Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đổi mới các phương pháp giảng dạy môn âm nhạc lớp 5 trường tiểu học trưng nữ vương – thành phố đà nẵng
PREMIUM
Số trang
77
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
743

Đổi mới các phương pháp giảng dạy môn âm nhạc lớp 5 trường tiểu học trưng nữ vương – thành phố đà nẵng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA: GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Tên đề tài

ĐỔI MỚI CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN ÂM

NHẠC LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯNG NỮ VƯƠNG

– THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Liên

Lớp :16SAN

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Lệ Quyên

Đà Nẵng, tháng 01 năm 2019

2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “ Đổi mới các phương pháp

giảng dạy môn Âm nhạc lớp 5 trường tiểu học Trưng Nữ Vương – Thành phố Đà Nẵng”

là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, không sao chép của bất cứ ai.

Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của riêng mình!

Người cam đoan

Nguyễn Thị Liên

3

Lời cảm ơn!

Có được kết quả này, trước hết em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong

khoa Giáo dục Chính trị trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện

giúp đỡ cho em nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Đặc biệt, em xin chân thành bày tỏ

tấm lòng cảm ơn sâu sắc đến cô giáo – TS. Nguyễn Thị Lệ Quyên, người đã dày công dạy

dỗ em suốt thời gian qua, đã động viên, khuyến khích, giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn

thành khóa luận tốt nghiệp này.

Tuy nhiên, với lượng thời gian có hạn, khóa luận không tránh khỏi những sai sót và

hạn chế. Vì vậy, em mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô và các bạn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Nguyễn Thị Liên

4

MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU ........................................................................................................................6

1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................6

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................7

2.1. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................7

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................................7

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................7

3.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................7

3.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................7

4. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................................7

4.1. Nghiên cứu tài liệu........................................................................................................8

4.2. Điều tra .........................................................................................................................8

4.3. Giả thuyết khoa học ......................................................................................................8

5. Bố cục đề tài....................................................................................................................8

B. NỘI DUNG.....................................................................................................................8

Chương 1: TỔNG QUAN GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

TRƯNG NỮ VƯƠNG – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .......................................................8

1.1. Tổng qua về giảng dạy môn Âm nhạc trong trường Tiểu học..........................8

1.1.1. Vị trí, vai trò môn Âm nhạc trong trường Tiểu học..........................................10

1.1.2. Nhiệm vụ giảng dạy bộ môn Âm nhạc trong trường Tiểu học.............................11

1.2. Thực trạng giảng dạy môn Âm nhạc cho học sinh khối 5 tại trường Tiểu học

Trưng Nữ Vương .............................................................................................................11

1.2.1. Những vấn đề chung ................................................................................................12

1.2.1.1. Về phía học sinh....................................................................................................13

1.2.1.2. Về phía giáo viên ..................................................................................................13

1.2.2. Khảo sát chất lượng dạy học môn Âm nhạc của khối 5 tại trường Tiểu học Trưng

Nữ Vương ..........................................................................................................................13

1.2.2.1. Về phương pháp dạy học của giáo viên................................................................13

1.2.2.2. Khả năng học sinh ................................................................................................14

1.2.2.3. Thực trạng dạy và học tại trường Tiểu học Trưng Nữ Vương .............................15

1.2.2.4. Nhận xét ...............................................................................................................15

1.2.3. Tổ chức khảo sát ......................................................................................................16

1.2.3.1. Phiếu điều tra khảo sát cho giáo viên...................................................................16

5

1.2.3.2. Phiếu điều tra khảo sát cho học sinh....................................................................17

1.2.4. Đành giá kết quả khảo sát........................................................................................18

1.2.4.1. Nguyên nhân .........................................................................................................18

1.2.4.2. Một vài vấn đề cần đặt ra trong dạy học môn Âm nhạc.......................................18

Tiểu kết chương 1 .............................................................................................................19

Chương 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

ÂM NHẠC LỚP 5 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯNG NỮ VƯƠNG – THÀNH

PHỐ ĐÀ NẴNG ...............................................................................................................19

2.1. Phương pháp dạy hát................................................................................................19

