Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam - Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------------
TRẦN THU HÀ
DOANH NGHIỆP XÃ HỘI THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM- THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------------------
TRẦN THU HÀ
DOANH NGHIỆP XÃ HỘI THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM- THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số chuyên ngành: 8380107
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ THỊ TUYẾT HÀ
TP.Hồ Chí Minh, Năm 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt
Nam- thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện” là nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
TP. Hồ Chí Minh, năm 2019
Trần Thu Hà
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập chương trình cao học ngành Luật Kinh tế tại Trường Đại
học Mở thành phố Hồ Chí Minh, tôi chọn đề tài “Doanh nghiệp xã hội theo pháp
luật Việt Nam- thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện” để nghiên cứu và thực
hiện luận văn tốt nghiệp.
Để hoàn thành luận văn này, lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Lê
Thị Tuyết Hà, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho
tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong Hội đồng
góp đề cương luận văn đã có những ý kiến đóng góp quý báu giúp tôi hoàn thiện
luận văn.
Nhân dịp này, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô Khoa Đào tạo Sau
Đại học Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ tôi trong thời gian
học tại Trường. Tôi cảm ơn quý thầy, cô đã tham gia giảng dạy chương trình cao
học ngành Luật Kinh tế đã truyền đạt những kiến thức có giá trị về lý luận và thực
tiễn để tôi có điều kiện, nền tảng cơ bản thực hiện nghiên cứu này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người bạn, đồng nghiệp, người thân đã tận
tình hỗ trợ, động viên tôi hoàn thành khóa học và luận văn này.
Xin kính chúc quý thầy, cô, các bạn học viên cao học ngành Luật Kinh tế
Khóa 1, đồng nghiệp, bạn bè và người thân sức khỏe và thành công trong cuộc sống.
Xin trân trọng cảm ơn!
TÓM TẮT
iii
Bên cạnh thành quả của sự phát triển kinh tế, thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng đã và đang phải đối mặt các vấn đề xã hội và môi trường như đói nghèo,
bệnh tật, thất nghiệp, bất bình đẳng về giới, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí
hậu...Để cân bằng giá trị kinh tế và xã hội, góp phần giải quyết những tồn tại trên,
doanh nghiệp xã hội đã ra đời.
Doanh nghiệp xã hội là loại hình doanh nghiệp mang bản chất vì xã hội và
cộng đồng, có các hoạt động kinh doanh để tạo ra lợi nhuận nhằm tối đa hóa mục
tiêu xã hội, tạo ra GDP cho quốc gia và mang lại lợi ích cho cộng đồng thông qua
cung cấp dịch vụ xã hội và việc làm cho những đối tượng thuộc nhóm người yếu thế.
Loại hình doanh nghiệp này xuất hiện đầu tiên tại Vương quốc Anh năm 1665 sau
một trận đại dịch (làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp), sau đó lan sang nước Mĩ, Bắc Âu
vào thế kỷ XVIII-XIX và lan mạnh trên thế giới vào những thập niên 80 của thế kỷ
XX. Đến nay, nhiều nước như Anh, Mĩ, Ý, Singapore, Hàn Quốc đã công nhận
doanh nghiệp xã hội và tạo lập khuôn khổ pháp lý để doanh nghiệp xã hội hoạt động
và phát triển.
Ở Việt Nam, khái niệm doanh nghiệp xã hội xuất hiện khá muộn và được
luật hóa tại Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2014. Theo đó, doanh nghiệp xã hội
cũng giống các doanh nghiệp khác trong tổ chức và hoạt động nhưng khác ở mục
đích phân phối và sử dụng lợi nhuận, đó là “sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận
hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi
trường như đã đăng ký”. Mặc dù pháp luật đã có những quy định về thủ tục thành
lập, cách thức tổ chức, hoạt động, việc chia, tách, sáp nhập và sự hỗ trợ cho doanh
nghiệp xã hội, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề như tài chính, chính sách ưu đãi, hỗ
trợ của Nhà nước, chế tài xử phạt chưa được quy định hoặc có nhưng chưa rõ ràng,
cụ thể nên có thể nói từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực đến nay, số lượng thành
lập và sự đóng góp của doanh nghiệp xã hội còn khiêm tốn, chưa tương xứng với
tiềm năng của xã hội và cần phải có giải pháp để hoàn thiện nhằm thúc đẩy doanh
nghiệp xã hội phát triển. Vì những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Doanh nghiệp xã
hội theo pháp luật Việt Nam- thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện” để
iv
nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tham khảo sách, giáo trình, các công
trình nghiên cứu, các bài viết có liên quan, đặc biệt là các văn bản pháp luật quy
định về doanh nghiệp xã hội của Anh, Ý và Hàn Quốc và áp dụng phương pháp
phân tích, tổng hợp, hệ thống, lịch sử, so sánh nhằm làm rõ về mặt lý luận, thực tiễn
cũng như đặc điểm, vai trò, lợi ích của loại hình doanh nghiệp này đối với kinh tế,
xã hội của các quốc gia. Bên cạnh đó tác giả cũng xem xét thực tiễn áp dụng các
quy định hiện hành về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam, cụ thể là Luật Doanh
nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản pháp luật khác có liên
quan để rút ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế từ đó đề xuất sửa
đổi, bổ sung một số điều khoản liên quan đến vấn đề vốn, thuế, hỗ trợ và chế tài
trong hệ thống pháp luật Việt Nam để các doanh nghiệp xã hội được phát triển bền
vững.
