Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đổi mới và năng suất của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHẠM TÂN PHONG
ĐỔI MỚI VÀ NĂNG SUẤT CỦA DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH – 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHẠM TÂN PHONG
ĐỔI MỚI VÀ NĂNG SUẤT CỦA DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế học
Mã số chuyên ngành: 60 31 01 01
Người hướng dẫn khoa học:
GVHD: TS PHẠM THỊ BÍCH NGỌC
TP. HỒ CHÍ MINH – 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Đổi mới và năng suất: Minh chứng từ doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
Trường đại học hoặc Cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020
Người thực hiện đề tài
Phạm Tân Phong
ii
LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu là luận văn tốt nghiệp thạc sĩ tại Trường Đại học Mở Thành Phố Hồ
Chí Minh.
Đầu tiên, trong quá trình nghiên cứu, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS.
Phạm Thị Bích Ngọc đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn tốt nghiệp này.
Thứ hai, xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Trường Đại Học Mở Thành Phố
Hồ Chí Minh đã tuyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong quá trình học cao
học.
Sau cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và các bạn học đã động viên, giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học cao học và hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020
Người thực hiện đề tài
Phạm Tân Phong
iii
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu đóng góp bằng chứng thực nghiệm về
mối quan hệ giữa đổi mới và năng suất lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành
chế biến chế tạo ở Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2015. Trên cơ sở các lý thuyết về
đổi mới và năng suất của doanh nghiệp, nghiên cứu tác động của quá trình đầu vào
đổi mới, chi tiêu R&D và chi tiêu máy móc thiết bị, chuyển đổi thành đầu ra đổi mới,
đổi mới sản phẩm, đổi mới công nghệ, đổi mới đồng thời (có đồng thời đổi mới sản
phẩm và đổi mới công nghệ) làm tăng năng suất lao động (giá trị gia tăng trên tổng
số lao động) của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Kết quả nghiên cứu là:
Chi tiêu đầu vào đổi mới gồm chi tiêu R&D và chi tiêu máy móc thiết bị đều
làm gia tăng xác suất đổi mới thành công, tức là tăng xác suất DNNVV tiến hành đổi
mới sản phẩm, đổi mới công nghệ, đổi mới đồng thời, nhưng chi tiêu cho máy móc
thiết bị tác động đến xác suất đầu ra đổi mới cho cả ba loại đổi mới cao hơn chi tiêu
R&D.
Đối với đầu ra đổi mới với năng suất thì đổi mới sản phẩm và đổi mới đồng thời
(có đồng thời đổi mới sản phẩm và đổi mới công nghệ) tác động tích cực tới năng
suất lao động. Kết quả đổi mới sản phẩm tương tự của Griffith và ctg (2006), Mairesse
và Robin (2008), Masso và Vahter (2008), Azza và López (2010). Kết quả đổi mới
đồng thời tác động làm tăng năng suất lao động, có ý nghĩa thống kê, tương tự nghiên
cứu của Mairesse và Robin (2008), Benavente (2006), Arza và López (2010),
Baumann và Kritikos (2016), nhưng tác giả tìm ra tác động không mạnh bằng đổi
mới sản phẩm. Đổi mới công nghệ không tác động, kết quả tương tự của Hall (2011)
và Lööf và Heshmati (2006), Janz và ctg (2003).
iv
ABSTRACT
The study is conducted with the aim of contributing empirical evidence on the
relationship between innovation and labor productivity of small and medium-sized
enterprises in manufacturing in Vietnam in the period 2005-2015. Enterprise
innovation and productivity theories, studying the impact of innovation input
processes, R&D spending and machinery and equipment spending, transformation
into innovation outputs, product innovation, technology innovation, simultaneous
innovation (with product innovation and technology innovation at the same time)
increases labor productivity (value-added per total number of employees) of
Vietnamese small and medium enterprises. The research results are:
Innovation input spending, including R&D and machinery-equipment
expenditures both increases the probability of successful innovation, which means
that SMEs undertake product innovation, technology innovation, and simultaneous
innovation. But spending on machinery impacts the probability of innovation output
for all three types of innovation higher than R&D spending.
For output innovation with productivity, product innovation, and simultaneous
innovation (with product innovation and technology innovation at the same time)
have a positive impact on labor productivity. Similar product innovation results by
Griffith et al. (2006), Mairesse and Robin (2008), Masso and Vahter (2008), Azza
and López (2010). The results of simultaneous innovation increase labor productivity,
which are statistically significant, similar to the research of Mairesse and Robin
(2008), Benavente (2006), Arza and López (2010), Baumann and Kritikos (2016),
but the author finds the impact is not as strong as product innovation. Technology
innovation does not impact, the results are similar to that of Hall (2011) and Lööf and
Heshmati (2006), Janz et al (2003).
