Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đối sánh đảng quốc đại (ấn độ) và đồng minh hội (trung quốc) từ 1885 - 1918.
MIỄN PHÍ
Số trang
67
Kích thước
558.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1457

Đối sánh đảng quốc đại (ấn độ) và đồng minh hội (trung quốc) từ 1885 - 1918.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ỌC N N

ỌC SƢ P M

K OA LỊC SỬ

K ÓA LUẬN TỐT N ỆP ỌC

ối sánh ảng Quốc ại (Ấn ộ) và ồng Minh hội

(Trung Quốc) từ 1885 - 1918

Sinh viên thực hiện : Phạm ồ Khánh Linh

Ngƣời hƣớng dẫn : Dƣơng Thị Tuyết

Đà Nẵng, tháng 5/ 2013

2

MỞ ẦU

1. Lý do chọn đề tài.

Từ cuối thế kỷ XIX, các nước tư bản phương Tây chuyển sang giai đoạn đế

quốc chủ nghĩa, đang tích chạy đua vũ trang, tìm kiếm thị trường. Trong lúc đó, châu

Á là một trong những châu lục phong phú về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên

nhiên đang trên đà suy yếu, trì trệ vì sự thống trị của chế độ phong kiến và đã trở thành

đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây. Sự khác biệt về trình độ, tốc độ phát

triển, sự khủng hoảng của chế độ phong kiến là những điều kiện hết sức thuận lợi để

các nước tư bản phương Tây lần luợt xâm chiếm các nước châu Á biến thành thuộc địa

và phụ thuộc.

Song song với quá trình xâm lược của thực dân phương Tây là phong trào đấu

tranh của nhân dân các nước châu Á để bảo vệ độc lập dân tộc. Thực tiễn đã chứng

minh rằng, trong những năm cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, phong trào đấu tranh

chống thực dân và phong kiến diễn ra liên tục mạnh mẽ của các giai cấp, tầng lớp

trong xã hội, trong đó có phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản.

Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản đã diễn ra ở hàng loạt các nước châu Á như

Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia và nó tạo nên “Cơn bão táp cách

mạng” ở châu Á đầu thế kỷ XX. Nhưng mạnh mẽ và để lại nhiều dấn ấn sâu sắc nhất

trong phong trào đấu tranh của dân tộc nói riêng và châu Á nói chung là cuộc đấu

tranh của giai cấp tư sản Ấn Độ và Trung Quốc.

Từ lâu đối với người phương Tây, Ấn Độ là đất nước thần kỳ và giàu có. Chính

sự giàu có đó đã thôi thúc các nước phương Tây sớm tìm đến xứ sở này. Bằng ưu thế

về quân sự, kinh tế, người Anh đã gạt Pháp và Hà Lan ra để giành quyền độc chiếm

Ấn Độ. Đến giữa thế kỷ XIX thì thực dân Anh đã hoàn thành công cuộc xâm lược và

thiết lập chế độ ở đây. Giống như Ấn Độ, Trung Quốc cũng là miếng mồi béo bở mà

các nước phương Tây đều muốn có được.Với cuộc chiến tranh thuốc phiện (1840 –

1842), đã biến Trung Quốc từ một quốc gia độc lập trở thành một nước nửa phong

kiến nửa thuộc địa.

Cùng chung số phận giống nhau, dưới ách xâm lược và thống trị của thực dân

phương Tây, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân và giai cấp phong kiến đã nổ ra

mạnh mẽ và quyết liệt. Tuy nhiên các cuộc khởi nghĩa, phong trào đấu tranh đó đều đi

đến thất bại. Trước sự thất bại của các giai cấp cũ, vai trò lãnh đạo đặt lên vai giai cấp

3

tư sản, họ đại diện cho giai cấp mới trong xã hội. Và giai cấp tư sản Ấn Độ, Trung

Quốc đã sớm bước lên vũ đài chính trị, trở thành lực lượng độc lập với sự ra đời chính

đảng riêng của mình. Đó là sự thành lập Đảng Quốc Dân Đại hội ( gọi tắt là Đảng

Quốc Đại) vào năm 1885 tại Bombay - Ấn Độ và Trung Quốc Đồng Minh hội (gọi tắt

là Đồng Minh hội) vào năm 1905 tại Hônôlulu – Nhật Bản.

