Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đỗ Hoàng Anh
PREMIUM
Số trang
81
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1594

Đỗ Hoàng Anh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

ĐỖ HOÀNG ANH

PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI LÝ ĐIỀU TIẾT HÀNG HÓA HÀNG KHÔNG

(REGULATED AIR CARGO AGENT) Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỖ HOÀNG ANH

PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI LÝ ĐIỀU TIẾT HÀNG HÓA HÀNG KHÔNG

(REGULATED AIR CARGO AGENT) Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Kinh tế - Mã số 60.38.50

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Trí Hùng

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng

dẫn khoa học của Tiến sỹ Phạm Trí Hùng.

Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và có cơ sở. Những kết

luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công

trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

ĐỖ HOÀNG ANH

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Hình 1.1: Sơ đồ chuỗi cung ứng hàng hóa hàng không ...........................................10

Bảng 1.1: Thống kê về thiệt hại của một số vụ việc đã xảy ra ................................14

Hình 1.2: Sơ đồ luồng vận chuyển hàng hóa có sự tham gia của Đại lý điều tiết ...17

Hình 2.1: Vai trò của nhà chức trách hàng không trong luồng vận chuyển hàng hóa

hàng không ................................................................................................................35

Hình 2.2: Vai trò của hãng hàng không trong luồng vận chuyển ............................36

Bảng 2.1: Thống kê số lượng chuyên viên an ninh, an toàn hàng không.................58

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ "ĐẠI LÝ ĐIỀU TIẾT HÀNG

HÓA”..........................................................................................................................5

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẠI LÝ ĐIỀU TIẾT HÀNG HÓA HÀNG KHÔNG..................5

1.1.1 Khái niệm về Đại lý điều tiết hàng hóa hàng không ..................................................................6

1.1.2 Vị trí và Vai trò của Đại lý điều tiết trong lĩnh vực vận chuyển hàng không.............................9

1.1.3 Bản chất pháp lý và đặc điểm pháp lý của Đại lý điều tiết. .....................................................14

1.2 SỰ CẦN THIẾT CỦA PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI LÝ ĐIỀU TIẾT. .18

1.2.1 Vai trò của Đại lý điều tiết trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.....18

1.2.2 Xuất phát từ góc độ an ninh quốc gia ......................................................................................20

1.2.3 Xuất phát từ góc độ quản lý nhà nước .....................................................................................21

1.2.4 Xuất phát từ góc độ hợp tác quốc tế. .......................................................................................22

1.3 KINH NGHIỆM PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH ĐẠI LÝ ĐIỀU TIẾT HÀNG HÓA HÀNG KHÔNG

Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI......................................................................................23

1.3.1 Kinh nghiệm của Vương quốc Anh ..........................................................................................23

1.3.2 Kinh nghiệm của Australia ......................................................................................................24

1.3.3 Kinh nghiệm của Singapore.....................................................................................................25

1.3.4 Kinh nghiệm của Hồng Kông...................................................................................................25

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI LÝ ĐIỀU TIẾT HÀNG

HÓA HÀNG KHÔNG TẠI VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN..........28

2.1 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI LÝ ĐIỀU TIẾT HÀNG HÓA HÀNG KHÔNG TẠI VIỆT

NAM .................................................................................................................................28

2.1.1 Quy định của pháp luật Việt Nam về Đại lý điều tiết hàng hóa hàng không trong lĩnh vực

thương mại và hàng không.....................................................................................................................28

2.1.2 Thực trạng áp dụng quy định về thành lập Đại lý điều tiết hàng hóa hàng không ở Việt Nam

................................................................................................................................................................53

2.2 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI LÝ ĐIỀU TIẾT Ở VIỆT NAM.....65

2.2.1 Đề xuất định hướng hoàn thiện các quy định pháp lý về Đại lý điều tiết. ...............................65

2.2.2 Đề xuất nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật đối với hoạt động Đại lý điều tiết. ..................70

KẾT LUẬN..............................................................................................................74

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đại lý điều tiết hàng hóa hàng không1

, là một mô hình kinh doanh kết hợp

dịch vụ an ninh hàng hóa và dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không,

đây là giải pháp được Tổ chức hàng không thế giới đưa ra vào năm 2006 nhằm giúp

cho các nước thành viên vừa đảm bảo các quy định về an ninh hàng hóa và vừa đảm

bảo lưu thông thông thoáng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không. Kết quả

là ở nhiều nước thành viên của ICAO, mô hình Đại lý điều tiết đã phát huy được

hiệu quả cao trong khai thông luồng hàng hóa bị ách tắc tại các cảng hàng không vì

quy định tăng cường kiểm soát an ninh. Theo thống kê thì Singapore có 289 Đại lý

điều tiết, Vương quốc Anh có 846 Đại lý điều tiết, Nhật có 158 Đại lý điều tiết, Úc

có trên 900 Đại lý điều tiết.

