Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THANH HÀ
§éi ngò trÝ thøc gi¸o dôc §¹i häc ViÖt Nam
trong ®µo t¹o nguån nh©n lùc chÊt l-îng cao
thêi kú ®Èy m¹nh c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2014
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THANH HÀ
§éi ngò trÝ thøc gi¸o dôc §¹i häc ViÖt Nam
trong ®µo t¹o nguån nh©n lùc chÊt l-îng cao
thêi kú ®Èy m¹nh c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa
Chuyên ngành : Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số : 62 22 85 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS ĐỖ THỊ THẠCH
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực và
có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Thị Thanh Hà
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN 6
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 6
1.2. Những giá trị khoa học của các công trình tổng quan và những vấn đề luận
án cần làm rõ 22
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TRÍ THỨC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG
ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO THỜI KỲ ĐẨY
MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 26
2.1. Trí thức giáo dục đại học và nguồn nhân lực chất lượng cao Việt Nam thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 26
2.2. Vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục đại học trong đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 52
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
VIỆT NAM TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO
THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ ĐẶT RA 60
3.1. Những yếu tố tác động đến đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam
trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao 60
3.2. Thực trạng đội ngũ trí thức giáo dục đại học trong đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao - thành tựu và hạn chế 74
3.3. Một số vấn đề đặt ra đối với đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam
trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay 109
Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT
HUY VAI TRÕ CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO THỜI KỲ
ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 121
4.1. Một số quan điểm cơ bản 121
4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức giáo
dục đại học Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 127
KẾT LUẬN 152
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 155
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 156
PHỤ LỤC 171
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CNCS : Chủ nghĩa cộng sản
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đạị hóa
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
CTQG : Chính trị quốc gia
ĐHQG : Đại học quốc gia
GS : Giáo sư
KH&CN : Khoa học và công nghệ
KHTN : Khoa học tự nhiên
KHXH&NV : Khoa học Xã hội và Nhân văn
KTTT : Kinh tế tri thức
KT-XH : Kinh tế - xã hội
LLSX : Lực lượng sản xuất
NNLCLC : Nguồn nhân lực chất lượng cao
Nxb : Nhà xuất bản
PGS : Phó Giáo sư
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TS : Tiến sĩ
TSKH : Tiến sĩ khoa học
VUSTA : Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những vấn đề cốt lõi
trong chiến lược phát triển KT-XH của mỗi quốc gia. Ngày nay, hầu như bất cứ
quốc gia nào trên thế giới cũng đều nhận thức rõ chất lượng nguồn lực con người
là nhân tố quyết định cho sự phát triển. Nhiều nghiên cứu hiện nay đã chỉ ra rằng,
đầu tư cho nguồn nhân lực thông qua các hoạt động giáo dục và đào tạo, chăm sóc
sức khoẻ…, được xem là đầu tư hiệu quả nhất, quyết định khả năng tăng trưởng
kinh tế nhanh và bền vững của mỗi quốc gia - dân tộc. Giáo dục và đào tạo, trong
đó có giáo dục đại học được coi là chiến lược quan trọng hàng đầu đối với phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao, bởi nó góp phần làm tăng giá trị toàn diện
của con người về các mặt: đức, trí, thể, mỹ, đặc biệt là năng lực nghề nghiệp. Giáo
dục đại học không chỉ tích luỹ tri thức mà còn tạo ra tri thức mới, trang bị kỹ năng
cần thiết giúp cho mỗi cá nhân phát hiện và làm giàu thêm sự hiểu biết để tự phát
triển và khẳng định mình trong cuộc sống.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, sự phân công lao động có
tính chất quốc tế diễn ra mạnh mẽ, sự cạnh tranh giữa các quốc gia càng quyết liệt
hơn. Trong cuộc đấu tranh này, thực tiễn cho thấy, chỉ có phát huy tối đa
NNLCLC mới có thể tận dụng triệt để những cơ hội của toàn cầu hoá nhằm phát
triển đất nước.
Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
Quá trình này chỉ đạt được kết quả khi chúng ta kết hợp tốt sức mạnh của mọi
nguồn lực, trong đó nội lực là quyết định. Do vậy, yêu cầu về NNLCLC đang đặt
ra đối với hệ thống giáo dục nói chung và hệ thống giáo dục đại học nói riêng,
trong đó đội ngũ trí thức các nhà giáo đại học giữ vai trò trọng yếu.
