Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đô thị hóa thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (1997–2017)
PREMIUM
Số trang
142
Kích thước
5.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1111

Đô thị hóa thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (1997–2017)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN VĂN HỢI

ĐÔ THỊ HÓA THÀNH PHỐ TAM KỲ

TỈNH QUẢNG NAM

(1997–2017)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM

Đà Nẵng - Năm 2021

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN VĂN HỢI

ĐÔ THỊ HÓA THÀNH PHỐ TAM KỲ

TỈNH QUẢNG NAM

(1997–2017)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số: 8229013

LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Lƣu Trang

Đà Nẵng - Năm 2021

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và trích

dẫn trong luận văn là trung thực. Những đánh giá, nhận định trong luận văn do cá nhân

tôi nghiên cứu trên cơ sở những tư liệu thu thập xác định.

Học viên

Nguyễn Văn Hợi

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu Trường Đại học

Sư phạm, Đại học Đà Nẵng; Phòng Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà

Nẵng. Đặc biệt tôi vô cùng biết ơn quý thầy, cô giáo Khoa Lịch sử, Trường Đại học

Sư phạm, Đại học Đà Nẵng đã nhiệt tình giúp đỡ, giảng dạy, tạo mọi mọi điều kiện

thuận lợi nhất trong suốt khóa học 2018-2020.

Xin bày tỏ và đặc lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS. Lưu Trang, Bí thư

Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng đã tận tình hướng

dẫn giúp tôi hoàn thành tốt luận văn.

Xin chân thành cảm ơn Ủy ban Nhân dân thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

và các đơn vị trực thuộc Ủy ban Nhân dân thành phố Tam Kỳ; Cục Thống kê Quảng

Nam; Sở Xây dựng Quảng Nam và các cơ quan tổ chức, cá nhân…đã cung cấp thông

tin, tài liệu, số liệu trong quá trình thực hiện luận văn.

Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, cơ quan, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên,

giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn

thành luận văn.

Học viên

Nguyễn Văn Hợi

iii

TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐÔ THỊ HÓA THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM (1997-2017)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Họ và tên học viên: Nguyễn Văn Hợi

Người hướng dẫn khoa học: PGS–TS. Lƣu Trang

Cơ sở đào tạo: Trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học Đà Nẵng

Tóm tắt: Thành phố Tam Kỳ là tỉnh lị Quảng Nam, với vị trí địa chiến lược quan trọng trung

tâm kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội của tỉnh. Sau 20 năm xây dựng (1997-2017), cùng với xu thế

công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự gia tăng dân số và phát triển hạ tầng đô thị, quá trình đô thị hóa ở

Tam Kỳ đã và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Ngoài những nét chung của quá trình phát triển đô thị

khác trong cả nước, quá trình đô thị hóa ở thành phố (TP) Tam Kỳ còn mang những đặc điểm riêng.

Bằng phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu, nghiên cứu đi sâu phân tích để rút ra những đặc

điểm của quá trình đô thị hóa ở thành phố Tam Kỳ.

Việc nghiên cứu làm nổi bật đặc trưng quá trình đô thị hóa của thành phố Tam Kỳ, từ đó đề xuất

hướng phát triển phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội đối với thành phố Tam Kỳ

trong những năm tiếp theo. Đồng thời, kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo quan trọng đối với

những đô thị đang phát triển có tính chất tương đồng với thành phố Tam Kỳ. Luận văn hướng đến

thực hiện các mục tiêu cơ bản sau: Làm rõ vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình đô thị hóa thành

phố Tam Kỳ. Quá trình thành lập và phát triển của thành phố Tam Kỳ. Vai trò, tác động, bài học lịch

sử phát triển của quá trình đô thị hóa trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, đời sống, văn hóa-xã hội, cảnh

quan môi trường...của thành phố Tam Kỳ.

Nhiệm vụ nghiên cứu, nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quá trình đô thị hóa.

