Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đơn thuốc chữa côn trùng cắn kiến ba khoang cắn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đơn thuốc chữa côn trùng cắn- kiến ba khoang cắn
Chú ý: đơn thuốc dưới đây mang tính chất tham khảo vì tùy vào cơ địa mỗi người, nếu bị dạ dày hoặc sau khi sử
dụng thuốc thấy bị dị ứng, cần dừng ngay.
I. Kiến ba khoang
Gần đây, ở nhiều nơi trên các tỉnh thành (khu dân cư, ký túc xá, chung cư…) có nhiều người bị côn trùng cắn vào ban đêm
làm đau nhức, mẩn đỏ, phồng rộp da rồi lở loét … làm nhiều người hoang mang không biết nguy hiểm cỡ nào và cách phòng trị
hữu hiệu ra sao.
Qua thu mẫu đã xác nhận loài côn trùng đó có tên thường gọi là kiến ba khoang đuôi nhọn – Paederus fuscipes curtis
(Staphylinidae, Coleoptera). Con trưởng thành rất thích bay vào đèn, thân mình dài độ 7 – 10mm, Thân chúng có màu đen và cam,
với đầu màu đen. Râu dài hình sợi chỉ, chân chạy nhanh, cánh ngắn đến nửa thân mình, cuối bụng nhọn có hai đuôi nhỏ. Kiến ba
khoang có thể bò trên mặt nước, thích ăn côn trùng như ăn bọ hóng bay vào ánh đèn ban đêm. Vào mùa mưa chúng sẽ di trú ở nơi
khô ráo hơn. Con trưởng thành có thể sống vài tháng và sinh sản ra khoảng 2 – 3 thế hệ/năm.
Con cái có độc tố pederin (còn gọi là cantharidin, thuộc loại alkaloid) trong một đôi tuyến ở cuối bụng dùng để bảo vệ trứng khi đẻ
khỏi bị các loài thiên địch khác tấn công. Cho nên nếu con vật bị chà xát hay chạm mạnh thì độc tố có thể tiết ra ngoài, dính vào da
người làm có cảm giác cháy da, đau đớn.