Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2018
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ THU TRANG
ĐÔ THỊ HÓA VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ
Ở TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 - 2018
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
THÁI NGUYÊN - 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ THU TRANG
ĐÔ THỊ HÓA VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ
Ở TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 - 2018
Ngành: Địa lí học
Mã số: 8310501
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Vân Anh
THÁI NGUYÊN - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực, chưa được sử dụng và công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Trang
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự
quan tâm, động viên giúp đỡ của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, đồng nghiệp,
bạn bè và những người thân.
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới các thầy cô
giáo là giảng viên khoa Địa lí - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, đặc
biệt là cô giáo TS. Vũ Vân Anh đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ và động viên
tôi về mọi mặt để tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường trung học phổ thông
Chuyên Thái Nguyên, Tổ Xã hội, các thầy cô giáo trong bộ môn Địa lí và các đồng
nghiệp trong trường đã ủng hộ và giúp đỡ tôi về tinh thần, kiến thức và thời gian để
tôi được học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Sở Tài nguyên môi trường
tỉnh Thái Nguyên, Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, Phòng Tài nguyên môi trường
thành phố Thái Nguyên, Phòng Tài nguyên môi trường thành phố Sông Công, Phòng
Tài nguyên môi trường thị xã Phổ Yên. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ủy ban nhân dân
phường Đồng Tiến, xã Hồng Tiến và các chủ hộ sinh sống tại đây đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong quá trình tới điều tra thực địa.
Cuối cùng, cho tôi bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình tôi đã luôn động viên, chia
sẻ, chăm sóc và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Trang
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ ....................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................................ vi
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài trên thế giới và ở Việt Nam............................................. 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 5
4. Giới hạn nghiên cứu.................................................................................................. 5
5. Quan điểm nghiên cứu.............................................................................................. 6
6. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 8
7. Cấu trúc của luận văn.............................................................................................. 10
8. Đóng góp của luận văn ........................................................................................... 10
PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................... 11
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ HÓA VÀ SỬ
DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ..................................................................................... 11
1.1. Cơ sở lí luận..................................................................................................... 11
1.1.1. Đô thị hóa.......................................................................................................... 11
1.1.2. Sử dụng đất đô thị............................................................................................. 21
1.1.3. Mối quan hệ giữa đô thị hóa và sử dụng đất đô thị .......................................... 24
1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 26
1.2.1. Đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở các nước đang phát triển ........................... 26
1.2.2. Đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở Việt Nam................................................... 27
1.2.3. Đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở Trung du miền núi Bắc Bộ........................ 29
1.3. Vận dụng chỉ tiêu phân tích đô thị hóa và sử dụng đất đô thị cấp tỉnh............ 30
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................... 31
Chương 2. ĐÔ THỊ HÓA VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN .. 32
2.1. Nhân tố ảnh hưởng tới quá trình đô thị hóa ở tỉnh Thái Nguyên .................... 32
2.1.1. Lịch sử phát triển tỉnh Thái Nguyên................................................................. 32
iv
2.1.2. Vị trí địa lí......................................................................................................... 32
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 35
2.1.4. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ................................................... 38
2.1.5. Đánh giá chung ................................................................................................. 39
2.2. Đô thị hóa tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2018 ....................................... 41
2.2.1. Chức năng đô thị............................................................................................... 41
2.2.2. Kinh tế - xã hội đô thị....................................................................................... 42
2.2.3. Cơ sở hạ tầng đô thị.......................................................................................... 51
2.2.4. Cấu trúc không gian đô thị................................................................................ 54
2.3. Sử dụng đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2018 ....................... 58
2.3.1. Khái quát chung về sử dụng đất........................................................................ 58
2.3.2. Sử dụng đất đô thị............................................................................................. 61
2.4. Mối quan hệ giữa đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên ......... 68
2.4.1. Đô thị hóa và sử dụng đất ................................................................................. 68
2.4.2. Sử dụng đất đô thị và phát triển kinh tế - xã hội ở những khu vực đang diễn
ra đô thị hóa ..................................................................................................... 74
2.5. Đánh giá chung ................................................................................................ 80
2.5.1. Những thuận lợi và khó khăn trong đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh
Thái Nguyên..................................................................................................... 80
2.5.2. Những kết quả đã đạt được và những tồn tại cần khắc phục............................ 80
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................... 83
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TRONG ĐÔ THỊ HÓA VÀ SỬ
DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2030........... 84
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp trong đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên .. 84
3.1.1. Cơ sở pháp lí..................................................................................................... 84
3.1.2. Thực tiễn trong đô thị hóa và sử dụng đất đô thị tỉnh Thái Nguyên................. 85
3.1.3. Quy hoạch ......................................................................................................... 86
