Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo: những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách ở Việt Nam hiện nay
PREMIUM
Số trang
176
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1275

Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo: những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách ở Việt Nam hiện nay

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

-----------------------------

NGUYỄN HOÀI SANH

ĐỜI SỐNG TÍN NGƢỠNG, TÔN GIÁO:

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CẤP BÁCH

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng

và chủ nghĩa duy vật lịch sử

Mã số: 62.22.80.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Hồ Sĩ Quý

2. TS. Nguyễn Văn Dũng

Hà Nội, năm 2013

2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

----------------------------

NGUYỄN HOÀI SANH

ĐỜI SỐNG TÍN NGƢỠNG, TÔN GIÁO:

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CẤP BÁCH

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội, năm 2013

3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết luận khoa học

của luận án chưa từng công bố trên bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Hoài Sanh

4

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 8

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu của nước ngoài 8

1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước 14

Chƣơng 2. TÔN GIÁO VÀ ĐỜI SỐNG TÍN NGƢỠNG, TÔN GIÁO:

MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN

33

2.1. Quan điểm về tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của các nhà

sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin

33

2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về đời

sống tín ngưỡng, tôn giáo

48

2.3. Một số quan điểm ngoài macxit 61

2.4. Về khái niệm đời sống tín ngưỡng, tôn giáo 67

Chƣơng 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CẤP BÁCH VỀ ĐỜI SỐNG

TÍN NGƢỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

72

3.1. Vấn đề mối quan hệ giữa tôn giáo với chính trị 72

3.2. Vấn đề mối quan hệ giữa tín ngưỡng, tôn giáo với văn hóa 84

3.3. Vấn đề mối quan hệ giữa tín ngưỡng, tôn giáo với đạo đức 96

Chƣơng 4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN CẤP BÁCH VỀ ĐỜI SỐNG

TÍN NGƢỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

109

4.1. Vấn đề lịch sử và đặc điểm của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt

Nam

110

4.2. Vấn đề gia tăng các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống xã

hội hiện nay

115

4.3. Vấn đề quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam

trong những năm gần đây

137

4.4. Một số khuyến nghị và giải pháp nhằm giải quyết tốt vấn đề tín

ngưỡng, tôn giáo vì sự phát triển đất nước

146

KẾT LUẬN 153

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 156

TÀI LIỆU THAM KHẢO 157

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Tín ngưỡng, tôn giáo là một hiện tượng xã hội đã tồn tại từ lâu cùng với

xã hội loài người. Ở mỗi thời kỳ lịch sử, trong từng khu vực cụ thể, tín

ngưỡng, tôn giáo có những vai trò và ảnh hưởng khác nhau đối với đời sống xã

hội. Sự tồn tại của các tín ngưỡng, tôn giáo và những quan hệ nội tại của các

tôn giáo cũng như giữa tôn giáo với đời sống xã hội không bất biến, chúng phát

triển, biến động tương ứng với những biến động của đời sống vật chất và nhu

cầu tinh thần của con người, phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn lịch

sử nhất định.

Xưa nay, ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống con

người; nguồn gốc, bản chất, chức năng cũng như cơ chế tác động, sự tồn tại,

xu hướng vận động, phát triển và vai trò, sự tác động nhiều mặt của đời sống

tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống xã hội nói chung ... luôn là những vấn

đề hết sức phức tạp và không phải khi nghiên cứu người ta bao giờ cũng tìm

được những lời giải thích thỏa đáng và sự đồng thuận.

Trước đây, đã có lúc nhiều người cho rằng, khi nhận thức con người

phát triển tới trình độ cao, khi khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, khi đời

sống con người sung túc,... thì ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời

sống con người sẽ thu hẹp dần và thậm chí nó tự tiêu vong. Nhưng thực tế

phức tạp hơn nhiều. Cùng với những biến động hết sức to lớn trong đời sống

chính trị nhân loại, cùng với những vấn đề mới được đặt ra trong nhận thức và

quá trình chinh phục thế giới khách quan do chính sự phát triển của khoa học

kỹ thuật mang lại..., đời sống tín ngưỡng, tôn giáo có những biến động mới.