Nghiên cứu quá trình thành lập và sự phát triển của thành phố Tam Kỳ. Phân tích quá trình đô thị hóa

Tam Kỳ trên các phương diện kinh tế, văn hóa-xã hội, dân số, môi trường cảnh quan và đưa ra những

bài học lịch sử cho sự phát triển. Chỉ ra đặc điểm riêng biệt, sự tác động, triển vọng phát triển và bài

học lịch sử cho sự phát triển của thành phố Tam Kỳ trong tương lai. Thông qua đó, chúng tôi đưa ra

các kiến nghị và bài học lịch sử trên cơ sở kết hợp hài hòa giữ xu thế phát triển đô thị hiện đại và gìn

giữ những giá trị văn hóa cốt lõi nhằm góp phần phát triển TP Tam Kỳ trong tương lai.

Từ khóa: Đô thị hóa; Tam Kỳ; Công nghiệp hóa; Phát triển đô thị; Quảng Nam;

Xác nhận của giáo viên hƣớng dẫn

PGS.TS.Lƣu Trang

Ngƣời thực hiện đề tài

Nguyễn Văn Hợi

iv

SOME CHARACTERISTICS OF THE URBANIZATION PROCESS IN TAM

KY CITY, QUANG NAM PROVINCE (1997-2017)

Major: Master of Vietnamese History

Full name of Master student: Nguyen Van Hoi

Supervisors: PGS-TS. Luu Trang

Training institution: Faculty of Calendar, University of Education, University of

DanangAbstract: Being a administrative city of the Quang Nam province, Tam Ky with the favorable

geographical location, is the key economic location of the Vietnamese Central Coast. After 20 years of

industrial development (1997 - 2017), and the increase of population, along with the development of

urban infrastructure, Tam ky city has undergone significant urbanization. Besides the general features

of urbanization in Viet Nam, the process of urbanization in Tam ky city has some unique

characteristics. By aggregating and analyzing data, the research will learn more about unique features

in the process of urbanization in Tam ky c ity. Moreover, this study has proposed recommendations

and solutions which are based on a harmonious combination between urban development and

preservation of traditional cultural values to contribute to the sustainable development of Tam Ky city.

The study highlights the characteristics of the urbanization process of Tam Ky city, thereby

proposing development directions suitable to the socio-cultural development situation of Tam Ky city

in the years. next. At the same time, the research results are an important reference for the developing

cities of similar nature to Tam Ky city. The thesis aims to implement the following basic objectives:

Clarifying theoretical and practical issues in the urbanization process of Tam Ky city. The process of

establishment and development of Tam Ky city. The role, impact, and development history lessons of

the urbanization process in all fields of economy, life, culture, society, environmental landscape ... of

Tam Ky city.

Tasks of research and research on theoretical and practical issues about the urbanization

process. Research the establishment and development of Tam Ky city. Analyze the process of

urbanization of Tam Ky in terms of economy, culture - society, population, landscape environment

and give historical lessons for development. Pointing out the specific characteristics, impact,

development prospects and historical lessons for the development of Tam Ky city in the future

Key words: Urbanization; Tam Ky City; Industrialization; Quang Nam; Urban

Development.

Supervior’s confirmation

Dr. Luu Trang

Student

Nguyen Van Hoi

v

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii

TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ......................................................... iii

TRANG THÔNG TIN TIẾNG ANH......................................................................... iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................ vii

DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ.................................................................. ix

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................5

5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu........................................................5

6. Đóng góp của luận văn .......................................................................................6

7. Kết cấu của luận văn...........................................................................................7

CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐÔ THỊ HÓA VÀ TỔNG QUAN VỀ

THÀNH PHỐ TAM KỲ TRƢỚC NĂM 1997 ............................................................8

1.1. Một số vấn đề về đô thị hóa......................................................................................8

1.1.1. Khái niệm và chức năng của đô thị ..............................................................8

1.1.2. Khái niệm đô thị hóa...................................................................................10

1.1.3. Các tiêu chuẩn cơ bản để phân loại đô thị..................................................12

1.1.4. Vài nét về quá trình đô thị hóa ở Việt Nam................................................15

1.2. Tổng quan về thành phố Tam Kỳ trước năm 1997 ................................................18

1.2.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Tam Kỳ.................................................18

1.2.2. Sơ lược lịch sử Tam Kỳ từ lúc hình thành đến năm 1997..........................20

Tiểu kết chương 1..........................................................................................................32

CHƢƠNG 2. QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA THÀNH PHỐ TAM KỲ (1997-2017)33

2.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương phát triển đô thị Tam Kỳ......................................33

