Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đối chiếu nhóm động từ thuộc trường nghĩa "ăn" trong tiếng việt và các yếu tố tương đương trong tiếng anh.
PREMIUM
Số trang
120
Kích thước
875.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1410

Đối chiếu nhóm động từ thuộc trường nghĩa "ăn" trong tiếng việt và các yếu tố tương đương trong tiếng anh.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ THỊ THANH TÂM

ĐỐI CHIẾU NHÓM ĐỘNG TỪ

THUỘC TRƯỜNG NGHĨA “ĂN” TRONG

TIẾNG VIỆT VÀ CÁC YẾU TỐ TƯƠNG

ĐƯƠNG TRONG TIẾNG ANH

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Mã số: 60.22.02.40

TÓM TẮT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng – Năm 2015

Công trình được hoàn thành tại

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngũ Thiện Hùng

Phản biện 1: PGS.TS. Trương Thị Diễm

Phản biện 2: PGS.TS. Võ Xuân Hào

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn

tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn họp tại

Đại Học Đà Nẵng vào ngày 26 tháng 07 năm 2015.

Có thể tìm hiểu Luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với danh từ, động từ là thực từ cơ bản, tiêu biểu trong hệ

thống từ loại tiếng Việt cũng như tiếng Anh. Đồng thời, động từ

được coi là vị từ hoàn chỉnh về nội dung và cấu trúc để tạo nên câu

trọn vẹn, đầy đủ hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ. Trong hệ thống

từ vựng tiếng Việt và tiếng Anh, động từ chiếm số lượng lớn, được

sử dụng với tần số rất cao trong đời sống sinh hoạt hàng ngày bởi nó

gắn liền với các hoạt động, trạng thái, cảm xúc của con người.

Từ “ăn” được coi là một động từ tiêu biểu như vậy, vì nó

được xếp vào nhóm từ chỉ hoạt động cơ bản của con người. Đây là

hoạt động chủ đạo, có ý nghĩa quan trọng và quyết định sự tồn tại

của con người.

Trong tiếng Việt, không chỉ có từ “ăn” mà còn có rất nhiều từ

khác được dùng để diễn tả hành động “ăn” tùy thuộc vào từng ngữ

cảnh nhất định như: đớp, táp, xực, xơi, nuốt, gặm v.v….Trong tiếng

Anh cũng tương tự như vậy. Việc đối chiếu nhóm động từ thuộc

trường nghĩa “ăn” trong tiếng Việt và các yếu tố tương đương trong

tiếng Anh không nằm ngoài mục đích làm rõ những đặc điểm ngữ

nghĩa, ngữ dụng, khả năng kết hợp, nguyên tắc hoạt động của nó

trong mỗi ngôn ngữ, qua đó rút ra một số nhận xét về sự giống và

khác nhau giữa hai ngôn ngữ.

Chính vì những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài sau để

nghiên cứu: “Đối chiếu nhóm động từ thuộc trường nghĩa “ăn”

trong tiếng Việt và các yếu tố tương đương trong tiếng Anh”.

2

2. Mục tiêu nghiên cứu

Khảo sát và đối chiếu chuyển dịch những đặc điểm ngữ nghĩa,

ngữ dụng của nhóm động từ thuộc trường nghĩa “ăn” trong tiếng

Việt và các yếu tố tương đương trong tiếng Anh.

Chỉ ra được những điểm giống và khác nhau trong việc sử

dụng nhóm động từ thuộc trường nghĩa “ăn” trong tiếng Việt và các

yếu tố tương đương trong tiếng Anh.

Đưa ra những gợi ý giúp học tốt nhóm động từ thuộc trường

nghĩa “ăn” trong hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ

dụng của nhóm động từ thuộc trường nghĩa “ăn” trong tiếng Việt và các

yếu tố tương đương trong tiếng Anh; các điểm giống và khác nhau về

đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng của nhóm động từ thuộc trường nghĩa

“ăn” trong tiếng Việt và các yếu tố tương đương trong tiếng Anh.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ có hạn, luận văn chỉ tập trung khảo sát nhóm

động từ thuộc trường nghĩa “ăn” trong tiếng Việt. Đó là những từ

đồng nghĩa với động từ “ăn” và chúng tôi tiến hành nghiên cứu

trường nghĩa này theo 2 phương diện: Phương diện ngữ nghĩa và

phương diện ngữ dụng, phương diện cú pháp ít được đề cập đến.

Sau đó, từ những đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ dụng của các động từ

thuộc trường nghĩa “ăn”, chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu để

rút ra những điểm giống và khác nhau.