Nhất là giai đoạn từ cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, các hoạt động tín

ngưỡng, tôn giáo có chiều hướng gia tăng và thay đổi màu sắc để thích nghi

với những chuyển biến hết sức mạnh mẽ của tình hình kinh tế, chính trị - xã

2

hội đang diễn ra trên thế giới và trong từng khu vực. Ở nhiều nơi, các hình

thức hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra phức tạp. Một số quan hệ giữa

nhà nước với các tổ chức tôn giáo, giữa một số tổ chức tôn giáo với nhau hoặc

giữa các cộng đồng thù địch mang màu sắc tín ngưỡng, tôn giáo đã có lúc

biến thành xung đột bạo lực, cản trở sự phát triển của xã hội.

Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo. Những năm gần đây,

cùng với xu hướng đổi mới toàn diện đất nước và sự thay đổi quan trọng

trong đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, đời sống tín

ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam diễn ra hết sức sôi động và không kém phần

phức tạp, ảnh hưởng mạnh mẽ, toàn diện đến đời sống tinh thần của bộ phận

lớn người dân; tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Với sự “phục

hưng” của tín ngưỡng truyền thống, hay sự “thức tỉnh tôn giáo”, đời sống tín

ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đang diễn ra vô cùng phong phú. Có thể nói, lần

đầu tiên xuất hiện nhiều biểu hiện, nhiều xu hướng rất đáng được quan tâm,

như: tình trạng cải đạo, bỏ đạo, tình trạng từ bỏ một số hình thức tín ngưỡng

truyền thống của đồng bào miền núi để theo tôn giáo mới. Một xu hướng khác

là xu hướng thế tục hóa tôn giáo cũng diễn ra khá mạnh mẽ. Các hoạt động xã

hội như hoạt động từ thiện, cứu tế được các tôn giáo quan tâm thực hiện trên

quy mô lớn; tình trạng truyền giáo của các nhà đầu tư nước ngoài lan rộng tại

nhiều địa phương; một số hình thức tín ngưỡng lạ được cộng đồng người Việt

đã từng lao động ở nước ngoài mang về kèm theo những nét mới trong các

hoạt động truyền giáo và sinh hoạt tín ngưỡng… Ngoài ra, ngay trong tín

ngưỡng truyền thống, bên cạnh việc gia tăng các hoạt động thờ cúng vốn đã

có lịch sử lâu đời lại xuất hiện nhiều biểu hiện mới (hoặc không mới nhưng ở

một mức độ phổ biến hơn) như lên đồng, cầu siêu, giải hạn, cầu an, tìm mộ,

gọi hồn, …

Cùng với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra bình thường trong

khuôn khổ pháp luật, đã xuất hiện nhiều hiện tượng đáng lo ngại, tiềm ẩn

3

nhiều nguy cơ đối với xã hội. Chẳng hạn, đã có tình trạng nhân danh truyền

giáo để thực hiện những mục đích phi tôn giáo, gây mất ổn định xã hội, phá

vỡ kết cấu xã hội truyền thống, ảnh hưởng đến việc bảo tồn bản sắc văn hóa

cổ truyền. Các hoạt động hành lễ mang tính chất mê tín, dị đoan; các hiện

tượng tệ nạn xã hội ăn theo sự bùng phát lễ hội làm méo mó đời sống lễ hội

ảnh hưởng xấu đến thuần phong mĩ tục và trật tự an toàn xã hội… Cũng đã

xuất hiện những hiện tượng tôn giáo mới với các hoạt động xa lạ, bí hiểm,

thậm chí là cách hành lễ rất phản văn hóa, vi phạm chính sách tự do tín

ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước, vi phạm pháp luật. Điều đáng nói là

những hiện tượng tôn giáo mới này vẫn có khả năng thu hút một bộ phận

không nhỏ người dân tin theo và có khả năng tập hợp tín đồ mở rộng địa bàn

hoạt động, ảnh hưởng. Thậm chí đã xẩy ra xung đột giữa chính quyền ở một

số địa phương với các tổ chức tôn giáo mà nhiều khi không phải do nguyên

nhân tín ngưỡng, tôn giáo…

Sự thay đổi mạnh mẽ trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam

trong những năm gần đây đang đặt ra những vấn đề cấp thiết cả về mặt lý luận

và thực tiễn. Việc nghiên cứu, xem xét đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt

Nam hiện nay một cách toàn diện, sâu sắc để làm cơ sở khoa học cho việc

hoạch định đường lối chính sách đúng đắn đối với tín ngưỡng, tôn giáo, một

mặt đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, mặt khác chống

các hiện tượng lợi dụng tôn giáo cũng như các sinh hoạt tôn giáo cuồng tín, bí

hiểm, bảo vệ quyền lợi công dân, bảo vệ lợi ích quốc gia đang là một đòi hỏi

mang tính cấp bách.