2.1.1. Bối cảnh lịch sử thành phố Tam Kỳ ...........................................................33

2.1.2. Chủ trương phát triển đô thị Tam Kỳ .........................................................35

2.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng và chuyển biến về kinh tế ................................................38

2.2.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng ..............................................................................38

2.2.2. Chuyển biến kinh tế ....................................................................................43

2.3. Sự thay đổi môi trường và cảnh quan đô thị ..........................................................51

2.4. Chuyển biến về dân số, lao động và văn hóa-xã hội ..............................................52

2.4.1. Sự chuyển biến về dân số, cơ cấu lao động ................................................52

2.4.2. Nhà ở...........................................................................................................53

vi

2.4.3. Sự chuyển biến trong lĩnh vực giáo dục .....................................................55

2.4.4. Sự chuyển biến trong lĩnh vực y tế .............................................................57

2.4.5. Sự chuyển biến trong lĩnh vực văn hóa ......................................................57

2.4.6. Giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình đô thị hóa.............................59

Tiểu kết chương 2..........................................................................................................62

CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM, TÁC ĐỘNG VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ TỪ QUÁ

TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TAM KỲ (1997-2017)..........................................................65

3.1. Đặc điểm quá trình đô thị hóa thành phố Tam Kỳ .................................................65

3.1.1. Đô thị hóa thành phố Tam Kỳ diễn ra mạnh mẽ và chia thành giai đoạn ..65

3.1.2. Tốc độ tăng dân số trong quá trình đô thị hóa chậm hơn so với các thành

phố cùng cấp..................................................................................................................69

3.1.3. Quá trình đô thị hóa và phát triển gắn với bảo tồn các giá trị lịch sử, văn

hóa .................................................................................................................................72

3.1.4. Quá trình đô thị hóa thành phố Tam Kỳ biết kết hợp lợi thế tự nhiên gắn

phát triển đô thị xanh.....................................................................................................73

3.2. Tác động của quá trình đô thị hóa thành phố Tam Kỳ...........................................75

3.2.1. Đô thị hóa thành phố Tam Kỳ đã tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển

dịch cơ cấu kinh tế của thành phố .................................................................................75

3.2.2. Đô thị hóa thành phố Tam Kỳ góp phần tạo ra nhiều việc làm và tăng thu

nhập cho người lao động ...............................................................................................77

3.2.3. Đô thị hóa góp phần phổ quát lối sống kiểu đô thị đến người dân.............79

3.2.4. Đô thị hóa tác động tiêu cực đến xã hội và môi trường cảnh quan của thành

phố Tam Kỳ...................................................................................................................81

3.3. Bài học lịch sử phát triển của quá trình đô thị hóa thành phố Tam Kỳ..................83

3.3.1. Cần thực hiện tốt tầm nhìn chiến lược phát triển gắn với quy hoạch đô thị

thành phố Tam Kỳ .........................................................................................................83

3.3.2. Phát triển đô thị thành phố Tam Kỳ gắn liền với đảm bảo quốc phòng an

ninh ................................................................................................................................85

3.3.3. Phát triển đô thị thành phố Tam Kỳ theo hướng đồng bộ, hiện đại, văn

minh, thân thiện với môi trường....................................................................................86

KẾT LUẬN ..................................................................................................................90

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)

vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CN–TTCN : Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp

CN–XD : Công nghiệp- Xây dựng

CNH-HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng

ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long

GDĐT : Giáo dục Đào tạo

GS : Giáo sư

HTX : Hợp tác xã

NN : Nông nghiệp

PGS.TS : Phó Giáo sư, Tiến sĩ

THCS : Trung học cơ sở

THPT : Trung học phổ thông

TDTT : Thể dục thể thao

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

TM–DV : Thương mại- Dịch vụ

UBND : Uỷ ban Nhân dân

XĐGN : Xóa đói giảm nghèo

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

bảng

Tên bảng Trang

1.1.

Phân loại và phân cấp đô thị ở Việt Nam theo Nghị định số

42/2009/NĐ-CP

14

1.2. Diện tích đất tự nhiên phân bố toàn thành phố Tam Kỳ 20

2.1. So sánh ra tăng sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông 42

2.2. Thống kê hộ dân cư sử dụng điện trên địa bàn Tam Kỳ 43

2.3. Thống kê hộ dân cư sử dụng nước sạch trên địa bàn Tam Kỳ 43

2.4.

