Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Do vui
PREMIUM
Số trang
46
Kích thước
980.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1669

Do vui

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Khí hậu

Việt Nam nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu bắc, thiên về

chí tuyến hơn là phía xích đạo.

Vị trí đó đã tạo cho Việt Nam có một nền nhiệt độ

cao. Nhiệt độ trung bình năm từ 22ºC đến 27ºC. Hàng

năm, có khoảng 100 ngày mưa với lượng mưa trung

bình từ 1.500 đến 2.000mm. Độ ẩm không khí trên

dưới 80%. Số giờ nắng khoảng 1.500 - 2.000 giờ,

nhiệt bức xạ trung bình năm 100kcal/cm².

Chế độ gió mùa cũng làm cho tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên Việt Nam thay

đổi. Nhìn chung, Việt Nam có một mùa nóng mưa nhiều và một mùa tương đối lạnh, ít

mưa. Trên nền nhiệt độ chung đó, khí hậu của các tỉnh phía bắc (từ đèo Hải Vân trở ra

Bắc) thay đổi theo bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

Việt Nam chịu sự tác động mạnh của gió mùa Đông

Bắc nên nhiệt độ trung bình thấp hơn nhiệt độ trung

bình nhiều nước khác cùng vĩ độ ở Châu Á. So với

các nước này, Việt Nam nhiệt độ về mùa đông lạnh

hơn và mùa hạ ít nóng hơn.

Do ảnh hưởng gió mùa, hơn nữa sự phức tạp về địa hình nên khí hậu của Việt Nam

luôn luôn thay đổi trong năm, từ giữa năm này với năm khác và giữa nơi này với nơi

khác (từ Bắc xuống Nam và từ thấp lên cao).

Hà Nội

Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa

khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, đây

là thời kỳ giá lạnh, không mưa to. Từ tháng 1 đến

tháng 3 vẫn có giá lạnh nhưng vì là tiết xuân nên có

mưa nhẹ (mưa xuân) đủ độ ẩm cho cây cối đâm trồi

nẩy lộc. Từ tháng năm đến tháng 9 là mùa nóng có

mưa to và bão. Trong tháng 8, 9, 10, Hà Nội có

những ngày thu. Mùa thu Hà Nội trời trong xanh, gió

mát. Những ngày cuối thu se se lạnh và chóng hoà

nhập vào mùa đông.

Nhiệt độ trung bình mùa đông: 17,2ºC (lúc thấp xuống tới 2,7ºC). Trung bình mùa hạ:

29,2ºC (lúc cao nhất lên tới 39ºC). Nhiệt độ trung bình cả năm: 23,2ºC, lượng mưa

trung bình hàng năm: 1.800mm.

Hải Phòng

Hải Phòng nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 23ºC – 24ºC,

lượng mưa hàng năm từ 1.600 đến 1.800mm, quanh năm thời tiết ấm áp, bốn mùa cây

trái xanh tươi.

Quảng Ninh

Nhiệt độ trung bình cả năm 25ºC. Quảng Ninh có rừng có biển, nhiều hải sản quý.

Thừa Thiên-Huế

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên

thời tiết diễn ra theo chu kỳ 4 mùa, mùa xuân mát mẻ,

ấm áp, mùa hè nóng bức, mùa thu dịu dàng và mùa

đông gió rét. Nhiệt độ trung bình cả năm 25ºC. Số

giờ nắng cả năm là 2.000 giờ. Mùa du lịch đẹp nhất

từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.

Đà Nẵng

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chia 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ

trung bình năm từ 28ºC - 29ºC, bão thường đổ bộ trực tiếp vào thành phố các tháng 9,

10 hàng năm.

Khánh Hòa

Khí hậu Khánh Hòa vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang

tính chất của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hoà. Nhiệt độ trung bình năm là

26,5ºC. Lượng mưa trung bình hàng năm trên 1.200mm.

Lâm Đồng

Các nhà khí hậu học gọi Đà Lạt là "Thành phố của mùa xuân", vì nhiệt độ trung bình

cao nhất trong ngày 24ºC và nhiệt độ trung bình thấp nhất trong ngày 15ºC. Lượng

mùa trung bình năm 1.755mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Mùa mưa

từ tháng 4 đến tháng 11. Có nắng trong tất cả các mùa. Nhờ khí hậu đó cả thành phố

Đà Lạt như một vườn hoa trăm hương ngàn sắc quanh năm.