Đảng Quốc Đại và Đồng Minh hội ra đời với tư cách là một chính đảng đầu tiên

của giai cấp tư sản đã lãnh đạo phong trào đấu tranh chống thực dân, phong kiến theo

những con đuờng khác nhau phù hợp với điều kiện xã hội, lịch sử dân tộc mình trong

thời cận đại.

Do điều kiện khác nhau về vị trí địa lý, văn hoá và con người cũng như chính

sách thống trị của các nước đế quốc nên bên cạnh những điểm tương đồng thì giữa

Đảng Quốc Đại (Ấn Độ) và Đồng Minh hội (Trung Quốc) có những điểm khác biệt

trên nhiều mặt, nhiều khía cạnh. Chính sự tương đồng và khác biệt giữa Đảng Quốc

Đại và Đồng Minh hội đã tạo nên những nét riêng trong phong trào chống thực dân,

phong kiến giữa hai nước Ấn Độ và Trung Quốc. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến phong

trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Châu Á.

Vấn đề đối sánh Đảng Quốc Đại (Ấn Độ) và Đồng Minh hội (Trung Quốc) là

một đề tài hết sức mới mẻ và chưa có một công trình chuyên khảo nào. Vì vậy, qua đề

tài này chúng tôi muốn làm rõ và tìm hiểu sâu hơn những điểm tương đồng, khác biệt

giữa Đảng Quốc Đại và Đồng Minh hội từ năm 1885 đến năm 1918. Đồng thời, thực

hiện đề tài còn giúp chúng tôi lĩnh hội thêm những kiến thức về lịch sử thế giới cận

đại, bổ sung những hiểu biết nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy sau này. Và đây sẽ

là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành lịch sử.

Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, chúng tôi chọn đề tài “ ối sánh

ảng Quốc ại (Ấn ộ) và ồng Minh hội (Trung Quốc) từ 1885 - 1918” làm

khóa luận tốt nghiệp.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Từ trước đến nay, vấn đề phong trào giải phóng dân tộc ở hai nước Ấn Độ và

Trung Quốc được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên việc đi sâu tìm hiểu

Đảng Quốc Đại và Đồng Minh Hội trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của

hai nước không phải là nhiều. Đặc biệt đề tài nghiên cứu “Đối sánh Đảng Quốc Đại

4

(Ấn Độ) và Đồng Minh hội (Trung Quốc) từ 1885 - 1918” lại càng ít hơn, chỉ dừng lại

ở mức độ nhất định, cụ thể là:

Cuốn “Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc thế kỷ XX một cách tiếp cận” của

tác giả Đỗ Thanh Bình, đã đề cập đến con đường đấu tranh của giai cấp tư sản Ấn Độ,

Trung Quốc, trong đó có trình bày sự ra đời của Đảng Quốc Đại và Đồng Minh hội.

Tác giả J. Nehru với cuốn “Phát hiện Ấn Độ”, tập 2, tập 3 đã đề cập đến những

hoạt động cơ bản của Đảng Quốc Đại trong quá trình đấu tranh để đi tới độc lập dân

tộc.

Trong cuốn “Lịch sử cận đại Trung Quốc” của tác giả Nguyễn Huy Quý, đã trình

bày phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Trung Quốc, trong đó có đề cập

đến sự ra đời Trung Quốc Đồng Minh hội dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản.

Bài giảng “Phong trào đấu tranh chống thực dân và phong kiến của nhân dân

Châu Á trong thời cận đại” của tác giả Lê Cung, đã khái quát phong trào đấu tranh của

các giai cấp, tầng lớp trong xã hội các nước Châu Á, trong đó nói đến con đường đấu

tranh của giai cấp tư sản.

Ngoài ra, còn một số tạp chí có những bài viết tìm hiểu về sự thành lập và quá

trình hoạt động của Đảng Quốc Đại và Đồng Minh hội như trong Tạp chí nghiên cứu

lịch sử, số 5(330), trang 70 – 79 có bài:“ Sự ra đời của Đảng Quốc Đại (28 – 12 –

1885)” của tác giả Văn Ngọc Thành. Hay bài “Trung Quốc cách mạng Đồng Minh

hội” và các nhóm cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á trong Tạp chí nghiên cứu lịch

sử, số 5(258), trang 83 – 88 và còn một số tác phẩm nữa.