3.2. Định hướng đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030...... 87
3.2.1. Định hướng phạm vi, chức năng đô thị ............................................................ 87
3.2.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đô thị ................................................... 87
3.2.3. Định hướng sử dụng đất đô thị ......................................................................... 88
3.2.4. Định hướng hạ tầng kĩ thuật và môi trường đô thị ........................................... 88
3.2.5. Định hướng cấu trúc không gian đô thị ............................................................ 91
v
3.3. Giải pháp trong đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên đến
năm 2030.......................................................................................................... 94
3.3.1. Giải pháp về đô thị hóa ..................................................................................... 94
3.3.2. Giải pháp về sử dụng đất đô thị ........................................................................ 97
3.3.3. Giải pháp đột phá.............................................................................................. 98
Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................... 100
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................. 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 103
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Dân số đô thị trên thế giới giai đoạn 1990 - 2018 và dự báo đến năm 2050....26
Bảng 1.2. Số đô thị trên 500 nghìn dân, giai đoạn 1990 - 2018 và dự báo đến
năm 2030..................................................................................................27
Bảng 1.3. Tỉ lệ dân đô thị phân theo vùng giai đoạn 2010 - 2018 ...........................28
Bảng 2.1. Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 2010 - 2018......................................................................................36
Bảng 2.2. Tổng số dân, số dân thành thị, số dân nông thôn tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2010 - 2018...............................................................................42
Bảng 2.3. Quy mô dân số đô thị phân theo đơn vị hành chính giai đoạn 2010 - 2018.......43
Bảng 2.4. Tỉ lệ dân đô thị và tốc độ tăng dân số đô thị tỉnh Thái Nguyên phân
theo đơn vị hành chính giai đoạn 2010 - 2018.........................................47
Bảng 2.5. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo thành phần kinh tế giai
đoạn 2010 - 2018......................................................................................51
Bảng 2.6. Số lượng đô thị của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2018, dự báo
đến năm 2035 ...........................................................................................55
Bảng 2.7. Diện tích, dân số, mật độ dân số, tỉ lệ dân đô thị ở 2 khu vực năm 2018.......56
Bảng 2.8. Quy mô và cơ cấu sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2018......59
Bảng 2.9. Biến động đất theo địa phương tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2018 .....60
Bảng 2.10. Diện tích và cơ cấu sử dụng đất đô thị tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2010 - 2018 ..............................................................................................62
Bảng 2.11. Cơ cấu đất đô thị phân theo khu vực đô thị ở thành phố Thái Nguyên
năm 2018..................................................................................................64
Bảng 2.12. Biến động diện tích đất đô thị thị xã Phổ Yên giai đoạn 2010 - 2018.....66
Bảng 2.13. Biến động diện tích đất đô thị tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2018..69
Bảng 2.14. Cơ cấu đất đô thị phân theo các đô thị của tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 2010 - 2018......................................................................................70
Bảng 2.15. Lí do và thời điểm thu hồi đất nông nghiệp ở phường Đồng Tiến và
xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên..................................................................75
Bảng 2.16. Biến động đất nông nghiệp theo địa bàn nghiên cứu (Đơn vị: sào/hộ) ...76
Bảng 2.17. Tỉ lệ hộ dân sử dụng tiền đền bù theo mục đích ......................................76
Bảng 3.1. Định hướng sử dụng đất đến năm 2020 theo chỉ tiêu Quốc gia phân
bổ và cấp tỉnh xác định ............................................................................88
v
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên .........................................................................34
Bản đồ các nhân tố ảnh hưởng đến đô thị hóa và sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên ......40
Bản đồ đô thị hóa tỉnh Thái Nguyên năm 2010 ..........................................................80
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên năm 2010 ......................................80
Bản đồ đô thị hóa tỉnh Thái Nguyên năm 2018 ..........................................................80
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên năm 2018 ......................................80
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2010 - 2018 ..............................................................................................45
Hình 2.2. Số lượng lao động phi nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2010 - 2018 ..............................................................................................48
Hình 2.3. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2010 - 2018 ...............................................................................................49
Hình 2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2018 ....50
Hình 2.5. Biến động diện tích đất theo địa phương tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2010 - 2018 ..............................................................................................61
Hình 2.6. Biến động diện tích đất ở thành phố Thái Nguyên qua các năm 2010 - 2018....63
Hình 2.7. Tỉ lệ dân đô thị, tỉ trọng kinh tế phi nông nghiệp và tỉ lệ đất phi nông
nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2010 và năm 2018...................................71
Hình 2.8. Cơ cấu đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên năm 2010 và năm 2018 ...............72
Hình 2.9. Nhà ở của người dân trước và sau thu hồi đất nông nghiệp tại địa bàn
nghiên cứu................................................................................................78
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đô thị hóa là một hiện tượng tất yếu của quá trình phát triển kinh tế xã hội ở
mỗi quốc gia. Quá trình đô thị hóa diễn ra hết sức phức tạp, lâu dài và chịu tác động
của nhiều nhân tố khác nhau. Đô thị hóa không chỉ là một chỉ tiêu phản ánh tổng
hợp sự phát triển kinh tế - xã hội mà còn là một nhân tố ảnh hưởng đến một số
“thành phần” kinh tế - xã hội trong mỗi đô thị như dân cư - lao động đô thị, kinh tế
đô thị và không gian đô thị. Mỗi “thành phần” trên đã biến đổi theo một quy luật
riêng trong quá trình đô thị hóa. Chính sự hình thành trên diện rộng với số lượng
lớn, tốc độ nhanh của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới đã góp
phần cải thiện đáng kể kết cấu hạ tầng ở cả thành thị và nông thôn. Sử dụng đất
trong đô thị cũng không nằm ngoài quy luật đó. Đất đai trong đô thị được cho là
thành phần có nhiều biến đổi nhất khi đô thị phát triển.