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii
TÓM TẮT..............................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................ix
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU......................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài.....................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................3
1.5 Phương pháp nghiên cứu.........................................................................3
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu .................................................................................4
1.7 Kết cấu đề tài ..........................................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC..................6
2.1 Cơ sở lý thuyết........................................................................................6
2.1.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa ....................................................................6
2.1.2 Tổng quan về đổi mới của doanh nghiệp..............................................7
2.1.3 Hoạt động đổi mới và năng suất...........................................................9
2.2 Các nghiên cứu trước ............................................................................17
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................. 26
3.1 Dữ liệu nghiên cứu................................................................................26
3.2 Mô hình nghiên cứu ..............................................................................26
3.3 Định nghĩa và đo lường biến trong mô hình nghiên cứu ........................33
3.4 Giả thuyết nghiên cứu ...........................................................................47
3.5 Phương pháp ước lượng ........................................................................47
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 48
4.1 Thống kê mô tả và phân tích dữ liệu nghiên cứu ...................................48
vi
4.1.1 Thống kê mô tả năng suất lao động .......................................................50
4.1.2 Thống kê mô tả các yếu tố khác trong dữ liệu nghiên cứu .....................55
4.2 Ma trận hệ số tương quan......................................................................62
4.3 Kiểm tra đa cộng tuyến theo hệ số VIF .................................................63
4.4 Kết quả ước lượng mô hình...................................................................64
4.4.1 Kết quả nhóm phương trình chi tiêu đổi mới - Đầu vào đổi mới......... 64
4.4.2 Kết quả phương trình sản xuất tri thức - Đầu ra đổi mới .................... 70
4.4.3 Kết quả phương trình năng suất ......................................................... 75
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................ 81
5.1 Kết luận ................................................................................................81
5.2 Hàm ý chính sách..................................................................................82
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 85
PHỤ LỤC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... 94
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.2: Mô hình hóa quá trình đổi mới ảnh hưởng đến năng suất ....................... 10
Hình 3.2: Mô hình hóa quy trình nghiên cứu ......................................................... 28
Hình 4.1: Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia đổi mới ..................................................... 55
Hình 4.2: Tỷ lệ đổi mới phân theo loại đổi mới ..................................................... 56
Hình 4.3: Doanh nghiệp tham gia hoạt động thuê ngoài......................................... 57
Hình 4.4: Tỷ lệ doanh nghiệp xuất khẩu ................................................................ 57
Hình 4.5: Doanh nghiệp tham gia hiệp hội kinh doanh .......................................... 59
Hình 4.6: Doanh nghiệp nhận trợ giúp của chính phủ ............................................ 59
Hình 4.7: Địa điểm kinh doanh của DNNVV......................................................... 60
Hình 4.8: Quy mô DNNVV phân theo số lượng lao động...................................... 61
Hình 4.9: Ngành nghề kinh doanh của DNNVV .................................................... 61
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Phân loại DNNVV theo quy mô lao động, doanh thu và nguồn vốn........ 6
Bảng 2.2: Các nghiên cứu trước........................................................................... 21
Bảng 3.2: Tóm tắt các biến trong mô hình nghiên cứu......................................... 38
Bảng 4.1: Thống kê DNNVV qua các năm.......................................................... 47
Bảng 4.2: Thống kê mô tả biến trong mô hình ..................................................... 49
Bảng 4.3: Năng suất lao động phân theo loại đổi mới .......................................... 51
Bảng 4.4: Năng suất lao động theo quy mô doanh nghiệp và năm khảo sát.......... 52
Bảng 4.5: Năng suất theo ngành nghề kinh doanh................................................ 53
Bảng 4.6: Ma trận hệ số tương quan .................................................................... 62
Bảng 4.7: Hệ số phóng đại phương sai VIF ......................................................... 63
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy Heckman hai bước..................................................... 65