Các nguồn tài liệu trên đây đều có đề cập đến sự ra đời và quá trình hoạt động

của Đảng Quốc Đại ở Ấn Độ và Đồng Minh hội ở Trung Quốc trong phong trào đấu

tranh giải phóng dân tộc trong thời cận đại. Tập hợp các tài liệu trên và các tài liệu có

liên quan với khả năng tìm tòi, tinh thần nghiên cứu tài liệu nghiêm túc chúng tôi

mong muốn tìm hiểu sâu hơn để từ đó có thể so sánh những điểm tương đồng và khác

biệt giữa Đảng Quốc Đại và Đồng Minh hội từ 1885 – 1918.

3. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.

3.1. ối tƣợng nghiên cứu.

Đối tượng của khóa luận là quá trình ra đời và hoạt động của Đảng Quốc Đại và

Đồng Minh hội. Đặc biệt là tập trung so sánh những điểm tương đồng và khác biệt

giữa Đảng Quốc Đại (Ấn Độ) và Đồng Minh hội (Trung Quốc) từ 1885 - 1918.

5

3.2. Phạm vi nghiên cứu.

- Về mặt không gian: Đảng Quốc Đại (Ấn Độ) và Đồng Minh hội (Trung

Quốc)

- Về mặt thời gian: 1885 – 1918.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

4.1. Mục đích nghiên cứu.

Nghiên cứu vấn đề “Đối sánh Đảng Quốc Đại (Ấn Độ) và Đồng Minh hội

(Trung Quốc) trong thời cận đại”, chúng tôi nhằm thực hiện các mục đích:

- Làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa Đảng Quốc Đại (Ấn Độ) và

Đồng Minh hội (Trung Quốc) từ 1885 - 1918. Từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá

về vai trò cũng như ảnh hưởng của hai đảng đối với phong trào đấu tranh của dân tộc

nói riêng và Châu Á nói chung.

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.

Để đạt được những mục đích nêu trên, chúng tôi hướng vào thực hiện những

nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu sự ra đời và quá trình hoạt động của Đảng Quốc Đại (Ấn Độ) và

Đồng Minh hội (Trung Quốc) trong thời cận đại.

- Vạch ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa Đảng Quốc Đại (Ấn Độ)

và Đồng Minh hội (Trung Quốc) từ 1885 - 1918.

- Rút ra những nhận xét, đánh giá về vai trò và ảnh hưởng của Đảng Quốc Đại

và Đồng Minh hội.

5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.

5.1. Nguồn tƣ liệu.

Để thực hiện đề tài này tôi sưu tầm các nguồn tư liệu trong sách chuyên khảo,

giáo trình, các tạp chí ở phòng học liệu Khoa Lịch sử, thư viện trường, thư viện tổng

hợp Đà Nẵng, thư viện quân khu V, sử dụng các bài viết đăng trên báo và Internet…

5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.

- Phương pháp luận: phương pháp lịch sử, phương pháp logic.

- Phương pháp cụ thể: tiến hành chọn lọc, sắp sếp tư liệu và sau đó bằng các

thao tác so sánh đối chiếu, tổng hợp, phân tích các tài liệu khác nhau để phục vụ mục

đích nghiên cứu.

6

6. óng góp của đề tài.

Nghiên cứu đề tài “Đối sánh Đảng Quốc Đại (Ấn Độ) và Đồng Minh hội

(Trung Quốc) từ 1885 - 1918”, tôi muốn phân tích, làm rõ những điểm tương đồng và

khác biệt giữa Đảng Quốc Đại và Đồng Minh hội trong việc tổ chức, lãnh đao nhân

dân đấu tranh giải phóng dân tộc của hai nước Ấn Độ, Trung Quốc. Mặt khác, qua đó

thấy được Đảng Quốc Đại và Đồng Minh hội có ảnh hưởng rất lớn đối với phong trào

giải phóng dân tộc ở các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam.

Đồng thời, đề tài hoàn thành sẽ là nguồn tư liệu tham khảo cho sinh viên

chuyên ngành Lịch sử.

7. Bố cục của đề tài.

Đề tài này ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục, tài liệu tham khảo,

phần nội dung gồm có 2 chương:

Chương 1: Quá trình ra đời và hoạt động của Đảng Quốc Đại và Đồng Minh hội

từ 1885 - 1918.

Chương 2: Những điểm tương đồng và khác biệt giữa Đảng Quốc Đại (Ấn Độ)

và Đồng Minh hội (Trung Quốc) từ 1885 - 1918.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!