Góp phần vào việc nghiên cứu đời sống tín ngưỡng, tôn giáo cả về

phương diện lý luận và cả về phương diện thực tiễn, từ cách tiếp cận triết học,

chúng tôi chọn đề tài: Đời sống tín ngƣỡng, tôn giáo: những vấn đề lý luận

và thực tiễn cấp bách ở Việt Nam hiện nay làm nội dung nghiên cứu cho

luận án tiến sĩ triết học của mình.

4

2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án

Mục đích của luận án là nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn

cấp bách trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay dưới góc

độ triết học; trên cơ sở đó nêu khuyến nghị và một số giải pháp nhằm giải

quyết tốt vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát

triển của đất nước.

Để thực hiện mục đích nêu trên, luận án tập trung giải quyết những

nhiệm vụ cơ bản sau:

- Hệ thống hóa, góp phần làm rõ các quan điểm cơ bản về tín ngưỡng,

tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo.

- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cấp bách trong đời sống tín ngưỡng,

tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.

- Nghiên cứu một số vấn đề cấp bách trong thực tiễn đời sống tín

ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.

- Bước đầu đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp nhằm giải quyết tốt

vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển đất nước.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là đời sống

tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam từ năm 1990, kể từ khi có Nghị quyết 24-

NQ/TW (ngày 16 tháng 10 năm 1990) đến nay.

Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo là khái niệm rất rộng, vì thế có nhiều

cách tiếp cận. Chúng tôi tán thành quan điểm của Từ điển Bách khoa về tôn

giáo (Encyclopedia of Religion), theo đó “Đời sống tôn giáo bao hàm toàn

bộ các quan hệ nội bộ của tôn giáo và các quan hệ giữa tôn giáo với xã

hội” [dẫn theo 155]. Trên cơ sở quan niệm này, chúng tôi cũng sẽ đưa ra

định nghĩa riêng nhằm chi tiết hóa để dễ thao tác hơn (xem phần 2.4).

5

Phạm vi nghiên cứu: Cả hai mặt của đời sống tôn giáo được xác định

như trên là rất phong phú, việc xem xét cả hai mặt đó một cách chi tiết, cụ

thể thì chắc chắn không thể có công trình nghiên cứu nào bao quát hết

được. Trong khuôn khổ của một Luận án tiến sĩ triết học, mã ngành Chủ nghĩa

duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, công trình này không đi sâu

chuyên nghiên cứu về bản thân các tín ngưỡng, tôn giáo với tính cách là toàn bộ

các quan hệ nội bộ của các tôn giáo cũng như các biểu hiện thực hành đa dạng

của chúng. Chúng tôi, từ cách tiếp cận của mình, chủ yếu muốn nghiên cứu, tìm

hiểu về vị thế, vai trò và sự ảnh hưởng, tác động của tín ngưỡng, tôn giáo tới một

số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội; đồng thời lựa chọn nghiên cứu một số

vấn đề, hiện tượng thuộc các vấn đề nội tại của tôn giáo, tức các quan hệ nội

bộ của tín ngưỡng, tôn giáo, giới hạn nội dung ở một số vấn đề lý luận và thực

tiễn cấp bách đối với Việt Nam hiện nay.

Luận án cũng không đi sâu miêu tả, nghiên cứu đời sống tín ngưỡng,

tôn giáo ở từng địa phương cụ thể.

4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tín ngưỡng,

tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo. Luận án còn kế thừa, tiếp thu có chọn

lọc những tư tưởng của một số công trình nghiên cứu khoa học đã có như các bài

viết, luận án, các tư liệu điều tra, khảo sát… có liên quan đến nội dung được đề

cập trong luận án.