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy mô hình Probit........................................................... 70
Bảng 4.10: Kết quả hồi quy FEM và FGLS ......................................................... 76
ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt Tên đầy đủ
CSI Cộng đồng Dữ liệu Khảo sát Đổi mới
DN Doanh nghiệp
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
FEM Mô hình các ảnh hưởng cố định
(Fixed Effects Model)
FGLS Bình phương tối thiểu tổng quát
(Feasible Generalized Least Squares)
NS Năng suất
NSLĐ Năng suất lao động
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(Organization for Economic Cooperation and Development)
OLS Mô hình bình phương tối thiểu
UN Liên Hiệp Quốc
(United Nations)
UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
(United Nations Development Programme)
REM Mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên
(Random Effects Model)
TFP Năng suất các yếu tố tổng hợp
(Total factor productivity)
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Bắt đầu từ sau sự kiện “đổi mới” kinh tế, chính trị và hội nhập quốc tế năm
1986, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế và xã hội. Nền
kinh tế liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá trong khoảng thời gian dài đã đưa Việt
Nam trở thành nước có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, trước những biến động trong
vài năm gần đây của kinh tế thế giới, Việt Nam đã phải đối mặt với những khó khăn
và sau quá trình tăng trưởng nhanh thì những yếu kém nội tại của nền kinh tế đã bộc
lộ (GSO, 2016). Tăng trưởng kinh tế tuy vẫn ở mức khá nhưng dần có xu hướng chậm
lại; chất lượng tăng trưởng thấp, tăng trưởng theo chiều rộng thiếu bền vững; hiệu
quả của tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa đạt kỳ vọng và ngày càng
thấp. Nguyên nhân là do mô hình tăng trưởng của nước ta tăng theo chiều rộng, không
thể duy trì tăng trưởng cao và bền vững. Tăng trưởng hiện nay chủ yếu nhờ vào tăng
vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư thấp, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP)
vào tăng trưởng chưa đặt kỳ vọng, so sánh năng suất lao động còn khoảng cách khá
xa so với các nền kinh tế trong khu vực. Theo thực tế cho thấy việc tăng trưởng theo
chiều rộng đang dần bị thu hẹp, nhưng động lực của tăng trưởng bền vững qua hiệu
quả sử dụng nguồn lực, năng suất lao động, năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) lại
chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. Chính vì thế, để tránh nguy cơ tụt hậu và vượt qua
bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam cần phải chuyển sang mô hình tăng trưởng dựa
trên năng suất, chất lượng và hiệu quả, trong đó việc cần làm là cải thiện năng suất
lao động để tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, đưa đất nước phát triển nhanh và
bền vững trong tương lai (GSO, 2016).
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một động lực chính đối với tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thể các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời
tạo công ăn việc làm, ổn định kinh tế. Trong nhiều thập kỷ qua, các DNNVV đã nổi
lên như một động lực phát triển kinh tế ở Việt Nam (Hansen và ctg, 2004). Tuy nhiên,
DNNVV phải đối mặt với nhiều hạn chế như nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng kém, các
2
thủ tục phức tạp trong việc thiết lập, vận hành và phát triển doanh nghiệp. Do đó,
nhằm hỗ trợ sự phát triển của các DNNVV, chính phủ Việt Nam đã đưa ra các chính
sách loại bỏ những hạn chế này, đồng thời tập trung vào việc định hướng và thực hiện
chính sách công nghiệp chú trọng hỗ trợ cho các DNNVV.
Tăng trưởng năng suất là một trong những yếu tố quan trọng đóng góp vào tăng
trưởng kinh tế, đem lại sự thịnh vượng cho các quốc gia. Trong đó, năng suất lao
động là một trong những vấn đề cốt lõi và quyết định tới sức cạnh tranh của nền kinh
tế. Năng suất lao động tăng cao đồng nghĩa với phát triển nhanh, bền vững, là giải
pháp cho các nước nghèo đuổi kịp các nước giàu và đạt đến sự thịnh vượng về kinh
tế. Đối với doanh nghiệp, năng suất lao động quyết định hiệu suất, khả năng cạnh
tranh và sự tồn tại lâu dài của một doanh nghiệp. Đối với người lao động, năng suất
lao động quyết định thu nhập, môi trường và điều kiện làm việc tốt hơn (GSO, 2018).
Đổi mới là chìa khóa để doanh nghiệp phát triển (Cefis và Marsili, 2006; Hall
và ctg, 2009). Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy đổi mới là một trong các yếu tố
quan trọng nhất trong việc tăng năng suất của các doanh nghiệp (Crepon và ctg, 1998;
Janz và ctg, 2003; Parisi và ctg, 2006; Hall và ctg, 2009; Alvarez và ctg, 2010). Hệ
thống khoa học, công nghệ và đổi mới tại Việt Nam cũng như các nước đang phát
triển khác đang ở cấp độ chưa phát triển, tức là giai đoạn khởi đầu đối với nghiên cứu
và phát triển ở cả khu vực nhà nước và tư nhân (OECD, 2014).
Chính vì vậy, nghiên cứu “Đổi mới và năng suất của doanh nghiệp nhỏ và vừa
ở Việt Nam” là một minh chứng cho mô thức nâng cao năng suất lao động của
DNNVV ở Việt Nam thông qua đổi mới. Đồng thời cũng đưa ra một vài hàm ý chính
sách cần thiết trong bối cảnh Việt Nam cần tăng trưởng bền vững và thịnh vượng
kinh tế.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
(1) Nghiên cứu tác động của các yếu tố đến chi tiêu R&D và chi tiêu máy móc thiết
bị của DNNVV.
