Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI ĐIỆN Giáo viên hướng dẫn NGÔ HỒNG QUANG
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐHBK HÀ NỘI
KHOA ĐIỆN
BỘ MÔN HỆ THỐNG ĐIỆN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHIỆM VỤ
THIẾT KẾ TỐT NGHIỆP
Họ và tên : Chu Quang Cầu.
Lớp : 03 – 1.
Ngành : Hệ Thống Điện.
Khoa : Điện.
Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội.
I. ĐẦU ĐỀ THIẾT KẾ:
Thiết kế hệ thống điện gồm 2 nhà máy điện và một số phụ tải
khu vực.
Các số liệu ban đầu:
NMĐI 2 x 100 MW ; cosφ =0,8
NMĐII 3 x 50 MW ; cosφ =0,8
II. NỘI DUNG THIẾT KẾ:
PHẦN I :
Cân bằng công suất và phân bố công suất giữa 2 nhà máy, bù
sơ bộ.
Vạch các phương án lưới điện hợp lý, so sánh các phương án
đó về mặt kinh tế kỹ thuật và lựa chọn phương án tối ưu.
Lựa chọn các phần tử của lưới điện, sơ đồ lưới điện chính.
Tính toán bù kinh tế.
Tính chính xác các chế độ vận hành và bù kỹ thuật.
Tính điện áp tại cácđiểm và chọn đầu phân áp.
Tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của lưới điện thiết kế.
PHẦN II :
Thiết kế 1 trạm biến áp phân phối 250 MVA - 22/0,4 kV.
eBook for You
MẶT BẰNG PHỤ TẢI:
Mỗi ô 10 km.
SỐ LIỆU PHỤ TẢI:
Phụ
tải
Pmax
(MW)
Pmin
(%Pmax)
UH
(lv)
cosφ Loại
hộ
Yêu cầu đ/c
điện áp U
Tmax
(h)
1 30 50% 10 0,85 1 KT 4500
2 20 50% 10 0,85 1 KT 4500
3 30 50% 10 0,85 1 KT 4500
4 18 50% 10 0,85 1 KT 4500
5 35 50% 10 0,85 1 KT 4500
6 40 50% 10 0,85 1 KT 4500
7 22 50% 10 0,85 1 KT 4500
8 25 50% 10 0,85 1 KT 4500
9 15 50% 10 0,85 1 KT 4500
10 12 50% 10 0,85 1 KT 4500
eBook for You
Ngày giao nhiệm vụ thiết kế : ……………………………………………
Ngày hoàn thành nhiệm vụ : ……………………………………………
Ngày……tháng ……năm
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN: CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
TS. Ngô Hồng Quang
HỌC SINH ĐÃ HOÀN THÀNH
(Và nộp toàn bộ bản thiết kế cho khoa)
Ngày……tháng ……năm
(Ký và ghi rõ họ tên)
eBook for You
Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế mạng lưới điện
Thực hiện: Chu Quang Cầu 1
LỜI NÓI ĐẦU
Điện năng là dạng năng lượng được sử dụng rộng rãi nhất trong tất cả các lĩnh
vực hoạt động kinh tế và đời sống của con người. Nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao,
chính vì vậy chúng ta cần xây dựng thêm các hệ thống điện nhằm đảm bảo cung cấp
điện cho các hộ tiêu thụ. Hệ thống điện bao gồm các nhà máy điện, các mạng điện và
các hộ tiêu thụ điện được liên kết với nhau thành một hệ thống để thực hiện quá trình
sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng. Mạng điện là một tập hợp gồm có
các trạm biến áp, trạm đóng cắt, các đường dây trên không và các đường dây cáp. Mạng
điện được dùng để truyền tải và phân phối điện năng từ các nhà máy điện đến các hộ
tiêu thụ.
