Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đọc tiểu thuyết Sau phút sinh ly của Lê Văn Trương, nghĩ về ranh giới mong manh giữa thủy chung và phản bội
MIỄN PHÍ
Số trang
6
Kích thước
252.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1374

Đọc tiểu thuyết Sau phút sinh ly của Lê Văn Trương, nghĩ về ranh giới mong manh giữa thủy chung và phản bội

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Lê Thị Ngân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 3 - 8

3

ĐỌC TIỂU THUYẾT SAU PHÚT SINH LY CỦA LÊ VĂN TRƯƠNG,

NGHĨ VỀ RANH GIỚI MONG MANH GIỮA THỦY CHUNG VÀ PHẢN BỘI

Lê Thị Ngân*

Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Tiểu thuyết gia Lê Văn Trương (1906- 1964) đã tạo ra được nhân vật người hùng được một thời

chấp nhận và say mê. Tiểu thuyết Sau phút sinh ly được nhà xuất bản Tân Dân in lần đầu vào

năm 1942. Lê Văn Trương đã làm mới những vấn đề tưởng chừng đã cũ bằng cách thổi vào đó

một luồng sinh khí mới và để nhân vật của mình thể hiện một cách sinh động triết lý “Người

hùng” qua từng trang truyện. Trong tác phẩm, cái ranh giới mong manh giữa tình yêu cao thượng

và dục vọng thấp hèn, giữa hi sinh và ích kỉ, giữa thủy chung và phản bội đã được tác giả thể hiện

khá linh diệu. Con người, để giữ được đạo lý, nhiều khi đã phải đấu tranh quyết liệt và hi sinh hết

sức đau đớn.

Từ khóa: Lê Văn Trương, người hùng, tình yêu, đạo lý, thủy chung, phản bội

Sau thời gian tiếp biến và chuyển mình, đến

những năm 30 của thế kỉ XX, đời sống văn

học Việt Nam thật sự chuyển sang đường ray

của một nền văn học Việt Nam hiện đại. Sự

tiếp xúc với văn học Pháp nói riêng và văn

học phương Tây nói chung đã làm cho sinh

hoạt văn học tiền chiến trở nên sôi nổi. Làn

sóng văn minh Âu hóa lúc đó như sự đáp ứng

đầy thách thức trước cơn chuyển dạ của văn

học Việt Nam trong buổi giao thời. Một

phong trào sáng tác rộng lớn trên tất cả mọi

thể loại, và với sự kết tinh các thành tựu trong

không ít tác giả - tác phẩm tiêu biểu. Các văn

sĩ châu tuần quanh các tòa báo, các nhà xuất

bản, kiếm sống bằng ngòi bút và được xã hội

công nhận. Họ là Nhất Linh, Khái Hưng,

Thạch Lam, Lê Văn Trương, Vũ Bằng,

Nguyễn Tuân, Trần Huyền Trân, Vũ Trọng

Phụng, Thâm Tâm, Nam Cao, Tô Hoài,

Thanh Châu v.v… (Danh sách này còn có thể

kéo dài hơn nữa). Trong đó, Lê Văn Trương

là nhà văn ăn khách hơn cả. Với sức viết đặc

biệt của mình (hơn 200 cuốn tiểu thuyết cho

cuộc đời sáng tác, ông đã tạo ra được một

kiểu nhân vật “người hùng” "được cả một

thời chấp nhận và say mê”.[2]*

Đã từng bị coi là huênh hoang tiên sinh, là

hạng triết học nửa mùa, đã từng chịu những

* Tel: 0912 022777, Email:[email protected]

lời khinh khi, đố kị của văn đoàn Tự lực

nhưng Lê Văn Trương vẫn hồn nhiên là mình,

dám là mình, dù có “nhàm chết người” cũng

vẫn là mình một cách nhất quán trong suốt

đời thực và đời văn. Ông đã coi viết văn là

một nghề để sống và để tự ấn định mặt nạ

nhân cách của mình trên sàn diễn cuộc đời.

Không chịu “khép phòng văn hì hục viết”

(thơ Chế Lan Viên) như Tự lực văn đoàn, Lê

Văn Trương chường mặt ra giữa đời, xông

pha và ngao du sang tận Xiêm, Cao Miên,

Tàu mở điền, buôn bán, làm thầu khoán…và

viết văn. Và tuồng như đi đến đâu, ông mang

cả phong trần theo đến đấy. Con người ấy,

với sức lao động của mình đã tạo nên một

thành tựu, một bản sắc riêng trong đời văn.

Xã hội Việt Nam giai đoạn 1930-1945 là xã

hội thuộc địa hỗn mang với quan niệm đạo

đức bị đảo lộn, ranh giới để phân định các giá

trị dường như rất mong manh. Nhưng một

điều dễ nhận thấy nhất của thời buổi “Á – Âu

tranh nhau, Đông - Tây lẫn lộn” là cuộc sống

của người dân một nước nông nghiệp kiểu

châu Á vốn luẩn quẩn, trì trệ, dù có xảy ra

bao nhiêu cuộc “bể dâu” thì luân thường vẫn

cứ được xem là “khuôn vàng thước ngọc”.

Trung thành với quan điểm sáng tác của

mình, Lê Văn Trương đã làm cho “xu hướng

văn tải đạo mới đượm khí sắc thời đại mà đua

nở với các xu hướng khác "[3]. Là luân lý mà

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!