM (2020), ngành chiếm tỷ lệ cao nhất trong năm là bán lẻ trực

tuyến chiếm 26% trong tất cả các ngành.

Các nền tảng bán lẻ trực tuyến

Những nền tảng số bán hàng trực tuyến phổ biến nhất là những sàn giao dịch

thương mại điện tử trong lĩnh vực bán lẻ. Những sàn bán lẻ (B2C) hàng đầu hiện nay

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!