2.1.1. Phương pháp sử dụng nhạc cụ (đàn).......................................................................20

2.1.2. Phương pháp sử dụng bản đồ..................................................................................23

2.1.3. Phương pháp luyện thanh trước khi học hát ...........................................................24

2.1.4. Phương pháp sửa chữa những sai sót .....................................................................26

2.1.5. Phương pháp dạy hát hòa hợp trong tập thể...........................................................28

2.1.6. Phương pháp sử dụng Body Percussion..................................................................28

2.1.7. Giải pháp giúp học sinh học hát tốt hơn ..................................................................31

2.1.7.1. Gây hứng thú cho học sinh ngay từ phần mở đầu bài học ...................................31

2.1.7.2. Phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh ......................................32

2.1.7.3. Tổ chức nhiều hình thức học tập...........................................................................33

2.1.7.4. Phát huy hiệu quả đồ dùng học tập ......................................................................36

2.2. Phương pháp tập đọc nhạc.......................................................................................37

2.2.1. Giới thiệu bài tập đọc nhạc .....................................................................................38

2.2.2. Tập nói tên nốt nhạc và tìm hiểu về bài tập đọc nhạc .............................................39

2.2.3. Luyện tập cao độ và luyện tập tiết tấu.....................................................................39

2.2.4. Tập đọc từng câu và tập đọc cả bài.........................................................................41

2.2.5. Ghép lời ca...............................................................................................................42

2.2.6. Phương pháp đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay............................................................42

2.3. Âm nhạc thường thức...............................................................................................44

2.3.1. Kể chuyện Âm nhạc..................................................................................................45

2.3.2. Giới thiệu nhạc cụ....................................................................................................45

2.4. Lý thuyết Âm nhạc....................................................................................................46

Tiểu kết chương 2 .............................................................................................................50

KẾT LUẬN.......................................................................................................................51

6

KIẾN NGHỊ

PHỤ LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

7

A. MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Mục đích giáo dục hiện nay của chúng ta là đào tạo những con người phát triển

toàn diện, những con người có đủ năng lực cần thiết, đáp ứng sự đòi hỏi của cuộc sống

hiện đại. Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo đức

tốt, có trình độ hiểu biết, có sức khỏe, biết lao động, sẵn sàng lao động, nắm chắc các

kiến thức khoa học - xã hội, bên cạnh đó còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân

biệt, biết thưởng thức cái đẹp, biết làm đẹp cho cuộc sống của xã hội nói chung và cuộc

sống của bản thân mình nói riêng. Vì vậy, có thể nói rằng giáo dục thẩm mỹ cho con

người là một phần thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày.

Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất đó chính là

giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật. Trong đó Âm nhạc có vị trí rất quan trọng.

Trong những năm gần đây, nắm bắt tình hình thực tế những đòi hỏi của sự phát triển xã

hội, bộ giáo dục và đào tạo đã điều chỉnh nội dung giáo dục nghệ thuật trong nhà trường

và coi đây như một bộ môn bắt buộc. Âm nhạc là bộ môn hiệu quả nhất trong giáo dục

thẩm mỹ. Trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là bậc tiểu học, Âm nhạc tuy không đào

tạo các em thành ca sĩ, nhạc sĩ nhưng qua phân môn này đã hình thành cho các em kiến

thức ban đầu, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái, phát

triển hài hòa, toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác.

Ở các lớp 1, 2 và 3 các em được học Âm nhạc trong môn nghệ thuật. Việc học Âm

nhạc ở các lớp trên chủ yếu các em học về các bài hát, kết hợp với các hoạt động phụ

hoạ, thông qua đó các em được rèn luyện về tai nghe, trí nhớ, phát triển nhạc cảm và làm

quen với việc thể hiện chính xác cao độ, trường độ của âm thanh trên cơ sở giai điệu bài

hát. Đặc biệt ở những tuần cuối của lớp 3, các em được làm quen, tiếp cận các ký hiệu âm

nhạc như khuông nhạc, khóa Sol với 7 nốt nhạc cũng như các hình nốt cơ bản.

Sang lớp 4, ngoài việc học các bài hát, các em còn được tập đọc các bài tập đọc

nhạc với các hình tiết tấu đơn giản như: Nốt trắng, nốt đen, móc đơn, được ghép lời ca

theo nhạc và được làm các bài tập nhạc. Như vậy, lên lớp 4 việc học âm nhạc của học

sinh Tiểu học đã bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới, không chỉ đơn thuần thông qua

các bài hát mà các em đã trực tiếp tiếp xúc với các nốt nhạc trên khuông nhạc có khóa

Sol.

Bước lên lớp 5, ngoài việc ôn lại các kiến thức đã học ở lớp 4, chương trình Âm

nhạc lớp 5 giúp các em củng cố các kĩ năng hát như: Tư thế hát, cách lấy hơi, giữ hơi, tập

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!