So sánh cơ cấu giá trị sản xuất Nông, Lâm và Thủy sản qua

các năm theo giá cố định 1994 (%)

46

2.5. Tỷ trọng VACN/GOCN thành phố qua các năm 48

2.6. Tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp trong GDP 48

2.7. So sánh sự gia tăng dân số và cơ cấu dân số thành phố Tam Kỳ 53

3.1. Tỷ trọng VACN/GOCN TP. Tam Kỳ qua các năm 76

3.2.

Tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp trong GDP Tam

Kỳ

76

3.3.

So sánh tỷ lệ doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và lực lượng lao

động tham gia qua các năm

78

3.4. Thu nhập bình quân đầu người qua các năm 2006, 2011, 2019 78

3.5. Các tuyến phố văn minh được công nhận 80

ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu

biểu đồ

Tên biểu đồ Trang

3.1. Sự gia tăng dân số trung bình thành phố Tam Kỳ qua các năm 70

3.2. Số hộ dân và cơ cấu dân cư thành thị thành phố Tam Kỳ 70

3.3. Mật độ dân số thành phố Tam Kỳ biến động qua các năm 71

3.4.

Cơ cấu cư dân thành thị thành phố Tam Kỳ thay đổi qua các

năm

71

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Quá trình đô thị hóa là xu thế chung của sự phát triển kinh tế-xã hội, là sự vận

động mang tính quy luật. Tùy theo điều kiện đặc thù của từng quốc gia, quá trình đô

thị hóa sẽ diễn ra với tốc độ, phạm vi, quy mô, chất lượng và kết quả sẽ khác nhau.

Sau hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Việt Nam đang phát

triển trên mọi mặt kéo theo đó là quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, góp phần phát

triển kinh tế xã hội. Nhịp độ đô thị hóa ở các đô thị lớn đang tạo hiệu ứng thúc đẩy đô thị

hóa nhanh lan toả diện rộng trên phạm vi các tỉnh, các vùng kinh tế trọng điểm và cả nước.

Trong đó, công tác quy hoạch, xây nhiều đô thị mới tạo điều kiện cho các khu đô thị hình

thành phát triển; nhiều đô thị cũ được cải tạo, nâng cấp hạ tầng cơ sở về không gian kiến

trúc, đường xá, điện nước, cơ sở giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường…tiêu biểu, các đô thị

lớn như ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng đã có nền tảng phát triển

kinh tế vững chắc, số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ thương mại cũng

tăng mạnh hơn. Sự phát triển đô thị theo hướng hiện đại đã góp phần quan trọng cho sự

phát triển kinh tế xã hội, thay đổi diện mạo Việt Nam trong hơn 30 năm qua. Do đó,

việc nghiên cứu quá trình đô thị hóa ở Việt Nam là hết sức cần thiết.

Bên cạnh những thành quả tích cực mà quá trình đô thị hóa đem lại, thì những

bất cập trong quản lý, tính không đồng bộ trong quy hoạch, những hệ lụy mà đô thị

hóa đem lại như môi trường tự nhiên bị phá vỡ, môi trường văn hóa bị ảnh hưởng và

các vấn đề xã hội khác nảy sinh. Đất đai nhiều đô thị có tình trạng khai thác quá nhiều

vào việc phát triển bất động sản, nhất là phân khúc cao cấp, vượt quá khả năng mua

của đa số người dân; có xu hướng dồn nén vào nội đô để bán giá cao. Trước hai áp lực

đó, nhiều cơ quan nhà nước lúng túng do thiếu kinh nghiệm, trong khi các quy định

của luật pháp về vấn đề này có những điểm chưa chặt chẽ, chưa phản ánh hết thực tế,

nên xảy ra không ít sai sót. Trong khi đó, các hạ tầng giao thông và kỹ thuật, các công

trình xã hội, không gian công cộng bị xem nhẹ, bỏ qua. Phần lớn các đô thị hiện nay,

kể cả hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra những vấn nạn

điển hình của việc đô thị hóa như là ngập nước thường xuyên, ô nhiễm nghiêm trọng

và thiếu hụt trầm trọng phương tiện giao thông công cộng. Những vấn nạn này gây tổn

thất lớn cho nền kinh tế, nhất là cho cuộc sống của người dân nên cần phải được

nghiên cứu để góp phần vào xây dựng phát triển kinh tế-xã hội bền vững.

