Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên : góc nhìn lý thuyết nhu cầu mở rộng của Maslow
MIỄN PHÍ
Số trang
14
Kích thước
456.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1202

Động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên : góc nhìn lý thuyết nhu cầu mở rộng của Maslow

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Số 46, 2020

© 2020 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh

ĐỘNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN: GÓC NHÌN

LÝ THUYẾT NHU CẦU MỞ RỘNG CỦA MASLOW

LÊ THỊ KIM HOA1

, BÙI THÀNH KHOA2

1Khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh

2Khoa Thương mại du lịch, Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh

1

[email protected],

2

[email protected]

Tóm tắt – Nghiên cứu khoa học (NCKH) là công việc không những góp phần nâng cao chất lượng đào

tạo mà còn tạo ra tri thức mới phục vụ cho sự phát triển của nhân loại. Tại các trường đại học, NCKH là

một phần không thể thiếu đối với giảng viên. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn chưa tương xứng và phù hợp

tại các trường đại học - nơi đang chỉ thực hiện duy nhất một chức năng là giảng dạy. Do đó, nghiên cứu

này tập trung khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến động lực NCKH của giảng viên dựa trên lý thuyết nhu

cầu mở rộng của Maslow. Thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng bằng cách khảo sát 862 giảng

viên trong cả nước, nghiên cứu đã chỉ ra thu nhập, chính sách khen thưởng và công nhận, nâng cao trình độ

và năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm, sở thích, nhận thức đối với việc nghiên cứu khoa học, và

cơ hội thăng tiến có ảnh hưởng đồng biến đến động lực NCKH của giảng viên. Đồng thời, nghiên cứu cũng

đề xuất một số hàm ý quản trị cho các nhà quản lý tại cơ sở giáo dục đại học trong cả nước.

Từ khóa – Động lực nghiên cứu khoa học, lý thuyết nhu cầu Maslow mở rộng, giảng viên đại học

SCIENTIFIC RESEARCH MOTIVATIONS: A NEW APPROACH FROM MASLOW’S

HIERARCHY OF NEEDS THEORY

Abstract – Scientific research not only contributes to improving the quality of training but creates new

knowledge for the development of humankind. Scientific research is an integral part of lecturers in the

university. However, this critical activity is still inadequate and appropriate at universities - which are

currently performing only the teaching function. Therefore, this research focuses on discovering factors

that influence faculty research motivation based on the extended Maslow’s hierarchy of needs theory.

Through quantitative research methods by surveying 862 lecturers nationwide, the study showed that

income, reward and recognition policy, professional qualifications and competencies improvement,

responsibility, interests, perceptions of scientific research, and career promotion have a positive impact on

scientific research motivation of lecturers in the university. The study also proposed some managerial

implications for the board of directors in higher education institutions to improve the scientific research

motivation of lecturers.

Keywords – Scientific research motivations, the extended Maslow’s hierarchy of needs theory, lecturer

1 GIỚI THIỆU

Hiện nay, trên thế giới có nhiều bảng xếp hạng đại học, tất cả các bảng xếp hạng này đều đặt nặng vấn đề

NCKH và công bố quốc tế, tiêu chí NCKH được gắn trọng số cao; chiếm 30% trên 5 tiêu chí, bao gồm dạy

học (môi trường học tập); nghiên cứu (khối lượng, thu nhập và danh tiếng); trích dẫn (ảnh hưởng nghiên

cứu); triển vọng quốc tế (nhân viên, sinh viên và nghiên cứu), và thu nhập (chuyển giao kiến thức) [1]. Do

vậy, một trong những yếu tố quan trọng quyết định thứ hạng của các đại học là nghiên cứu khoa học. Điều

này cho ta thấy, NCKH có tầm quan trọng đặc biệt trong giáo dục đại học. Đồng thời, NCKH là công việc

không những góp phần nâng cao chất lượng đào tạo mà còn tạo ra tri thức mới phục vụ cho sự phát triển

của nhân loại. Đặc biệt, đối với giáo dục đại học, ngoài việc áp dụng các công nghệ tiến bộ trong giảng dạy

[2], tuyển sinh, đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên thì NCKH là một hoạt động cần thiết để nâng

cao năng lực của đội ngũ giảng viên, những nhà khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học; từ đó, tạo ra thêm

các giá trị về tri thức cho người học.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!