Cùng với sự phát triển công nghiệp hoá , hiện đại hoá của đất nước . Công nghiệp
điện lực giữ vai trò đặc biệt quan trọng do điện năng là nguồn năng lượng được sử dụng
rộng rãi nhất trong các nghành kinh tế quốc dân. Ngày nay nền kinh tế nước ta đang
trên đà phát triển mạnh mẽ , đời sống không ngừng nâng cao, các khu đô thị , dân cư
cũng như các khu công nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều , do đó nhu cầu về điện năng
tăng trưởng không ngừng.
Để đáp ứng được nhu cầu cung cấp điện ngày càng nhiều và khụng ngừng của đất
nước của điện năng thỡ cụng tỏc quy hoạch và thiết kế mạng lưới điện đang là vấn đề
cần quan tõm của ngành điện núi riờng và cả nước núi chung.
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế mạng lưới điện giúp sinh viên áp dụng được những
kiến thức đã học để thực hiện được những công việc đó. Tuy là trên lý thuyết nhưng đã
phần nào giúp cho sinh viên hiểu được hơn thực tế đồng thời có những khái niệm cơ
bản trong công việc quy hoạch và thiết kế mạng lưới điện và cũng là bước đầu tiên tập
duợt đêt có những kinh nghiệm cho công việc sau này nhằm đápứng đúng đắn về kinh
tế và kỹ thuật trong công việc thiết kế và xây dựng mạng lưới điện sẽ mang lại hiệu quả
cao đối với nền kinh tế đang phát triển ở nước ta nói chung và đối với ngành điện nói
riêng. Việc thiết kế mạng lưới điện phải đạt đuợc những yêu cầu về kỹ thuật đồng thời
giảm tối đa được vốn đầu tư trong phạm vi cho phép là vô cùng quan trọng đối vơi nền
kinh tế của nước ta hiện nay.
eBook for You
Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế mạng lưới điện
Thực hiện: Chu Quang Cầu 2
Bản đồ án này bao gồm hai phần: Phần thứ nhất có nhiệm vụ thiết kế mạng điện
khu vực gồm hai nhà máy nhiệt điện điện, một trạm biến áp trung gian và 10 phụ tải.
Phần thứ hai có nhiệm vụ tính toán thiết kế cho một trạm biến áp treo có công suát và
cấp điện áp cho trước.
Quá trình thiết kế đồ án tốt nghiệp này em đã sử dụng những tài liệu sau để tham
khảo :
1. Mạng và hệ thống điện của Nguyễn Văn Đạm và Phan Đăng Khải.
2. Thiết kế và Hệ thống của Nguyễn Văn Đạm.
3. Nhà máy điện và trạm biến áp cảu Trịnh Hoàng Thám, Nguyễn Hữu Khái, Đào
Quang Thạch, Lã Văn Út, Phạm Văn Hoà.
4. Tối ưu hoá chế độ của Hệ thống điện của Trần Bách.
5. Mạng lưới điện của Nguyễn Văn Đạm.
Sổ tay lựu chọn và tra cứu thiết bị điện từ 0,4 kV đến 500 kV của tiến sĩ Ngô Hồng
Quang cùng một số tài liệu khác có liên quan.Nhờ sự chỉ bảo, góp ý của các thầy, cô
giáo và mọi người quan tâm nên em đã hoàn thành đồ án này. Tuy đã nỗ lực rất nhiều
nhưng do thiếu kinh nghiệm thực tế và kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi
những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được các ý kiến đánh giá, chỉ bảo của các
thầy cô giáo để em được mở rộng, nâng cao kiến thức.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn các thầy, các thầy cô giáo trong bộ môn Hệ
Thống Điện, đặc biệt là thầy giáo TS Ngô Hồng Quang đã tận tình giúp đỡ em trong
thời gian vừa qua. Em rất mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của các thầy, cô
giáo trong quá trình công tác sau này.
Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm
Sinh viên thực hiện
Chu Quang Cầu
eBook for You
Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế mạng lưới điện
Thực hiện: Chu Quang Cầu - 3 -
CHƯƠNG I: CÂN BẰNG CÔNG SUẤT TÁC DỤNG VÀ CÔNG SUẤT
PHẢN KHÁNG TRONG MẠNG ĐIỆN.
