Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

đoàn giỏi – những đặc trưng phong cách
MIỄN PHÍ
Số trang
50
Kích thước
392.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1847

đoàn giỏi – những đặc trưng phong cách

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Khóa luận khoa văn học

ĐOÀN GIỎI – NHỮNG ĐẶC

TRƯNG PHONG CÁCH

DẪN NHẬP

1. Lý do chọn đề tài

2. Mục tiêu và nhiệm vụ

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

4. Phương pháp nghiên cứu

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

6. Đóng góp mới của đề tài

7. Kết cấu của đề tài

CHƯƠNG 1.

ĐOÀN GIỎI, CUỘC ĐỜI VÀ VĂN NGHIỆP

1.1 Cuộc đời nhà văn Đoàn Giỏi

1.2 Sự nghiệp sáng tác

1.3 Văn xuôi Đoàn Giỏi, nhìn từ vốn sống và cảm hứng nghệ thuật

1.4 Đoàn Giỏi, dòng riêng giữa nguồn chung

CHƯƠNG 2.

CÁC PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ TRONG VĂN XUÔI ĐOÀN GIỎI

2.1 Không gian nghệ thuật

2.1.1 Không gian lịch sử

2.1.2 Không gian thách thức

2.1.3 Không gian chung sống

2.1.4 Không gian tâm tưởng

2.2 Cách thức tổ chức thời gian nghệ thuật

2.3 Thủ pháp xây dựng nhân vật

2.3.1 Từ ngoại hình đến tính cách

2.3.2 Hành động và những biểu hiện của nhân cách

2.3.3 Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật

2.4 Ngôn từ nghệ thuật trong văn xuôi Đoàn Giỏi

2.4.1 Ngôn ngữ đậm màu sắc địa phương

2.4.2 Sắc thái ngôn ngữ qua đối tượng phản ánh

*Tiểu kết

CHƯƠNG 3.

ĐOÀN GIỎI – NHỮNG ĐẶC TRƯNG PHONG CÁCH

3.1 Văn xuôi Đoàn Giỏi nhìn từ phương diện kết cấu

3.2 Chất thơ trên trang viết

3.2.1 Thơ và chất thơ

3.2.2 Dòng chảy của cảm xúc

3.2.3 Những khúc đoạn trong trẻo và ngọt ngào của cuộc sống

3.3 Hệ thống biểu tượng trong các tác phẩm của Đoàn Giỏi

3.3.1 Hình ảnh con dao và ngọn tầm vông trong tâm thức người Nam bộ

3.3.2 Sức sống người phương Nam qua cây đước, cây mắm

3.4 Thế giới cổ tích và huyền thoại qua một vài tác phẩm

*Tiểu kết

KẾT LUẬN................................................................................................................................

98

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC...................................................................................................................................

106

[1] Chiếc sào phơi (Lê Giang): Lũ giặc đến làng ta/ Rồi cuộc sống gọi người

đi chiến đấu/ Chiếc sào phơi làm vũ khí – tầm vông.

3.1 Văn xuôi Đoàn Giỏi nhìn từ phương diện kết cấu

Không có sự vật nào tồn tại mà không có kết cấu. Ngoài sự quy định về mặt

hình thức, mỗi kết cấu còn tạo nên giá trị khác nhau của sự vật. Cái đẹp cũng

từ đó được đem lại. Nếu từ bột mì, trứng, bơ và sữa, người thợ bánh làm ra

nhiều loại bánh khác nhau thì trong văn chương, tuy cùng hiện thực phản ánh

nhưng giá trị của mỗi tác phẩm, mỗi tác giả hoặc các thể loại khác nhau thì

khác nhau. Kết cấu, với tác phẩm văn học do đó cũng giữ vai trò quan trọng:

là cơ sở hình thức đồng thời là cách thể hiện và bao quát nội dung của tác giả.

Với văn bản nghệ thuật ngôn từ, kết cấu có hai bình diện. Kết cấu bên ngoài

(kết cấu văn bản trần thuật) được thể hiện qua bố cục của tác phẩm (đầu,

giữa, cuối) hay các phiến đoạn nghệ thuật (chương, đoạn, khổ) và kết cấu bên

trong (kết cấu hình tượng) bao gồm sự tổ chức hệ thống nhân vật, hệ thống

tình tiết – sự kiện trong khung không gian thời gian nghệ thuật qua đó làm

nổi rõ giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

Khi thác văn xuôi Đoàn Giỏi trên phương diện kết cấu, chúng tôi tập trung

phân tích ở bình diện thứ hai, chủ yếu về phương thức tổ chức tình tiết – sự

kiện. Tùy vào nội dung phản ánh, đặc trưng thể loại hay tác giả sáng tác,

truyện có thể có một hay nhiều tình tiết. Tình tiết là các sự kiện và biến cố.

Hệ thống tình tiết vì vậy có ý nghĩa quan trọng trong sự hình thành và phát

triển cốt truyện. Sức sống của sáng tác ngôn từ có một phần không nhỏ

những đóng góp của yếu tố này “tác phẩm hay ngoài ý tưởng sâu sắc, nhân

vật điển hình… còn cần phải sáng tạo được hệ thống tình tiết độc đáo và mới

lạ” [20; 99].

Tái tạo lại trong diễn ngôn một chuỗi hành động cho hấp dẫn và sinh động,

ngoài việc nắm bắt các quy luật phát triển nội tại của hiện tượng, nhà văn

không thể bỏ qua những thủ pháp kỹ thuật. Sự lựa chọn có tính “chiến lược”

này trong các tác phẩm văn xuôi thường được tìm thấy trong đoạn mở đầu.

Cuộc truy tầm kho vũ khí của Đoàn Giỏi là một điển hình.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!