Theo xu thế chung đó, quá trình đô thị hóa ở một thành phố trẻ như thành phố

Tam Kỳ, Quảng Nam là tất yếu. Tuy nhiên, xuất phát từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

và kinh tế xã hội ở Tam Kỳ-Quảng Nam có sự khác biệt so với các địa phương khác,

nên quá trình hình đô thị hóa cũng có những sự khác nhau trên nhiều khía cạnh...Ngoài

những nét chung của quá trình phát triển đô thị hóa ở Việt Nam, quá trình đô thị hóa ở

2

thành phố Tam Kỳ còn thấy rõ những nét đặc trưng độc đáo riêng biệt. Vì thế, nghiên

cứu đặc điểm quá trình đô thị hóa ở Tam Kỳ sẽ đánh giá lại lịch sử phát triển của

thành phố, phân tích những vấn đề tồn tại và đưa ra những kiến nghị tổng thể cho sự

phát triển Tam Kỳ trong thời gian đến, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

Vì những lý do trên, tôi đã chọn: “Đô thị hóa thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng

Nam (1997-2017)” làm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về đô thị và quá trình đô thị hóa ở Việt

Nam

Nghiên cứu về đô thị Việt Nam có rất nhiều các công trình nghiên cứu với nhiều

tác giả, đã đề cập khá phong phú về các khía cạnh trong đó có quá trình hình thành đô

thị, quá trình đô thị hóa, tốc độ đô thị hóa, và những mặt tích cực góp phần phát triển

diện mạo về kinh tế-xã hội của đất nước. Thêm vào đó có những công trình đề cập đến

nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển đô thị và những hệ lụy của quá trình

đô thị hóa để lại.

Trong đó, cuốn sách “Đô thị Việt Nam" Tập I, Tập II của Đàm Trung Phường

(NXB Xây dựng, 1995) đã đánh giá thực trạng, tình hình phát triển của mạng

lưới đô thị ở Việt Nam. Tác giả đưa ra những đóng góp nhằm định hướng phát triển

cho các đô thị ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên,

cuốn sách này chỉ nghiên cứu khái quát những vấn đề chung của các đô thị ở Việt

Nam, chưa đi sâu vào nghiên cứu một đô thị cụ thể.

Trong công trình chuyên khảo “Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị” của tác

giả Nguyễn Thế Bá (NXB Xây dựng, 1997) đã đề cập tới những vấn đề về lý thuyết

đô thị và quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam. Thế nhưng nội dung bao trùm cuốn

sách là quy hoạch đô thị hơn là đô thị hóa.

Cuốn “Dân tộc-đô thị và đô thị hóa” của Mạc Đường (NXB Trẻ, 2002), tác giả

đề cập đến các vấn đề: Việt Nam và vấn đề đô thị hóa trong lịch sử; đô thị hóa và lịch

sử phát triển của xã hội; dân tộc học-đô thị khái luận. Cuốn sách là sử luận bàn về lịch

sử đô thị, các vấn đề đô thị hóa. Nó mang tính lý luận hơn là các trường hợp cụ thể.

Ngoài ra, còn có nhiều những công trình đề cập đến các lĩnh vực khác của đô thị

hóa: Đô thị hóa tại Việt Nam và Đông Nam Á của Trung tâm nghiên cứu Đông Nam

Á, đề cập đến xu thế phát triển của một số thành phố, nhu cầu quản lý đô thị, tình trạng

tăng dân số cơ học của các đô thị, vấn đề bảo vệ môi trường, sự thay đổi của môi

trường văn hóa trong quá trình đô thị hóa.

Đô thị hóa và cấu trúc đô thị Việt Nam trước và sau đổi mới 1979-1989 và 1989-

1999 của Lê Thanh Sang, (NXB Khoa học xã hội, 2008); “Quy hoạch xây dựng đô thị

Việt Nam”, Tập 1 của Trần Ngọc Chính, (NXB Xây dựng, 1999); “Định hướng quy

họach tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020” của Bộ Xây dựng, (NXB

Xây dựng, 1998); “Đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị trong công nghiệp hóa và

3

hiện đại hóa ở Việt Nam” do Trần Ngọc Hiên, Trần Văn Chữ đồng chủ biên, (NXB

Chính trị Quốc gia, 1998); “Tổ chức và quản lý môi trường cảnh quan đô thị” của

Nguyễn Thị Thanh Thủy, (NXB Xây dựng, 1997).