Về mặt phương pháp, luận án sử dụng các phương pháp phân tích và tổng

hợp, quy nạp và diễn dịch, lôgic và lịch sử, thống kê, đối chiếu so sánh…

5. Đóng góp mới của luận án

Từ góc độ triết học về đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện

nay, luận án đã phân tích và làm rõ được những vấn đề sau đây trên các phương

diện lý luận và thực tiễn:

6

- Luận án đã định nghĩa khái niệm “đời sống tín ngưỡng, tôn giáo”.

- Luận án đã nhấn mạnh và làm rõ một số vấn đề lý luận cấp bách trong

đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay như, vấn đề quan hệ giữa

tôn giáo với chính trị; vấn đề quan hệ giữa tín ngưỡng, tôn giáo với văn hóa;

vấn đề quan hệ giữa tín ngưỡng, tôn giáo với đạo đức.

- Luận án đã nhấn mạnh và làm rõ một số vấn đề thực tiễn cấp bách

trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay như, vấn đề lịch sử

tôn giáo ở Việt Nam; vấn đề gia tăng các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; vấn

đề quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức tôn giáo và vấn đề về sự xuất hiện

các hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam.

- Luận án đã đề xuất 4 khuyến nghị và 6 giải pháp nhằm giải quyết tốt

vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, tạo môi trường xã hội thuận lợi cho sự phát triển

đất nước.

- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,

giảng dạy và tư vấn chính sách về những vấn đề thuộc đời sống tín ngưỡng,

tôn giáo.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Luận án góp phần củng cố nhận thức lý luận về tín ngưỡng, tôn giáo và

đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; làm rõ các vấn đề thực tiễn cấp bách trong đời

sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Việc nghiên đời sống tín

ngưỡng, tôn giáo cả dưới góc độ lý luận và thực tiễn góp phần cung cấp cơ sở

khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước

đối với vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo.

Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng

dạy và học tập những vấn đề thuộc đề tài tín ngưỡng, tôn giáo và chủ nghĩa vô

thần khoa học. Luận án cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan

tâm đến đề tài này.

7

7. Kết cấu của luận án

Ngoài Lời cam đoan, Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Danh mục các bài

viết của tác giả đã công bố có liên quan đến luận án, Tài liệu tham khảo, nội

dung chính của luận án gồm 04 chương, 13 tiết và kết luận các chương.

8

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu của nƣớc ngoài

Từ lâu, vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đã

được quan tâm nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới. Những công trình đó đã

gợi mở những cách nhìn nhận, đánh giá nhiều chiều đối với tôn giáo. Sau đây

chúng tôi xin đề cập chi tiết hơn tình hình nghiên cứu nói trên qua một số tác

phẩm đáng chú ý với các tác giả tiêu biểu được biết đến ở Việt Nam.

Tác phẩm Các hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển của chúng

của X.A. Tocarev, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994 được nhiều nhà

nghiên cứu tôn giáo ở Việt Nam xem là “sách kinh điển” trong nghiên cứu về

tín ngưỡng, tôn giáo. X.A. Tocarev thường nhấn mạnh tôn giáo là một hiện

tượng xã hội, vì thế tôn giáo mặc dù là một hình thức của hệ tư tưởng - vẫn

không thể chỉ quy vào những quá trình suy nghĩ diễn ra trong đầu óc con

người. Nó bao hàm những phạm vi rộng lớn, hoặc nhiều hoặc ít, những hoạt

động của con người, nó phản ánh và đồng thời sản sinh ra những hình thức

đặc biệt của xã hội. Trong tác phẩm này, tác giả đã tập trung nghiên cứu về

các hình thức tôn giáo sơ khai ra đời trong khi xã hội loài người còn chưa

phân hóa giai cấp; quá trình phát triển của chúng, tác động và gia nhập vào

các tôn giáo xuất phát trong xã hội có giai cấp.