Tại Việt Nam, trong quá trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới, hệ thống

pháp luật quốc gia đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các điều ước song

phương và đa phương mà Việt Nam đã tham gia, pháp luật về hàng không của Việt

Nam cũng không là ngoại lệ. Trong xu hướng này, khái niệm về “Đại lý điều tiết”

đã được đề cập lần đầu tiên chương trình an ninh hàng không quốc gia Việt Nam

năm 2007 ban hành kèm theo Quyết định 06/2007/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông

vận tải ban hành ngày 05 tháng 02 năm 2007. Sau đó thuật ngữ “Đại lý điều tiết”

được đề cập đến trong các văn bản pháp lý như: Nghị định 60/2010/NĐ-CP của

Chính phủ ban hành ngày 03 tháng 06 năm 2010 quy định về xử phạt hành chính

trong lĩnh vực hàng không, Thông tư 25/2009/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận

tải ban hành ngày 16 tháng 10 năm 2009 quy định về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ,

huấn luyện an ninh hàng không. Bên cạnh đó, Cục Hàng không cũng đã đưa ra thủ

tục hành chính số 78/HD/CHK về hướng dẫn thủ tục phê duyệt quy chế an ninh của

Đại lý điều tiết2

,...Nhờ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt với sự thông

thoáng về chính sách kinh tế và các quy định của pháp luật hàng không đã góp phần

thúc đẩy tốc độ phát triển không ngừng của ngành hàng không Việt Nam. Chính

mạng lưới các chuyến bay phong phú và rộng lớn đã làm cho sự giao thương hàng

hóa giữa Việt Nam với Quốc tế diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng. Sản lượng hàng

hóa vận chuyển bằng đường hàng không tăng với tỷ lệ ổn định 10% hằng năm, cho

dù trong năm 2009, 2010 tốc độ tăng trưởng của hàng không thế giới trong chiều

1 Khái niệm “Đại lý điều tiết hàng hóa hàng không” được quy định tại Phụ lục 17 – Công ước Chicago 1944,

ấn bản thứ 8, bản sửa đổi lần thứ 11, hiệu lực ngày 1/7/2006 và được hướng dẫn thực hiện trong sổ tay an

ninh (doc.8973: security manual for Safeguarding Civil Aviation Against Acts of Unlawful Interference)

2 Hiện nay, theo tinh thần Nghị quyết 45/2010/NQ/CP ngày 16 tháng 11 năm 2010 quy định về việc đơn giản

hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý hành chính của Bộ Giao thông vận tải thì ngày 01

tháng 11 năm 2011, thủ tục hành chính số 78/HD/CHK trước đây đăng tại http://www.caa.gov.vn/ nay đã

được chuyển sang đăng tại http://csdl.thutuchanhchinh.vn và mang số B-BGT-107174-TT

2

hướng đi xuống. Tình trạng tăng trưởng nhanh về sản lượng hàng hóa vận chuyển

qua đường hàng không, giao thương hàng hóa càng diễn ra nhanh chóng với quy

mô lớn, trong khi đó điều kiện, khả năng của lực lượng an ninh hàng không là hạn

chế, đã khiến hàng hóa lưu thông bị chậm trễ, ảnh hưởng đến không chỉ hoạt động

sản xuất kinh doanh trong nước mà còn ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển

thương mại của các hãng hàng không. Đứng trước nhu cầu vận chuyển hàng hóa

của Việt Nam qua đường hàng không ngày càng tăng và căn cứ khả năng đáp ứng

yêu cầu thực tế của hệ thống các biện pháp an ninh hàng hóa hiện tại của Việt Nam

thì phát triển mô hình Đại lý điều tiết hàng hóa hàng không được xem là giải pháp

hiệu quả đối với Việt Nam trong vấn đề đảm bảo an ninh hàng hóa và bảo đảm

thông suốt vận chuyển bằng đường hàng không.

Trong thực tế, ICAO trong những lần thanh tra, giám sát an ninh hàng không

tại Việt Nam đã khuyến khích nên phát triển mô hình Đại lý điều tiết hàng hóa hàng

không; Hãng hàng không America Airlines trong quá trình khảo sát để mở tuyến

đường bay đến Việt Nam cũng đưa ra yêu cầu tương tự để nhằm khai thông đường

vận chuyển hàng hóa hàng không; bên cạnh đó, khi Quyết định 06/2007/QĐ￾BGTVT và thủ tục hành chính số 78/HD/CHK của Cục Hàng Không được ban hành