Trí thức giáo dục đại học (bao gồm các nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản
lý, các chuyên gia đang trực tiếp giảng dạy, nghiên cứu ở bậc đại học) là bộ phận
quan trọng của đội ngũ trí thức giáo dục và đào tạo, giữ vai trò quyết định nhất
trong đào tạo NNLCLC, thực hiện chuyển giao và đổi mới công nghệ, bảo tồn và
2
phát triển những giá trị văn hoá dân tộc, tiếp thu có hiệu quả những giá trị văn hoá
tiên tiến trên thế giới.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định vai trò
của trí thức. Đặc biệt, gần đây, Hội nghị Trung ương 7 Khoá X, Đảng ta nhấn
mạnh: "Đội ngũ trí thức nước ta có tinh thần yêu nước, có lòng tự hào dân tộc sâu
sắc, luôn gắn bó với sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Bằng hoạt động sáng tạo, trí
thức nước ta đã có đóng góp lớn trên tất cả các lĩnh vực xây dựng, bảo vệ Tổ
quốc" [46, tr.82].
Thực tế gần 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế đã chứng minh cho sức
mạnh và đóng góp to lớn của trí thức Việt Nam vào quá trình phát triển đất nước,
trong đó có đội ngũ trí thức giáo dục đại học. Bằng lao động sáng tạo của mình, trí
thức giáo dục đại học đã góp phần đào tạo những lớp người lao động mới (học
viên, sinh viên) hữu ích cho sự phát triển xã hội. Đó là NNLCLC trong tương lai
gần, những người có năng lực làm chủ công nghệ tiên tiến, có khả năng đổi mới
và hiện đại hoá công nghệ truyền thống, từng bước sáng tạo những công nghệ
mới, hiện đại, phù hợp với con người, với điều kiện và môi trường Việt Nam.
Trong Chiến lược phát triển KT-XH đến năm 2020, Đảng ta quán triệt ba khâu
cần đột phá, trong đó: “phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là NNLCLC, tập
trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt
chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng KH&CN” [49, tr.106].
Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của NNLCLC trong bối cảnh đẩy
mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, giáo dục đại học Việt Nam chưa đáp ứng
kịp thời, đội ngũ trí thức giáo dục đại học chưa thực sự phát huy hết tính tích cực
của mình; tình trạng thừa về số lượng, yếu về chất lượng, thiếu hụt đội ngũ trí thức
có trình độ chuyên môn cao, năng lực sư phạm giỏi và phẩm chất chính trị vững
vàng đang diễn ra; tình trạng mất cân đối về cơ cấu ngành nghề đào tạo, phân bố
khu vực, lứa tuổi cũng đang là vấn đề cần quan tâm; đội ngũ cán bộ làm công tác
quản lý giáo dục đại học chưa hội tụ đủ những tiêu chí để đáp ứng kịp thời yêu
cầu đổi mới của đất nước, nhất là đội ngũ chuyên gia nghiên cứu và thiết kế chính
sách giáo dục đại học v.v..
3
Những bất cập trên của trí thức giáo dục đại học Việt Nam đã dẫn đến hệ
lụy trực tiếp, đó là: một bộ phận không nhỏ NNLCLC đang được đào tạo ở các
trung tâm giáo dục, đào tạo lớn của Việt Nam (học viên, sinh viên) sau khi ra
trường năng lực không đáp ứng được đòi hỏi công việc. Thực tế, một lực lượng
không nhỏ còn thiếu hụt nghiêm trọng về kỹ năng thực hành nghề nghiệp… dẫn
đến mất tự tin, hạn chế về năng lực sáng tạo so với học viên, sinh viên các nước
trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, ý thức chính trị, ý thức pháp luật, văn hóa
đạo đức và lối sống của một bộ phận NNLCLC còn nhiều điều đáng phải bàn v.v..
Trước yêu cầu phát triển của đất nước, những bất cập của giáo dục bậc đại
học, của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam đã tác động tiêu cực tới
NNLCLC trong tương lai - những học viên, sinh viên đang trong quá trình tiếp thu
và tích lũy tri thức. Do đó, nâng cao chất lượng giáo dục đại học, đồng thời phát
huy vai trò của trí thức giáo dục đại học trong đào tạo NNLCLC là một nhu cầu
cấp bách hiện nay.