Cuốn Mười tôn giáo lớn trên thế giới do Hoàng Tâm Xuyên, một nhà

nghiên cứu có tên tuổi của Trung Quốc, chủ biên, Nxb. Chính trị Quốc gia,

Hà Nội, 1999 đã giới thiệu một cách khái quát bối cảnh ra đời, quá trình phát

triển, phân phái, những kinh điển cơ bản, các nghi thức tế tự của 10 tôn giáo

lớn trên thế giới. Theo các tác giả, có nhiều cách phân chia khác nhau về quá

trình phát triển của lịch sử tôn giáo, mỗi cách đều có lý do của nó và đều có

những giới hạn nhất định. Các tác giả đã nhìn nhận lịch sử phát triển của tôn

giáo trên phạm vi toàn thế giới theo bốn giai đoạn: tôn giáo nguyên thủy, tôn

9

giáo cổ đại, tôn giáo trung đại, tôn giáo cận hiện đại… Cuốn sách cũng đã đề

cập đến quá trình truyền bá các tôn giáo lớn vào Trung Quốc cũng như phân

tích mức độ ảnh hưởng khác nhau đối với từng lĩnh vực chính trị, đời sống xã

hội, văn hóa, nghệ thuật… Trung Quốc.

Năm 2000, Hiệp hội các nhà khoa học xã hội về tôn giáo Pháp đã tổ

chức hội thảo khoa học xung quanh vấn đề toàn cầu hóa tôn giáo, kết quả đã

xuất bản sách Toàn cầu hóa tôn giáo, do Nxb. L’ Harmattan Paris ấn hành

năm 2011. Cuốn sách tập trung đề cập vấn đề toàn cầu hóa tôn giáo dưới sự

tác động của toàn cầu hóa kinh tế và những biểu hiện của nó.

Trong các năm 1997 đến 2005, Viện Thông tin Khoa học Xã hội đã sưu

tầm, dịch và giới thiệu nhiều bài viết của các học giả nước ngoài nghiên cứu

về vấn đề tôn giáo trong xã hội hiện đại, xuất bản bộ sách gồm 5 tập Tôn giáo

và đời sống hiện đại. Đáng chú ý, cuốn sách có một số bài nghiên cứu sự thay

đổi của đời sống tôn giáo trong xã hội hiện đại, trước sự tác động của toàn cầu

hóa kinh tế, nhất là các tác giả Trung Quốc.

Những năm gần đây có một số tác phẩm đáng chú ý của các học giả

Trung Quốc cũng đã được dịch và phổ biến ở nước ta. Có thể kể tác giả Trác

Tân Bình, nhà nghiên cứu có nhiều công trình về tôn giáo của Trung Quốc. Tác

phẩm Lý giải tôn giáo của ông (Trần Nghĩa Phương, dịch), Nxb. Hà Nội, 2007

đã gây được sự chú ý trong giới nghiên cứu tôn giáo ở Việt Nam. Trong công

trình này, những vấn đề cơ bản của tôn giáo như tôn giáo là gì? Bản chất tôn

giáo? Vai trò của tôn giáo trong xã hội hiện đại… đã được ông lý giải. Tác giả

đặc biệt coi trọng vai trò của tôn giáo và vai trò của công tác nghiên cứu tôn

giáo, đi sâu nghiên cứu những biểu hiện bên ngoài của các tôn giáo, đồng thời

phân tích kết cấu nội tại của chúng nhằm đạt đến sự lý giải chân thực thế giới

tâm linh tôn giáo, qua đó làm nổi bật mối quan hệ khách quan gắn bó giữa tôn

giáo với đời sống hiện thực của nhân loại. Trong công trình này, tác giả cũng đã

nghiên cứu về tôn giáo Trung Quốc đương đại và giới thiệu một số tôn giáo lớn

trên thế giới.

10

Trương Chí Cương có tác phẩm Tôn giáo học là gì? (Trần Nghĩa

Phương, dịch), Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2007.

, William James, Paul Tillich, Max

Weber, Max Müller, v.v

...

đã được tác giả nghiên cứu.

Cuốn Vũ trụ trong một nguyên tử sự hội tụ của khoa học và tâm linh

của Đạt Lai Lạt Ma, Nxb. Văn hóa Sài Gòn, 2008 do Mai Sơn dịch đã khảo

sát hai lĩnh vực tri thức quan trọng của nhân loại là khoa học và tâm linh

nhằm phát triển phương pháp nhận thức thế giới, thăm dò sâu xa thế giới hữu

hình và vô hình thông qua việc dùng lý trí để khám phá chứng cứ. “Cuốn sách

không phải là sự nổ lực hợp nhất khoa học và tâm linh nhưng là một cố gắng

khảo sát hai lĩnh vực quan trọng của nhân loại nhằm phát triển phương pháp

nhận thức thế giới quanh ta tổng quát hơn và tích hợp hơn…” [101, tr. 13].