Thái Nguyên là một tỉnh tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và là tỉnh nằm trong
quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội; có nhiều thuận lợi về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên,
điều kiện kinh tế - xã hội. Hiện nay, tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh, đặc
biệt là công nghiệp và dịch vụ. Điều này khiến quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh,
nhờ khai thác được những lợi thế sẵn có nên giai đoạn 2015 - 2020 tỉnh Thái
Nguyên đã đạt được những thành tựu ấn tượng trong công nghiệp hóa và đô thị hóa.
Tỉ lệ dân đô thị của tỉnh Thái Nguyên năm 2018 là 35,1 %, trong khi đó tỉ lệ dân
thành thị trung bình của cả nước là 35,7 %. Hệ thống đô thị phát triển nhanh, thành
phố Thái Nguyên - đô thị loại I từ năm 2010, đặc biệt năm 2015, thị xã Sông Công
được công nhận là thành phố loại III và huyện Phổ Yên được công nhận là thị xã
Phổ Yên. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã làm cho bộ mặt đô thị của tỉnh có
nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, cũng giống như cả nước, sự phát triển đô thị
của tỉnh còn nhiều vấn đề đặt ra, nhất là vấn đề sử dụng đất trong các đô thị còn
chưa hợp lí, gây ra nhiều tác động đến kinh tế xã hội và đời sống người dân khu vực
diễn ra đô thị hóa.
Với mong muốn hiểu sâu hơn về quá trình đô thị hóa, đặc biệt là mối quan hệ
giữa đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên, tôi chọn đề tài: Đô thị
hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2018 làm luận văn
Thạc sĩ chuyên ngành Địa lí học.
2
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài trên thế giới và ở Việt Nam
2.1. Trên thế giới
Các nghiên cứu về đô thị hóa trên thế giới đã được khơi nguồn từ đầu thập kỉ
60 của thế kỉ XX. Phương Tây và châu Âu nghiên cứu Địa lí đô thị và đô thị hóa hết
sức cụ thể và chi tiết, đặc biệt là các nghiên cứu thường mang tính thực tiễn cao.
Quá độ đô thị, Đô thị hóa đảo ngược của Brian.T.Berry, Đô thị hóa vùng ven của
Alan Rabinowitz, Tăng trưởng đô thị của Michael Spence là những công trình đã đi
sâu nghiên cứu về những lí luận và thực tiễn trong đô thị hóa. Dưới góc độ kinh tế
học, Paul L. Knox và Linda Mc.Carthy đã nhấn mạnh đô thị hóa là động lực phát
triển kinh tế ở mỗi quốc gia. Đô thị hóa còn được Pierre Laborde coi đó là quá trình
thay đổi của các kiểu không gian trong đô thị [45].
Nhà khoa học Walter Christaller nghiên cứu về thuyết “vị trí trung tâm”, chỉ
rõ nguyên nhân hình thành đô thị và dựa vào khả năng cung ứng dịch vụ của các
điểm trung tâm đưa ra mô hình lí thuyết mạng lưới đô thị 5 cấp phân bố hợp lí trên
không gian lục lăng. Khu vực mà ông lấy ví dụ là vùng Rua của Đức, một vùng có
mạng lưới đô thị hết sức dày đặc [30].