Kết quả nghiên cứu này có thể là tài liệu để nhà nước vận dụng sửa đổi, bổ
sung các luật có liên quan và hoàn chỉnh pháp luật doanh nghiệp xã hội; là tài liệu
tham khảo cho những cá nhân, tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp xã hội; làm tài
liệu nghiên cứu, học tập cho giảng viên, sinh viên, học viên ngành luật kinh tế.
MỤC LỤC
v
Trang
Lời cam đoan ...............................................................................................................i
Lời cảm ơn ...................................................................................................................ii
Tóm tắt .........................................................................................................................iii
Mục lục .........................................................................................................................v
Danh mục từ viết tắt ...................................................................................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ...................................................................................4
3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................5
4. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................6
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................7
6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................7
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..............................................................8
8. Kết cấu của luận văn...............................................................................................8
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
XÃ HỘI ........................................................................................................................9
1.1. Khái quát chung về doanh nghiệp xã hội...........................................................9
1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp xã hội......................................................................9
1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp xã hội .....................................................................18
1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp xã hội .........................................................................21
1.2. Các loại hình doanh nghiệp xã hội .....................................................................23
1.2.1. Doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận .....................................................................23
1.4.2. Doanh nghiệp xã hội không vìlợi nhuận ............................................................23
1.3. So sánh doanh nghiệp xãhội với doanh nghiệp thông thường, NGO, NPO,
quỹ từ thiện..................................................................................................................24
Kết luận chương 1 .........................................................................................................30
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ DOANH
NGHIỆP XÃ HỘI- SO SÁNH VỚI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.............31
2.1. Các quy định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp xã hội.......................31
2.1.1. Tiêu chí và điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội .........................................31
2.1.2. Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội...............................................................33
vi
2.2. Quy định của pháp luật về tên của doanh nghiệp xã hội .................................38
2.3. Quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp xã hội .......38
2.3.1. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội............39
2.3.2. Quy định của pháp luật về tài chính doanh nghiệp xã hội..................................41
2.3.3. Quy định của pháp luật về cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp xã hội .....43
2.4. Quy định của pháp luật về ưu đãi, hỗ trợ, viện trợ đối với doanh nghiệp xã
hội..................................................................................................................................44
2.4.1. Quy định của pháp luật về ưu đãi, hỗ trợ............................................................44
2.4.2. Quy định của pháp luật về viện trợ, tài trợ..........................................................47
2.5 Quy định của pháp luật về đăng ký chuyển đổi cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ từ
thiện và quỹ xã hội thành doanh nghiệp xã hội........................................................48
2.6. Những quy định của pháp luật về tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp xã
hội..................................................................................................................................50
2.6.1. Tổ chức lại doanh nghiệp xã hội.........................................................................50
2.6.2. Giải thể doanh nghiệp xã hội ..............................................................................50
2.7. Những quy định về cơ chế theo dõi, giám sát của cơ quan có thẩm quyền
đối với doanh nghiệp xã hội........................................................................................51
Kết luận chương 2 .........................................................................................................54
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP XÃ HỘI
TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN...................................................55
3.1. Tình hình thành lập, hoạt động của doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam.........55
3.1.1. Tình hình thành lập doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam......................................55
3.1.2. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam ..............................57
3.2. Một số vướng mắc, bất cập về thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật
đối với doanh nghiệp xã hội........................................................................................68
3.2.1. Về vốn của doanh nghiệp xã hội.........................................................................68
3.2.2. Về thuế đối với doanh nghiệp xã hội ..................................................................69
3.2.3. Về hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ, giấy chứng nhận.......................70
3.2.4. Về chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội..........................................................71
3.2.5.Về tên của doanh nghiệp xã hội...........................................................................71
3.2.6. Kiểm tra hoạt động, lợi ích xã hội, môi trường của doanh nghiệp xã hội .........72
3.2.7. Thị trường và lao động của doanh nghiệp xã hội................................................73
vii
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện về đường lối, chủ trương, chính sách và các
quy định pháp luật đối với doanh nghiệp xã hội......................................................73
3.3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp xã hội..........................73
3.3.2. Một số đề xuất cụ thể để hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp xã hội .............74
Kết luận chương 3 .........................................................................................................87
KẾT LUẬN..................................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................89
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CDFIs Các tổ chức tài chính Phát triển cộng đồng- Community Development
Finance Institutions
CEP Quỹ Trợ Vốn cho Người Lao Động Nghèo Tự Tạo Việc Làm
CIC Công ty vì lợi ích cộng đồng- Community Interest Company
CIC Regs Bộ quy định về Công ty vì lợi ích cộng đồng 2005- The Community
Interest Company Regulations 2005
CIEM Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
CSIP Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cồng đồng
DNXH Doanh nghiệp xã hội
GDP Tổng sản phẩm quốc nội- Gross Domestic Product
KoSEA Cục phát triển doanh nghiệp xã hội Hàn Quốc- Korea Social
Enterprise Promotion Agency
LLP Công ty hợp danh hữu hạn- Limited liability partnerships
L3C Công ty TNHH lợi nhuận thấp- Low profit limited liability company
NPO Tổ chức phi lợi nhuận
NGO Tổ chức phi chính phủ
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế- Organization for Economic
Cooperation and Development
SICP Văn phòng sáng kiến xã hội và sự tham gia của công dân- Office of
Social Innovation and Civic Participation
SPARK Trung tâm Phát triển Doanh nghiệp Xã hội Tia Sáng
TNHH Trách nhiệm hữu hạn