đã có doanh nghiệp nộp đơn xin phê chuẩn trở thành Đại lý điều tiết hàng hóa hàng

không, tuy nhiên chưa có doanh nghiệp nào được Cục Hàng không Việt Nam phê

chuẩn là Đại lý điều tiết. Điều này xảy ra là do các văn bản pháp lý đề cập về “Đại

lý điều tiết” trước đây chỉ mang tính chất phục vụ cho việc gia nhập WTO chứ chưa

có tính thống nhất, còn mang tính chung chung, còn nhiều chồng chéo, bất cập,

chưa tồn tại văn bản pháp lý điều chỉnh độc lập về Đại lý điều tiết, do đó “Đại lý

điều tiết” ở Việt Nam chỉ mới tồn tại dưới dạng thuật ngữ pháp lý chứ chưa trở

thành một mô hình kinh doanh trong nền kinh tế của nước ta.

Xuất phát từ yêu cầu về mặt lý luận và thực tiễn nêu trên nên việc tiếp tục

nghiên cứu, rà soát, phân tích thực trạng và các quy định của pháp luật về thành lập

Đại lý điều tiết hàng hóa hàng không ở Việt Nam nhằm tìm ra những vướng mắc và

định hướng hoàn thiện cho việc thành lập, tổ chức, hoạt động Đại lý điều tiết hàng

hóa hàng không phù hợp với thực tiễn tình hình Việt Nam và phù hợp với các quy

định của thông lệ quốc tế là điều cần thiết. Vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu đề tài

“Pháp luật về Đại lý điều tiết hàng hóa hàng không (regulated air cargo agent ở

Việt Nam” làm Luận văn Thạc sỹ Luật học, chuyên ngành Luật Kinh tế.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Qua tìm hiểu, tác giả chưa thấy có công trình nào nghiên cứu về vấn đề Đại

lý điều tiết hàng hóa hàng không và cũng chưa có công trình nào nghiên cứu đề cập

đến lĩnh vực pháp lý về Đại lý điều tiết hàng hóa hàng hàng không tại Việt Nam.

Chính vì thế, nghiên cứu đề tài “Pháp luật về Đại lý điều tiết hàng hóa hàng không

3

(regulated air cargo agent ở Việt Nam” là hướng nghiên cứu mới để hoàn thiện về

mặt pháp lý cho sự hình thành và phát triển hoạt động Đại lý điều tiết tại Việt Nam

nhằm góp phần thúc đẩy hiệu quả kinh doanh thương mại bền vững hài hòa với mục

tiêu đảm bảo về an ninh hàng hóa vận chuyển qua đường hàng không.

3. Mục đích, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực trạng hệ thống pháp luật về

đại lý điều tiết hàng hóa hàng không ở Việt Nam, Cụ thể là: nghiên cứu các nội

dung pháp lý liên quan đến về thành lập, tổ chức, hoạt động của Đại lý điều tiết

hàng hóa hàng không trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của

Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống pháp luật điều chỉnh Đại lý điều tiết hàng

hóa hàng không là một phạm trù rộng, trong phạm vi và ở cấp độ của một luận văn

Thạc sỹ, đề tài tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật Việt Nam về

thành lập, tổ chức, hoạt động của Đại lý điều tiết hàng hóa hàng không từ năm 2005

đến nay.

- Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực tiễn pháp lý về

thành lập Đại lý điều tiết hàng hóa hàng không, tác giả đề xuất và luận giải phương

hướng hoàn thiện các quy định pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập, tổ

chức, hoạt động của Đại lý điều tiết hàng hóa hàng không tại Việt Nam.

Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài có mục tiêu cụ thể:

+ Làm rõ vai trò quan trọng và cơ sở khoa học cho việc hình thành pháp luật

điều chỉnh việc thành lập và hoạt động của Đại lý điều tiết trong giai đoạn hiện nay.

+ Làm rõ thực trạng pháp luật về Đại lý điều tiết hàng hóa hàng không, qua

đó chỉ ra bất cập trong việc thành lập, tổ chức, hoạt động của Đại lý điều tiết tại

Việt Nam.

+ Nghiên cứu kinh nghiệm điều chỉnh việc thành lập và hoạt động của Đại lý

điều tiết của pháp luật các nước.

+ Kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật về Đại lý điều tiết tại Việt Nam

4. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong phương pháp

luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thống quan điểm,

chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan vấn đề nghiên cứu, tác giả sử dụng các

phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp

nghiên cứu tài liệu, thống kê, phân tích - tổng hợp, so sánh và phương pháp chuyên

gia để làm rõ thực trạng pháp luật và thực tiễn hoạt động của “Đại lý điều tiết hàng

hóa hàng không (regulated air cargo agent ”, chỉ ra những điểm còn vướng mắc

trong quá trình áp dụng pháp luật. Từ đó luận văn đưa ra những kiến nghị cho việc

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!