3

4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1. Nguồn tư liệu

- Tiểu thuyết Đất rừng phương Nam, Đoàn Giỏi, Nxb Kim Đồng.

- Tiểu thuyết Lều chõng, Ngô Tất Tố, Nxb Văn học.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết được nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, chúng tôi sử

dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thống kê, phân loại;

- Phương pháp phân tích, miêu tả;

- Phương pháp đối chiếu

5. Bố cục đề tài

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn

được triển khai trong 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài

Chương 2: Đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng của nhóm động từ

thuộc trường nghĩa “ăn” trong tiếng Việt

Chương 3: Đối chiếu nhóm động từ thuộc trường nghĩa “ăn”

trong tiếng Việt và các yếu tố tương đương trong tiếng Anh

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Trong các chức năng sinh lý cơ thể giúp nuôi sống con người

để tồn tại và sinh sôi trên mặt đất này, ăn uống có lẽ chiếm địa vị

quan yếu hàng đầu. Không ăn uống con người không thể sống. Thở

cũng quan trọng, có khi còn hơn cả ăn uống, vì người ta có thể nhịn

ăn nhiều ngày, nhưng nhịn thở chỉ được vài phút. Tuy nhiên, tạo hóa

dường như đã sắp đặt để cho con người một nguồn cung cấp gần như

4

vô tận về khí trời và nước uống mà không cần phải trả giá hay chỉ trả

giá rất ít. Duy chỉ có miếng ăn là con người phải vất vả lao động hay

đấu tranh mới có. Thành thử, kể từ thuở còn “ăn lông ở lỗ”, mối quan

tâm thường trực của xã hội loài người bao giờ cũng là miếng ăn, và

dưới bất cứ hình thức văn minh, kỹ thuật nào, dù là lượm hái, săn

bắt, nông nghiệp, hay kỹ nghệ, hoạt động căn bản của con người

trước hết bao giờ cũng hướng vào mục đích kiếm ăn.

Vì tính cách quan yếu và cơ bản của nó đối với đời sống con

người từ thuở ban sơ, “ăn” chắc hẳn phải là một trong những ý niệm

đầu tiên có mặt trong sự hình thành của ngôn ngữ khi con người bắt

đầu sống quần tụ và có nhu cầu trao đổi, tìm hiểu nhau.

Có lẽ rất ít người Việt chúng ta để ý đến sự kiện “ăn” là một từ

bao hàm nhiều nghĩa nhất và cũng được sử dụng nhiều hơn cả trong

sự cấu thành các từ ngữ, thành ngữ hay tục ngữ có liên quan hay

không đến ăn, hiểu theo nghĩa đen, nghĩa là bỏ thức ăn vào miệng,

nhai và nuốt. Các văn liệu phổ thông hiện đại mà ta có đã chứng

minh sự kiện này. “Việt Nam Từ Điển” của hội Khai Trí Tiến Đức

xuất bản tại Hà Nội năm 1930 - một công trình sưu tập có giá trị lịch

sử về ngữ vựng tiếng Việt - đã liệt kê 12 nghĩa khác nhau của từ “ăn”

và hàng trăm thí dụ văn liệu có liên hệ với “ăn” trong hơn năm trang.

Các từ điển tiếng Việt khác, như của Đào Văn Tập hay Nguyễn Văn

Khôn, cũng dành một số trang đáng kể cho từ “ăn”. Gần đây, cuốn

“Từ Điển Tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học Hà Nội cũng đã minh

họa vị trí ưu thế của từ “ăn” qua 12 nghĩa khác nhau của từ này và

liệt kê những từ ngữ và thành ngữ hiện đại có liên quan đến “ăn” trên

5

bốn trang giấy. Sau hết, cuốn “Tục Ngữ Phong Dao” (1 và 2) của Ôn

Như Nguyễn Văn Ngọc – một nổ lực sưu tập coi như đầy đủ nhất từ

xưa đến nay – đã liệt kê gần 200 tục ngữ và ca dao bắt đầu bằng

tiếng “ăn”, và nếu ta kể cả những ca dao hay tục ngữ khác có tiếng

“ăn” ở trong thì thật không ngờ tổng số lại lên tới gần một phần

mười của tất cả cái kho tàng văn học dân gian này.