Từ những lí do trên đây, tác giả lựa chọn vấn đề: “Đội ngũ trí thức giáo
dục đại học Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” làm đề tài luận án tiến sĩ triết học, chuyên
ngành chủ nghĩa xã hội khoa học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Trên cơ sở lí luận về vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam
và thực trạng của đội ngũ trong đào tạo NNLCLC, luận án đề xuất một số quan
điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu góp phần phát huy vai trò của đội ngũ trí thức
giáo dục đại học trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ
sau đây:
- Trình bày lí luận chung về trí thức giáo dục đại học và NNLCLC ở Việt
Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH;
- Phân tích thực trạng vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt
Nam trong đào tạo NNLCLC, thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra hiện nay;
4
- Đề xuất một số quan điểm cơ bản và các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy
vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam đáp ứng yêu cầu đào tạo
NNLCLC thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
3. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về trí thức giáo dục đại học
và NNLCLC.
- Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử;
đồng thời kết hợp các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành như:
phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử; đối chiếu và so sánh, nghiên cứu tài liệu và
điều tra xã hội học...
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục đại học (tập trung
vào vai trò của đội ngũ giảng viên) trong đào tạo NNLCLC và giải pháp chủ yếu
nhằm phát huy vai trò đó trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu đội ngũ trí thức giáo dục đại học đang làm việc, nghiên
cứu tại các trường đại học ở Việt Nam (tập trung vào đội ngũ giảng viên), từ năm
1996 đến nay.
Luận án tập trung khảo sát, điều tra (500 phiếu) tại hai trung tâm giáo dục
đại học lớn nhất Việt Nam là ĐHQG Hà Nội và ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh.
Lí do tác giả lấy hai trường đại học đại diện trên để khảo sát vì: ĐHQG Hà Nội là
trung tâm đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; kết hợp chặt
chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng, giữa khoa học
tự nhiên và khoa học xã hội - nhân văn, giữa khoa học và công nghệ để đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài và thực hiện một số nhiệm vụ
nghiên cứu trọng điểm về khoa học cơ bản, công nghệ cao và kinh tế - xã hội
mũi nhọn, đại diện cho miền bắc Việt Nam; cung cấp các luận cứ, kết quả nghiên
cứu KH&CN tầm cỡ quốc gia và tiếp cận chuẩn quốc tế cho phát triển kinh tế -
xã hội đất nước.
5
ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm đào tạo đại học, sau đại học
và nghiên cứu KH&CN đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao lớn nhất ở khu
vực phía Nam. Là nơi đào tạo, cung cấp NNLCLC trong những lĩnh vực có ưu
thế nổi trội, phát huy thế mạnh của địa bàn khu vực phía Nam và vị trí cửa ngõ
Đông Nam Á. Đây là trung tâm đào tạo làm nồng cốt cùng với ĐHQG Hà Nội
cho hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
Việt Nam.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Luận án góp phần làm rõ thực trạng vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục
đại học trong đào tạo NNLCLC thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức giáo
dục đại học trong đào tạo NNLCLC ở Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp thêm căn cứ lí luận
và thực tiễn trong đề xuất chính sách đào tạo, sử dụng, bồi dưỡng nhân tài của
đất nước.
- Luận án là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về trí
thức, nguồn nhân lực và cho những nghiên cứu quan tâm đến chủ đề này.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án gồm 4 chương, 9 tiết.
6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.1. Công trình nghiên cứu ở trong nƣớc
1.1.1.1. Về trí thức
Ở Việt Nam, từ khi tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước nhằm
thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, vấn đề bồi dưỡng và phát huy
nguồn lực con người, đặc biệt nguồn lực trí tuệ - “hiền tài là nguyên khí quốc gia”
là rất cần thiết, là nhiệm vụ chiến lược quan trọng đặt ra đối với toàn bộ hệ thống
chính trị và nhân dân ta. Từ năm 1996 đến nay, những công trình thuộc nhóm vấn
đề này được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Trong đó, đáng chú ý là một số
công trình tiêu biểu sau:
Phạm Tất Dong (chủ biên), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tầng lớp trí
thức. Những định hướng chính sách, thuộc chương trình KHXH.03 (Giai đoạn 1996
- 2000) [28]. Đề tài đã làm rõ những vấn đề đặt ra của đội ngũ trí thức Việt Nam với
tư cách là nguồn lực quan trọng, cơ bản để đào tạo nguồn nhân lực; vị trí, vai trò
của đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp CNH, HĐH, thực trạng đội ngũ trí
thức và chính sách của Đảng đối với đội ngũ trí thức. Trên cơ sở đó, Đảng và Nhà
nước có chiến lược phát triển đối với đội ngũ trí thức Việt Nam để họ xứng đáng
với vai trò là lực lượng nòng cốt, bộ phận tinh túy của nguồn nhân lực.
