Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đổi mới nhận thức của giảng viên – giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Dương Thu Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 9 - 12
9
ĐỔI MỚI NHẬN THỨC CỦA GIẢNG VIÊN – GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
Dương Thu Hằng*
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Giảng viên – người dạy là một trong hai nhân tố then chốt nhất của quá trình dạy học. Trên thực tế,
ngót 10 năm chuyển đổi từ phương thức đào tạo niên chế sang phương thức đào tạo theo học chế
tín chỉ, song, còn khá nhiều giảng viên vẫn chưa thực sự nhận thức đúng đắn và đầy đủ về phương
thức này. Để nâng cao chất lượng đào tạo theo PTĐTTHCTC, giải pháp đầu tiên cần chú trọng
chính là việc đổi mới nhận thức của giảng viên về vai trò của giảng viên, vai trò của sinh viên và
những yêu cầu mới đối với giảng viên.
Từ khoá: Đổi mới, nhận thức, giảng viên, học chế tín chỉ.
Giảng viên – người dạy là một trong hai nhân
tố then chốt nhất của quá trình dạy học. Trên
thực tế, ngót 10 năm chuyển đổi từ phương
thức đào tạo niên chế (PTĐTNC) sang
phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ
(PTĐTTHCTC), nhưng còn khá nhiều giảng
viên vẫn chưa thực sự nhận thức đúng đắn và
đầy đủ về phương thức này. Nhiều vấn đề,
câu hỏi được đặt ra với ư “phản đối”, băn
khoăn và lo lắng ví như: liệu có hợp lí không
khi trao quá nhiều quyền cho sinh viên và đòi
hỏi quá cao ở giảng viên, mối quan hệ thầy –
trò truyền thống bị mai một, các hoạt động
tập thể không còn chất lượng như xưa, phát
tài liệu học tập cho sinh viên thì khi lên lớp
giảng viên sẽ làm gì… Thậm chí, khi tổng kết
5 năm thực hiện PTĐTTHCTC còn có khá
nhiều ý kiến “đòi” quay trở về với phương
thức đào tạo theo niên chế… Để nâng cao
chất lượng đào tạo theo PTĐTTHCTC, theo
tôi, giải pháp đầu tiên cần chú trọng chính là
việc đổi mới nhận thức của giảng viên về 03
phương diện sau:
ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ VAI TRÒ CỦA
NGƯỜI GIẢNG VIÊN*
Ra đời từ năm 1872 tại đại học Harvard (Mĩ)
sau đó dần nhân rộng ra toàn thế giới,
PTĐTTHCTC đã khẳng định được khả năng
ưu việt khó có thể phủ nhận của nó so với
PTĐTNC. Ở Việt Nam, từ năm 1993
* ĐT: 0912938489; Email: [email protected]
PTĐTTHCTC được thực hiện đầu tiên tại ĐH
Bách Khoa TP.HCM, đến nay, về cơ bản
PTĐTTHCTC đã được triển khai ở bậc giáo
dục đại học trong hầu khắp cả nước. Có thể
tóm lược bản chất của PTĐTTHCTC là phát
huy tính tích cực, chủ động của sinh viên;
chuyển từ phương châm lấy người dạy làm
trung tâm sang phương châm lấy người học
làm trung tâm. Song, phải nhận thức rõ rằng,
đề cao vai trò của người học không có nghĩa
là giảm bớt vai trò của người dạy. Muôn thuở,
dạy và học là hai mặt của một quá trình thống
nhất. Để thực hiện tốt vai trò là người hướng
dẫn, tổ chức cho sinh viên tự tìm kiếm, chiếm
lĩnh kiến thức và phát triển trí tuệ bản thân
trong quá trình dạy học theo PTĐTTHCTC
thay cho vai trò cung cấp kiến thức trong
PTĐTNC, người dạy phải đổi mới, nâng cấp
mình trước về mọi phương diện. Như vậy,
thực chất ở đây là sự nâng cao hơn nữa vai trò
của người dạy.
ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ VAI TRÒ CỦA
SINH VIÊN
Khi đã ý thức rõ vai trò mới của mình trong
PTĐTTHCTC, giảng viên cần đổi mới nhận
thức về vai trò của sinh viên - đối tượng học
tập – nhân tố quyết định chất lượng của quá
trình học. Không phải ngẫu nhiên, nhiều
trường đại học nêu cao phương châm “Người
học là lí do tồn tại, phát triển của nhà trường”.
Theo cách dạy cũ, sinh viên tiếp thu kiến thức
thụ động và phụ thuộc vào giảng viên thì nay,