Công trình “Ăn, uống, nói, cười và khóc” của Trần Huiền Ân,

tác giả đã nêu lên những việc con người phải làm để sống, sống với

nghĩa hẹp là không chết và nghĩa rộng là tồn tại trong xã hội. Tác giả

đã cắt nghĩa và gợi mở nhiều điều thú vị về các biểu hiện trong ăn,

uống, nói, cười và khóc của người Việt từ kho tàng ca dao tục ngữ

Việt Nam. Những lời ăn tiếng nói này vô cùng phong phú và phản

ánh văn hóa xã hội của người Việt trong giai đoạn trước đây. Đến

nay, khi xã hội đã văn minh và phát triển hơn thì ca dao tục ngữ trở

thành những câu cửa miệng truyền đời để giáo dục con người sống

có khuôn phép, lễ nghĩa hoặc tiếp thu những kinh nghiệm để lại.

Tác giả Dương Cường với bài phiếm luận “Nghĩ về chữ… ăn”

thì lại viết về chữ “ăn” như là một sự huyền diệu khi mà trong đời

sống của con người không thể nào lại thiếu được “ăn”. Hay “Ăn”

trong văn hóa Việt của tác giả Lê Phước An lại nói về những nét văn

hóa của người Việt dựa vào ngữ nghĩa của động từ “ăn”.

Trong bài viết “Ăn - một từ kì thú” tác giả Nguyễn Đức Dân

cho rằng “Ăn là một từ cơ bản và có trong ngôn ngữ của mọi dân tộc.

Từ ăn trong tiếng Việt cực kì lý thú, phản ánh quá trình nhận thức

đặc biệt của người Việt về hiện tượng ăn”. Bên cạnh đó tác giả còn

6

phân tích những từ ghép “ăn + X” trong tiếng Việt, đây sẽ là cơ sở để

luận văn chỉ ra điểm khác nhau khi đối chiếu động từ ăn trong tiếng

Việt và các chuyển dịch tương đương tiếng Anh.

Cũng liên quan đến động từ ăn, tiểu luận đối chiếu động từ

ăn trong tiếng Việt và tiếng Anh, tác giả chỉ tiến hành so sánh đối

chiếu trên ba động từ eat, have và ăn. Hay trong luận văn Verbs

denoting the concept of “Eating” (English versus Vietnamese),

Trương Thị Huệ cũng so sánh đối chiếu nhóm động từ “ăn” từ Anh

sang Việt trên bình diện cú pháp và ngữ nghĩa để làm sáng tỏ những

điểm giống và khác nhau của hai ngôn ngữ.

Từ những công trình nói trên, luận văn sẽ tiếp tục so sánh đối

chiếu với những yếu tố tương đương của động từ “ăn” trong tiếng

Anh và bổ sung thêm phần ý nghĩa ngữ dụng.

7

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. KHÁI NIỆM ĐỘNG TỪ

Về đại thể, động từ được xếp vào số các thực từ, thực ra không

phải tất cả các động từ đều là thực từ. Mức độ thực/hư của lớp động

từ khá phức tạp, có khi lệ thuộc vào trường hợp sử dụng cụ thể. Theo

các tiêu chuẩn định loại, động từ có ý nghĩa quá trình hiểu rộng (bao

gồm quá trình động, quá trình tĩnh, quá trình quan hệ) được dùng làm

tên gọi các “quá trình” đó. Động từ có thể kết hợp về phía trước với

các phó từ (tình thái từ) chỉ tính thời gian như đã, đang, sẽ, vừa, tính

phân cực như không, tính liên nhân như hãy, đừng, chớ; kết hợp về

phía sau với phó từ chỉ tính thời gian rồi, với phó từ chỉ những tính

tình thái khác nhau như được, mất, phải. Chức năng cú pháp chính

của động từ là làm vị ngữ trong câu. Cũng như danh từ, động từ có

khả năng đảm nhận nhiều chức năng cú pháp khác nhau. Nhưng chức

năng phổ biến và quan trọng nhất là làm vị ngữ trong cấu tạo câu, có

vị trí trực tiếp đứng sau bổ ngữ. Do đó chức năng vị ngữ của động từ

làm thành một tiêu chuẩn đối lập động từ và danh từ trong tiếng Việt.

1.2. PHÂN LOẠI ĐỘNG TỪ

Động từ là một lớp từ lớn và đa dạng về ý nghĩa, cho nên có

thể phân chia theo những phương diện khác nhau. Theo Bài giảng

ngữ pháp tiếng Việt (2003) của Trương Thị Diễm, đối với tiếng Việt,

về mặt ngữ pháp, động từ được phân loại thành các nhóm sau:

+ Nhóm động từ không tác động đến đối tượng (nội động từ)

8

+ Nhóm động từ tác động đến đối tượng (ngoại động từ)