Tác giả cho rằng, tâm linh và khoa học là hai lĩnh vực khác nhau nhưng bổ

sung cho nhau nhằm mục tiêu chung lớn lao là tìm kiếm chân lý. Ông cho

rằng, có thể khoa học sẽ lĩnh hội được những điều mới mẽ từ sự kết nối với

lĩnh vực tâm linh, đặc biệt vì sự gần gũi của tâm linh với những vấn đề rộng

lớn hơn của con người, từ đạo đức đến xã hội, nhưng chắc chắn có một số

phương diện nhất định của tư tưởng Phật giáo - như các học thuyết vũ trụ luận

cổ lỗ và vật lý học sơ khai của nó - sẽ phải được sửa đổi dưới ánh sáng những

tri thức khoa học mới mẻ.

Tác phẩm Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản

(Max Weber, Bùi Văn Nam Sơn dịch, Nxb. Tri Thức, 2008) đã đề cập khá sâu

sắc đạo đức Tin Lành với chủ nghĩa tư bản. Tác giả cho rằng, các nhân tố tôn

giáo có vai trò trung tâm trong sự hình thành của các nền văn minh, đặc biệt

11

là sự ra đời của tư duy lý tính phương Tây. Trong cuốn sách này, M. Weber

đã khảo sát quan niệm đạo đức và động cơ ứng xử của các cá nhân thuộc các

giáo phái Tin Lành, cũng như ý nghĩa mà nó gán cho hành động xã hội của

mình, nhằm đi đến giả thuyết cho rằng nền đạo đức Tin Lành có một mối liên

hệ “tương hợp chọn lọc” với “tinh thần” của chủ nghĩa tư bản. Vì thế đã tạo

nên một động lực tinh thần cần thiết và thuận lợi cho sự phát triển của chủ

nghĩa tư bản ở châu Âu.

Gần đây, cuốn Tôn giáo đương đại Mỹ của tác giả Lưu Bành (Trung

Quốc, người dịch: Trần Nghĩa Phương), Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội,

2009 cũng đã được giới nghiên cứu về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam chú

ý. Câu hỏi mà nhiều người quan tâm là, ở một quốc gia văn minh vật chất

phát triển hàng đầu thế giới hiện nay, tôn giáo có vai trò gì? Tác giả, sau khi

giới thiệu các tôn giáo ở Mỹ đã tập trung nghiên cứu một cách tổng thể đời

sống tôn giáo Mỹ đương đại, làm rõ mối quan hệ của người dân Mỹ với tôn

giáo, lý giải sự ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo trong xã hội Mỹ, nơi hàng năm

có đến 5.200 triệu lượt người tham gia các hoạt động tôn giáo; nơi tôn giáo có

mặt ở hầu khắp các hoạt động thế tục, nơi nhiều trường đại học danh tiếng (và

nổi tiếng trên toàn thế giới) do nhà thờ sáng lập. Tôn giáo đã cắm rễ rất sâu

trong xã hội Mỹ, có ảnh hưởng rất rộng lớn đối với quốc gia này. Nước Mỹ,

vì thế, được xem là quốc gia thế tục nhất và cũng là quốc gia có tính tôn giáo

mạnh trên thế giới nhất [xem 116].

Lưu Bành còn có nghiên cứu Vốn xã hội của đoàn thể tôn giáo Mỹ,

Trần Nghĩa Phương dịch, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 2, 3/2010 tiếp tục

nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tôn giáo đối với đời sống xã hội nước Mỹ.

Tác giả đi sâu phân tích vốn xã hội to lớn của đoàn thể tôn giáo ở quốc gia

này, cho rằng, nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan cụ thể khác nhau

đã tạo ra sự bảo đảm cho tổ chức tôn giáo tham dự vào hoạt động xã hội. Các

tổ chức tôn giáo ở Mỹ nắm giữ nguồn vốn xã hội phong phú, sử dụng nó

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!