Phan Thanh Khôi (2001), Bài học từ những quan điểm của Hồ Chí Minh về
trí thức, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 2 [76]. Dựa trên sự phân tích quan điểm của Hồ
Chí Minh về trí thức, tác giả đã rút ra những bài học kinh nghiệm đối với công cuộc
đổi mới ở Việt Nam. Trong bài viết, tác giả đã làm rõ vai trò quan trong của đội ngũ
trí thức Việt Nam trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; trong việc xây dựng luận
cứ khoa học bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật; đào tạo nguồn nhân lực; góp
phần vào quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, tác giả cũng
đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong bối
cảnh nước ta đang đẩy mạnh CNH, HĐH.
Trong số rất nhiều bài viết về trí thức, PGS.TS Phan Thanh Khôi có bài viết
đánh dấu tầm quan trọng, ý nghĩa lý luận và tư tưởng sâu sắc không chỉ đối với đội
7
ngũ trí thức Việt Nam, mà còn chỉ ra trách nhiệm cao cả đặt lên vai người trí thức
trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế ở nước ta. Đóng góp của
đội ngũ trí thức vào chủ trương, đường lối hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Lý luận
Chính trị, số 3/2008 [80]. Qua bài viết, tác giả chỉ ra vai trò quan trọng của đội ngũ
trí thức trong việc xây dựng luận cứ khoa học; bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp
luật; đào tạo nguồn nhân lực; góp phần đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Những thuộc tính cơ bản của trí thức còn được tác giả Phan Thanh Khôi đề
cập và phân tích trên các khía cạnh: trí thức là người lao động trí óc, phức tạp, sản
xuất giá trị tinh thần là chủ yếu; nội dung lao động của trí thức mang tính sáng tạo
khoa học; tri thức và học vấn của trí thức cao hơn hẳn mặt bằng dân trí; hình thức
lao động của trí thức có tính đặc thù cao như: mang tính cá nhân rõ nét, hoạt động
trong không gian mở, thời gian linh hoạt, đòi hỏi lý trí cao, đặc điểm tâm lý lối sống
cũng có tính khác biệt: nhạy cảm nhưng dễ dị ứng, kiêu hãnh nhưng dễ tự kiêu và
có những nhược điểm nhất định... trong cuốn sách "Đội ngũ trí thức Việt Nam, quan
niệm, thực trạng, phát huy vai trò và xu hướng biến đổi", Tài liệu tham khảo, Học
viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2008 [79].
Nguyễn Đắc Hưng (2005), Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất
nước, Nxb CTQG, Hà Nội [65]. Cuốn sách đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của
trí thức từ lịch sử đến hiện tại; phân tích thực trạng, một số vấn đề đang đặt ra đối
với đội ngũ trí thức Việt Nam trong thế kỷ XXI; phương hướng phát triển của đội
ngũ trí thức Việt Nam trong tình hình mới.
Đỗ Thị Thạch (2005), Phát huy nguồn lực trí thức nữ Việt Nam trong sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb CTQG, Hà Nội [136]. Thông qua việc
làm rõ quan niệm về trí thức, trí thức nữ, những phẩm chất trí tuệ và các yếu tố tác
động đến sự phát triển trí tuệ, tác giả đi sâu phân tích sự hình thành, đặc điểm, vai
trò của nguồn lực trí thức nữ Việt Nam, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy
nguồn lực trí thức nữ Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.
Ngô Thị Phượng (2007), Đội ngũ trí thức khoa học xã hội và nhân văn Việt
Nam trong sự nghiệp đổi mới, Nxb CTQG, Hà Nội [120]. Công trình đã phân tích
rõ khái niệm trí thức KHXH&NV; vai trò của đội ngũ trí thức KHXH&NV Việt
Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước; quan điểm và giải pháp phát huy vai trò của
đội ngũ trí thức KHXH&NV Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay.