Có thể thấy những công trình, bài viết, bài nghiên cứu giai đoạn này nhìn chung các

công trình đều đã đề cập đến các vấn đề lý luận về đô thị hóa nói chung, đại cương về đô

thị hóa tại Việt Nam nói riêng. Nó là cơ sở lý luận quan trọng để thực hiện đề tài.

2.2. Công trình nghiên cứu về quá trình đô thị hóa ở thành phố Tam Kỳ

Thành phố Tam Kỳ trực thuộc tỉnh Quảng Nam là một đô thị trẻ, nên quá trình

đô thị hóa gắn liền với dấu ấn của quá trình tái lập tỉnh Quảng Nam với chức năng là

thành phố tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, khoa học-công nghệ của

tỉnh Quảng Nam. Gần đây những công trình nghiên cứu và bài viết về quá trình đô thị

hóa Tam Kỳ đã được đề cập đến trong một số tài liệu tiêu biểu như:

Cuốn “100 năm phủ lỵ Tam Kỳ 1906-2006”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học, tháng

12 năm 2006 do Viện Sử học phối hợp cùng với Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam tổ

chức đã tập hợp những bài viết, bài nghiên cứu khoa học của các tác giả trong dịp kỷ

niệm 100 năm thành lập phủ lỵ Tam Kỳ. Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến các

khía cạnh của quá trình hình thành phát triển thành phố, trong đó có đề cập đến các

mốc sự kiện đánh dấu quá trình đô thị hóa thành phố Tam Kỳ. Do chủ đề của Hội thảo

là kỷ niệm 100 năm phát triển, do đó các vấn đề phát triển của thành phố Tam Kỳ hiện

nay, đặc biệt là đô thị hóa chưa được đề cập đến nhiều.

Năm 2019, báo cáo của Sở Xây dựng Quảng Nam, Lưu trữ tại Viện Quy hoạch

đô thị tỉnh Quảng Nam với chủ đề: “Công tác quy hoạch xây dựng trên địa bàn Quảng

Nam hướng tới tiêu chí đô thị thông minh” đã đi sâu vào đánh giá những thành tựu

quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thời gian qua trong đó có thành phố

Tam Kỳ. Đồng thời, báo cáo cũng chỉ ra những mục tiêu và định hướng quy hoạch xây

dựng đô thị theo hướng thông minh trong thời gian tới và thành phố Tam Kỳ là thành

phố đi đầu trong thực hiện các tiêu chí đô thị thông minh. Do tính chất là báo cáo quy

hoạch do đó lịch sử đô thị hóa của Tam Kỳ kể từ khi chia tách ít được chú trọng, hầu

hết tập trung vào định hướng và giải pháp. Tuy nhiên, báo cáo là tư liệu tham khảo để

xây dựng các định hướng và giải pháp trong nghiên cứu của luận văn.

Tác giả Nguyễn Phú trong “Đô thị hóa Quảng Nam-Một số vấn đề thực tiến và

định hướng phát triển”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học lưu trữ tại Văn phòng Ủy Ban

Nhân dân tỉnh Quảng Nam, đã nhấn mạnh về kết quả 20 năm tách tỉnh Quảng Nam và

thành phố Đà Nẵng, những thành tựu quá trình đô thị hóa tại các đô thị toàn tỉnh, trong

đó có thành phố Tam Kỳ quá trình diễn ra mạnh mẽ...từ kết quả đó giúp Quảng Nam

từ một tỉnh có điểm xuất phát thấp, nghèo nàn lạc hậu đã sánh vai với các tỉnh thành

phát triển trên toàn quốc. Theo đó, đô thị hóa thành phố Tam Kỳ có sức cạnh tranh

phát triển từng bước nâng lên về chất lượng trở thành “Tam Kỳ-thành thủ phủ xanh”;

bài viết của tác giả Hoàng Vĩnh Hưng, với bài báo cáo khoa học “Nâng cao hiệu quả

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!