Bà Rịa - Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng

năm 27ºC, ít gió bão, nhiều ánh nắng.

Thành phố Hồ Chí Minh

Khí hậu hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung bình năm

1.979mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình cả năm

27,5ºC, không có mùa đông. Hoạt động du lịch thuận lợi suốt 12 tháng.

Tài nguyên

Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú như: tài nguyên rừng, tài nguyên

thủy hải sản, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên du lịch.

Tài nguyên rừng

Rừng của Việt Nam có nhiều loại cây gỗ quý như: đinh, lim, sến, táu, cẩm lai, gụ, trắc,

pơ mu... Tính chung, các loài thực vật bậc cao có tới 12.000 loài. Cây dược liệu có tới

1.500 loài. Lâm sản khác có nấm hương, nấm linh chi, mộc nhĩ, mật ong... Về động

vật, ước tính ở Việt Nam có 1.000 loài chim, 300 loài thú, 300 loài bò sát và ếch nhái,

chưa kể các loài côn trùng. Ngoài những loài động vật thường gặp như hươu, nai, sơn

dương, gấu, khỉ... còn có những loài quý hiếm như tê giác, hổ, voi, bò rừng, sao la,

công, trĩ, gà lôi đỏ...

Rừng của Việt Nam hiện đang bị thu hẹp diện tích, nhất là rừng nguyên sinh. Nhiều

loài thực vật, động vật quý hiếm đang bị khai thác, săn bắn lén nên gỗ và chim thú

ngày càng cạn kiệt, nhiều loài thú quý đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Tài nguyên thuỷ hải sản

Tài Nguyên Rừng

Diện tích mặt nước kể cả nước ngọt, nước lợ và nước

mặn là nguồn tài nguyên phong phú về tôm, cá...

trong đó có rất nhiều loài quý hiếm. Chỉ tính riêng ở

biển đã có 6.845 loài động vật, trong đó có 2.038 loài

cá, 300 loài cua, 300 loài trai ốc, 75 loài tôm, 7 loài

mực, 653 loài rong biển... Nhiều loài cá thịt ngon, giá

trị dinh dưỡng cao như cá chim, cá thu, mực... Có

những loài thân mềm ngon và quý như hải sâm, sò, sò

huyết, trai ngọc...

Biển Việt Nam cũng là tiềm năng khai thác muối phục vụ sinh hoạt, công nghiệp và

xuất khẩu.

Tài nguyên nước

Việt Nam được xếp vào hàng những quốc gia có nguồn nước dồi dào. Diện tích mặt

nước lớn và phân bố đều ở các vùng. Sông suối, hồ đầm, kênh rạch, biển... chính là

tiền đề cho việc phát triển giao thông thuỷ; thuỷ điện; cung cấp nước cho trồng trọt,

sinh hoạt và đời sống...

Hệ thống suối nước nóng và nước khoáng, nước ngầm cũng rất phong phú và phân bố

khá đều trong cả nước.

Tài nguyên khoáng sản

Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng:

than (trữ lượng dự báo khoảng trên 6 tỉ tấn); dầu khí

(ước trữ lượng dầu mỏ khoảng 3-4 tỷ thùng và khí

đốt khoảng 50-70 tỷ mét khối); U-ra-ni (trữ lượng dự

báo khoảng 200-300 nghìn tấn, hàm lượng U3O8

trung bình là 0,1%); kim loại đen (sắt, măng gan,

titan); kim loại màu (nhôm, đồng, vàng, thiếc, chì...);

khoáng sản phi kim loại (apatit, pyrit...).

Tài nguyên du lịch

Việt Nam là đất nước thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa xanh tươi. Địa hình có núi, có

rừng, có sông, có biển, có đồng bằng và có cả cao nguyên. Núi non đã tạo nên những

vùng cao có khí hậu rất gần với ôn đới, nhiều hang động, ghềnh thác, đầm phá, nhiều

điểm nghỉ dưỡng và danh lam thắng cảnh như: Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh

Côn Đảo

Thác Bản Giốc

Cảng Than

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!
Do vui | Siêu Thị PDF