8
Nguyễn Công Trí (2007), Vận dụng quan điểm của V.I.Lênin về thực hiện
chính sách đối với trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
Tạp chí Lý luận Chính trị, số 5 [148]. Tác giả đã phân tích quan điểm của V.I.Lênin
về thực hiện chính sách đối với trí thức trong cách mạng XHCN; những luận điểm
về nhận thức và chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đội ngũ trí thức.
Đỗ Thị Thạch (2008), Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước
và hội nhập quốc tế, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 6 [137]. Dựa vào việc phân tích
vai trò của trí thức đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của đất nước, tác giả
đã đưa ra mục tiêu phát triển đối với đội ngũ trí thức Việt Nam và một số giải pháp
để thực hiện được mục tiêu này.
Lê Văn Dũng (2008), Phát huy vai trò lực lượng trí thức quân đội trong
xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Tạp chí Cộng sản, số 794 [36]. Bài viết đã đánh giá
thực trạng về số lượng, cơ cấu, chất lượng của đội ngũ trí thức quân đội nhân dân
Việt Nam và vai trò của họ trong nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học
quân sự phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, bài viết đã đưa
ra ba phương hướng thiết thực nhằm xây dựng đội ngũ trí thức quân đội ngang
tầm với đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng,
thực hiện nghiêm túc công tác qui hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức, phát
huy năng lực sáng tạo của đội ngũ trong giảng dạy, nghiên cứu, ứng dụng trong
khoa học quân sự nhằm xứng đáng là người trí thức Quân đội nhân dân Việt Nam
“vừa hồng vừa chuyên”.
Nguyễn An Ninh (2008), Phát huy tiềm năng của trí thức khoa học xã hội và
nhân văn trong công cuộc đổi mới đất nước [106]. Tác giả đã nêu một số quan điểm
mới về tiềm năng, tiềm năng của trí thức KHXH&NV; đồng thời cũng làm rõ
những tiềm năng to lớn của đội ngũ này đối với sự phát triển xã hội. Từ đó, tác giả
trình bày một số giải pháp nhằm phát huy tiềm năng của đội ngũ trí thức
KHXH&NV trong giai đoạn hiện nay.
Bùi Khắc Việt, Trí thức trẻ và sinh viên (trong nhánh đề tài Đề tài KX.03- 09
(đã in sách) [159]. Công trình đề cập đến trí thức trẻ trong các trường đại học, cao
đẳng và sinh viên với tư cách là nguồn lực quan trọng bổ sung cho đội ngũ trí thức
nói chung và trí thức nhà giáo ở các trường đại học nói riêng. Đề tài phân tích
9
những mặt tích cực, đồng thời nêu lên một số hạn chế, bất cập, nhất là về chất lượng
của đội ngũ trí thức trẻ so với yêu cầu phát triển KT-XH ở Việt Nam.
Đàm Đức Vượng, Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2011-2020,
Mã số: KX.04.16/06-10 [162]. Bên cạnh những vấn đề cơ bản về trí thức, đề tài đi
sâu làm rõ thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam khá dồi dào, nhưng chưa được
quan tâm đúng mức, chưa được quy hoạch và được đào tạo bài bản, chưa có sự kết
hợp, bổ sung, đan xen giữa nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức, thiếu
sự cộng lực để cùng thực hiện mục tiêu chung của đất nước. Từ đó, đề tài đề xuất
một số giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam, góp phần quan
trọng và có tính quyết định để thực hiện mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ở Việt
Nam đến năm 2020.
Nguyễn Khánh Bật - Trần Thị Huyền (đồng chủ biên) 2012, Xây dựng đội
ngũ trí thức thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí
Minh, Nxb CTQG, Hà Nội [10]. Cuốn sách khái quát nội dung tư tưởng Hồ Chí
Minh về trí thức, vai trò của đội ngũ trí thức trong quá trình CNH, HĐH ở Việt
Nam. Từ đó, các tác giả đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm xây dựng đội ngũ trí
thức trong giai đoạn 2010 - 2020.