+ Nhóm động từ trao nhận

+ Nhóm động từ gây khiến

+ Nhóm động từ chuyển động

+ Nhóm động từ tồn tại hoặc tiêu biến

+ Nhóm động từ chỉ quan hệ so sánh, đối chiếu

+ Nhóm động từ chỉ quan hệ diễn biến theo thời gian

+ Nhóm động từ chỉ quan hệ diễn biến trong không gian

+ Nhóm động từ biến hóa

+ Nhóm động từ tình thái

+ Nhóm động từ trạng thái tâm lí

+ Nhóm động từ cảm nghĩ, nói năng

1.3. TỪ ĐỒNG NGHĨA

1.3.1. Bản chất hiện tượng đồng nghĩa

1.3.2. Phân loại các từ đồng nghĩa

a. Từ đồng nghĩa tuyệt đối

b. Từ đồng nghĩa sắc thái

c. Từ đồng nghĩa biểu niệm

9

1.4. Ý NGHĨA BIỂU NIỆM, BIỂU THÁI

1.4.1. Ý nghĩa biểu niệm

Ý nghĩa biểu niệm của từ là tập hợp của một số nét nghĩa

chung và riêng, khái quát và cụ thể theo một tổ chức, một trật tự nhất

định. Giữa các nét nghĩa có những quan hệ nhất định. Tập hợp này

ứng với một hoặc một số ý nghĩa biểu vật của từ. Tập hợp các nét

nghĩa phạm trù, khái quát chung cho nhiều từ được gọi là cấu trúc

biểu niệm.

1.4.2. Ý nghĩa biểu thái

Thuộc phạm vi ý nghĩa biểu thái của từ là những nhân tố đánh

giá như to, nhỏ, mạnh, yếu…, nhân tố cảm xúc như dễ chịu, khó chịu,

sợ hãi…, nhân tố thái độ như trọng, khinh, yêu, ghét… mà từ gợi ra

cho người nói và người nghe.

1.5. TRƯỜNG NGHĨA

1.5.1. Khái niệm trường nghĩa

Phạm vi những đơn vị từ vựng có quan hệ lẫn nhau về ý nghĩa,

trong đó, đơn vị từ vựng có thể là một từ vị hay một đơn vị thành

ngữ. Các đơn vị từ vựng trong một trường nghĩa phải có chung một

thành tố nghĩa. Sự phân tích các trường nghĩa sẽ bắt đầu sau khi phân

xuất được chúng. Người ta đã nghiên cứu các trường nghĩa như:

quan hệ thân tộc, màu sắc, bộ phận thân thể, động vật... Trong trường

nghĩa, ý nghĩa của mỗi đơn vị từ vựng được xác định trong mối quan

hệ với những đơn vị từ vựng khác cũng thuộc trường ấy.

10

1.5.2. Các trường nghĩa

a. Trường nghĩa biểu vật

Một trường nghĩa biểu vật là một tập hợp những từ đồng nghĩa

về ý nghĩa biểu vật. Để có những căn cứ dựa vào đó mà đưa ra các

nghĩa biểu vật của các từ về trường biểu vật thích hợp, chúng ta chọn

các danh từ làm gốc. Các danh từ này phải có tính khái quát cao, gần

như là tên gọi của các phạm trù biểu vật, như người, động vật, thực

vật, vật thể, chất liệu… Các danh từ này cũng là tên gọi các nét nghĩa

có tác dụng hạn chế ý nghĩa của từ về mặt biểu vật, là những nét

nghĩa cụ thể, thu hẹp ý nghĩa của từ. Như vậy, chúng ta sẽ đưa một

từ vào một trường biểu vật nào đó khi nét nghĩa biểu vật của nó trùng

với tên gọi của danh từ trên.

b. Trường nghĩa biểu niệm

Căn cứ để phân lập các trường biểu niệm là các ý nghĩa biểu

niệm của từ, cấu trúc biểu niệm không chỉ riêng cho từng từ mà

chung cho nhiều từ. Như vậy, một trường biểu niệm là một tập hợp

các từ có chung một cấu trúc biểu niệm. Cũng như các trường biểu

vật, các trường biểu niệm lớn có thể phân chia thành các trường nhỏ

và cũng có những “miền” với mật độ khác nhau. Do có hiện tượng

nhiều nghĩa biểu niệm, cho nên một từ có thể đi vào những trường

biểu niệm (hay đi vào những trường nhỏ) khác nhau. Vì vậy, cũng

giống như các trường biểu vật, các trường biểu niệm có thể giao thoa

với nhau, thẩm thấu vào nhau và cũng có lõi trung tâm với các từ

điển hình và những từ ở những lớp kế cận trung tâm, những từ ở lớp

ngoại vi. Nói tóm lại, vì các ý nghĩa biểu niệm tuy có nguồn gốc ở

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!