3
(2) Nghiên cứu tác động của chi tiêu R&D và chi tiêu máy móc thiết bị đến hoạt
động đổi mới (đổi mới sản phẩm và đổi mới công nghệ) của DNNVV.
(3) Nghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới (đổi mới sản phẩm và đổi mới công
nghệ) lên năng suất lao động của DNNVV ở Việt Nam qua đầu vào đổi mới (chi
tiêu R&D và chi tiêu máy móc thiết bị).
(4) Đề xuất các hàm ý chính sách để tăng năng suất lao động của DNNVV qua hoạt
động đổi mới.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
(1) Các yếu tố nào tác động đến chi tiêu R&D và chi tiêu máy móc thiết bị của
DNNVV?
(2) Chi tiêu R&D và chi tiêu máy móc thiết bị tác động đến xác suất đổi mới sản
phẩm và đổi mới công nghệ của DNNVV như thế nào?
(3) Mức độ tác động của hoạt động đổi mới (đổi mới sản phẩm và đổi mới công
nghệ) tác động đến năng suất lao động của DNNVV ở Việt Nam thông qua đầu
tư đầu vào đổi mới (chi tiêu R&D và chi tiêu máy móc thiết bị) như thế nào?
(4) Các chính sách nào để hỗ trợ tăng cường hoạt động đổi mới của DNNVV ở Việt
Nam.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: DNNVV ngành chế biến chế tạo trong bộ dữ liệu điều
tra khảo sát DNNVV ở Việt Nam.
Phạm vi không gian và thời gian: Bộ dữ liệu điều tra khảo sát DNNVV ở 10
tỉnh thành phố ở Việt Nam được điều tra trong năm 2005, 2007, 2009, 2011, 2013,
2015 thực hiện bảng hỏi điều tra hai năm một lần.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu ứng dụng mô hình CDM để phân tích vai trò của đổi mới đối với
năng suất.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng như thống kê mô tả về các khía
cạnh của dữ liệu nghiên cứu. Đồng thời, áp dụng các kỹ thuật kinh tế lượng như
4
phương pháp hai bước Heckman, hồi quy nhị phân Probit, phân tích hồi quy dữ liệu
bảng với các mô hình Pool OLS, tác động cố định (FEM), tác động ngẫu nhiên (REM)
sau đó kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp, cuối cùng để khắc phục
hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan bằng ước lượng qua mô hình
tác động ngẫu nhiên (FGLS).
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu
Bằng cách khai thác cơ sở dữ liệu cấp độ vi mô, nghiên cứu này bổ sung bằng
chứng cơ sở về vai trò của đổi mới đối với năng suất của DNNVV trong lĩnh vực chế
biến chế tạo của Việt Nam. Nghiên cứu tiếp cận theo mô hình CMD với các quy trình
ước lượng tối ưu hơn, mục tiêu chính là nghiên cứu tác động của đổi mới làm thay
đổi năng suất lao động của DNNVV ngành chế biến chế tạo của Việt Nam. Nghiên
cứu có những điểm quan trọng sau:
Nghiên cứu phân tích cơ chế hoạt động đổi mới, trọng tâm là cơ chế đầu tư đầu
vào đổi mới tác động đến đầu ra đổi mới (xác suất đổi mới xảy ra) của DNNVV
của Việt Nam. Giả định tất cả các doanh nghiệp đều có đầu vào đổi mới và quy
trình ước tính đầu vào đổi mới của doanh nghiệp không báo cáo đầu vào đổi
mới giống như doanh nghiệp có báo cáo đầu vào đổi mới.
Xác định đối với DNNVV, giả định ngoài việc chi tiêu đầu tư R&D là đại diện
cho đầu tư đầu vào đổi mới của doanh nghiệp, còn có chi tiêu đầu tư máy móc
thiết bị cũng là đại diện đầu vào đổi mới quan trọng, mà yếu tố này phù hợp với
đặc điểm của DNNVV hơn.
Xác định đối với DNNVV, đầu ra đổi mới là đổi mới sản phẩm hay đổi mới
công nghệ tác động đến năng suất lao động hiệu quả hơn, xem xét đầu ra đổi
mới là đồng thời có đổi mới sản phẩm và đổi mới công nghệ tác động đến năng
suất, và doanh nghiệp nên chú trọng hoạt động nào hơn để tối ưu hóa nguồn lực
hạn chế của doanh nghiệp, tăng năng lực cạnh tranh.