Nguyễn Thị Thơm (2012), Tạo động lực và môi trường để phát huy tính
sáng tạo của đội ngũ trí thức, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 11 [144]. Ngoài việc
phân tích những đặc điểm cơ bản nhất của đội ngũ trí thức, tác giả đã đưa ra năm
vấn đề chủ yếu nhằm tạo động lực và môi trường để phát huy tính sáng tạo của đội
ngũ trí thức - lực lượng tinh túy của NNLCLC.
Nguyễn Trọng Chuẩn (2013), Trí thức và trách nhiệm xã hội, Tạp chí Cộng
sản, số 853 [26]. Bài viết chia làm ba phần lớn, thứ nhất, tác giả phân tích vai trò lao
động trí óc của trí thức trong lịch sử nhân loại tiến bộ; thứ hai, phân tích trách
nhiệm của trí thức trong mọi thời đại; thứ ba, phân tích vai trò và trách nhiệm xã hội
của trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Cuối cùng tác giả
kết luận: Trí thức chỉ có thể thực hiện được trách nhiệm xã hội của mình, nếu như
họ ý thức rõ được trách nhiệm đó.
1.1.1.2. Về giáo dục đại học và trí thức giáo dục đại học
Phạm Văn Thanh (2001), Xây dựng đội ngũ trí thức khoa học Mác-Lênin
trong các trường đại học ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, chuyên
10
ngành CNXH khoa học [140]. Công trình nghiên cứu những nét cơ bản về đội ngũ
trí thức khoa học Mác-Lênin trong các trường đại học; đề xuất phương hướng và
những giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ trí thức khoa học Mác-Lênin, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục đại học và sau đại học phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH
đất nước theo định hướng XHCN.
Lâm Quang Thiệp xuất bản hai cuốn sách cùng tên: “Giáo dục học đại học”,
Hà Nội, 1997 của Vụ Đại học - trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo (quyển
I: các tài liệu chính) [141] và “Giáo dục học đại học”, Hà Nội, 2003 của Khoa Sư
phạm thuộc ĐHQG Hà Nội [142] đã giới thiệu nhiều chuyên đề bàn luận trực tiếp
đến hoạt động tổ chức đào tạo, quản lý chất lượng cho giáo dục đại học. Với chuyên
đề “Về hệ thống đảm bảo chất lượng cho giáo dục đại học Việt Nam”, tác giả bước
đầu xây dựng quan niệm về chất lượng giáo dục đại học và thẳng thắn thừa nhận: hệ
thống giáo dục đại học Việt Nam chưa “cảm nhận” hết được sự thúc ép mạnh mẽ
của nền kinh tế thị trường, của xu thế hội nhập, quốc tế hóa giáo dục đại học, quốc
tế hóa thị trường sức lao động, những đòi hỏi về nguồn nhân lực của Việt Nam
trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH; bản thân các trường chưa trực tiếp đứng trước
thách thức “sống còn” của việc lỗ lãi, phá sản; việc thực hiện vai trò của giáo dục
đại học trong chuẩn bị nguồn nhân lực cao cấp cho mọi hoạt động KT-XH chưa đạt
được hiệu quả mang tính bền vững. Thực tiễn ấy đặt ra nhu cầu khách quan phải
phát huy mọi nguồn lực đang trực tiếp tham gia vào giáo dục đại học, trong đó
không thể không kể đến việc nâng cao chất lượng lao động của trí thức giáo dục đại
học thông qua hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng mới.
Hoàng Chí Bảo (2006), Bản chất của hoạt động sáng tạo trong nghiên cứu
Khoa học (tài liệu tham khảo), Hà Nội [5]. Tác giả nhấn mạnh, giáo dục đại học gắn
liền giảng dạy với nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất. Đội ngũ nhà giáo và các
nhà khoa học có quan hệ hợp tác, gắn bó với nhau thường xuyên, lâu dài. Hình thức
lao động của họ có nhiều nét tương đồng về bản chất. Đó là sự phát hiện, sự sinh
thành giá trị mới thông qua những cách tân, tìm tòi hướng tiếp cận và phương pháp
giảng dạy, nghiên cứu mới. Vì vậy, lao động của trí thức giáo dục đại học thể hiện rõ
tính sáng tạo với những sắc thái biểu hiện phong phú, đa dạng và phức tạp của nó.
Nguyễn Đức Chính và Nguyễn Phương Nga đã thực hiện đề tài trọng điểm
cấp ĐHQG Hà Nội mã số QGTĐ.02.06: Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đánh giá