Theo nghiên cứu của WB và các nhà khoa học Đỗ Thị Minh Đức, Phan
Thanh Khôi thì những thay đổi về dân cư, lao động được coi là một trong những
thành phần tạo nên đô thị hóa.
Đô thị trong thế giới toàn cầu hóa của Frannie A. Lesautier đã cho rằng: đô
thị hóa là sự phát triển tất yếu của quá trình sản xuất xã hội. Theo Paul L. Knox và
Linda Mc.Carthy, đô thị hóa đã tác động đến vấn đề sử dụng đất và ngược lại bởi đô
thị hóa chứa đựng những biến đổi về không gian, về dân cư, kinh tế - xã hội. Khi
đặt sử dụng đất vào mối quan hệ với đô thị hóa, các tác giả Nguyễn Ngọc Châu,
Michael Spence, Patricia Clarke Annez và Robert M.Buckley cho rằng quá trình
tăng dân số đô thị là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến không gian đô thị
mở rộng ra các vùng ngoại ô. Mối quan hệ giữa đất đai và kinh tế đô thị cũng được
đề cập trong Kinh tế học đô thị của Nhiêu Hội Lâm. Theo A.S. Mather và Nhiêu
Hội Lâm, quan hệ giữa đô thị hóa và sử dụng đất đô thị còn thể hiện qua tỉ lệ tương
quan giữa tỉ lệ khu vực II, khu vực III trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và tỉ lệ
dân đô thị [11].
2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam việc nghiên cứu đô thị cũng được sự quan tâm của nhiều nhà
khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau trong đó có Địa lí học. Hàng loạt các quy
3
hoạch phát triển mạng lưới đô thị, các đề tài trọng điểm về quy hoạch mạng lưới đô
thị, các nghị định của chính phủ như:
- Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020
tại quyết định số 10/1998/QĐTTg trong đó xác định phương hướng xây dựng và
phát triển đô thị trên địa bàn toàn quốc và các vùng đặc trưng. Đây là cơ sở cho sự
phát triển đô thị ở các cấp ở nước ta cho tới nay.
- Điều chỉnh quy định về phân cấp và phân loại đô thị trong nghị định 72/
2001/NĐ-CP ngày 5/10/2001.
- Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 7/5/2009 của Chính phủ quy định về việc
phân loại đô thị, tổ chức lập, thẩm định đề án và quyết định công nhận loại đô thị.
Trong tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 2/2005, tác giả
Đỗ Thị Minh Đức với bài báo “Phân tích mạng lưới đô thị Việt Nam và vấn đề phát
triển vùng” đã nhận định tình hình phân bố đô thị ở Việt Nam, ảnh hưởng của mạng
lưới đô thị đến sự phát triển vùng [7].
Trong giáo trình “Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam”, tác giả Lê Thông đã phân
tích khái niệm, đặc điểm đô thị của nước ta, quá trình đô thị hóa, sự phát triển và
phân bố đô thị của nước ta đến năm 2009 [24].
Các nhà nghiên cứu về đô thị như Đàm Trung Phường, Trương Quang Thao,
Nguyễn Sĩ Quế, Đặng Thái Hoàng, và Nguyễn Quốc Thông đã đưa ra những cơ sở
lí luận, những đánh giá, phân tích về đô thị hóa trong bối cảnh của Việt Nam. Tác
giả Đàm Trung Phường với cuốn sách nổi tiếng về đô thị “Đô thị Việt Nam” viết
năm 1995 đến nay đã được tái bản nhiều lần, đánh giá thực trạng mạng lưới đô thị
Việt Nam về quá trình hình thành, phát triển đô thị Việt Nam, những đặc trưng
chung của quá trình đô thị hóa ở Việt Nam, các nguồn lực tác động đến mạng lưới
đô thị Việt Nam; và nghiên cứu những định hướng phát triển trong bối cảnh đô thị
hóa của thế giới và bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thời kì đổi mới của tổ
quốc; mở rộng những khái niệm về đô thị học…[18].
Những chính sách đất đai ở đô thị và sử dụng đất bền vững trong đô thị cũng
được các tác giả Nguyễn Văn Sửu, Trần Ngọc Hiên, Võ Kim Cương và Nguyễn
Đình Hương đề cập đến.
Ở Việt Nam đã có một số tác giả về vấn đề sử dụng đất trong quá trình đô thị
hóa, như “Tác động của đô thị hóa đến các mặt kinh tế - xã hội của vùng ven đô và
những vấn đề quan tâm” của Nguyễn Duy Thắng (2009); luận văn “Nghiên cứu tác
động của đô thị hóa tới biến động sử dụng đất thành phố Hải Phòng” của thạc sĩ