1.1. Phân tích nguồn điện cung cấp và phụ tải:
Phân tích nguồn và phụ tải của mạng điện là một phần quan trọng trong tính toán
thiết kế.
Tính toán thiết kế có chính xác hay không hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ chính
xác của công tác thu thập phụ tải và phân tích nó.
Phân tích nguồn là một việc làm cần thiết nhằm định hướng phương thức vận hành
của nhà máy điện, phân bố công suất giữa các tổ máy, hiệu suất, cosϕ và khả năng điều
chỉnh.
Các thông số của phụ tải và nguồn điện:
1.1.1 Phụ tải:
Phụ tải 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Pmax(MW) 30 20 30 18 35 40 22 25 15 12
Cosϕ 0,85 0,85 0,85 0,85 0,85 0,85 0,85 0,85 0,85 0,85
Qmax(MVAr) 18,59 12,39 18,59 11,16 21,69 24,49 13,63 15,49 9,30 7,44
Y/c đ/c U KT KT KT KT KT KT KT KT KT KT
Loại PT I I I I I I I I I I
Udm (kV) 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10
Tmax = 4500h
Phụ tải cực tiểu bằng 50% phụ tải cực đại.
Hệ số đồng thời k = 1.
Các phụ tải đều là phụ tải loại 1.
1.1.2 Nguồn điện :
Mạng điện được thiết kế bao gồm hai nhà máy nhiệt điện cung cấp cho 10 phụ tải.
Nà máy nhiệt điện I gồm 2 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất định mức là 100MW, công
suất đặt: PĐNĐ = 2.100 = 200 MW. Hệ số công suất Cosử = 0,8
eBook for You
Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế mạng lưới điện
Thực hiện: Chu Quang Cầu - 4 -
Nhà máy nhiệt điện II gồm 3 tổ máy mỗi tổ máy có công suất định mức là
PFđm=50MW, công suất đặt là PĐNĐ=3.50 = 150MW. Hệ số công suất Cosử=0,8
Hai nhà máy đặt cách nhau 140 Km theo đường thẳng.
Đặc điểm của nhà máy nhiệt điện là hiệu suất thấp (Khoảng 30%) thời gian khởi
động lâu (nhanh nhất cũng mất từ 4 đến 10 giờ ), nhưng điều kiện làm việc của nhà máy
nhiệt điện là ổn định, công suất phát ra có thể thay đổi tuỳ ý, điều đó phù hợp với sự
thay đổi của phụ tải trong mạng điện.
Thời gian xuất hiện phụ tải cực tiểu thường chỉ vài giờ trong ngày, nên muốn đảm
bảo cung cấp điện liên tục cho phụ tải nằm rải rác xung quanh nhà máy nhiệt điện ta
dùng nguồn điện dự phong nóng.
Chế độ làm việc của nhà máy nhiệt điện chỉ đảm bảo được tính kinh tế khi nó vận
hành với (80 – 85%Pđm). Trong 10 phụ tải của mạng điện đều là hộ loại 1, các hộ nằm
rải rác xung quanh nhà máy nên nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc vạch các phương án
nối dây, kết hợp với việc cung cấp điện cho phụ tải nố liền giữa hai nhà máy.
Để đảm bảo cung cấp điện cho các phụ tải ta phải quan tâm đến tính chất của các
phụ tải, tạo ra phương thức cung cấp điện đáp ứng yêu cầu của các hộ phụ tải.
eBook for You
Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế mạng lưới điện
Thực hiện: Chu Quang Cầu - 5 -
1.2. Cân bằng công suất tác dụng :
Để đảm bảo cho mạng điện làm việc ổn định, đảm bảo cung cấp điện cho các hộ
phụ tải thì nguồn điện phải cung cấp đầy đủ cả về công suất tác dụng và công suất phản
kháng cho các phụ tải, tức là mỗi thời điểm luôn luôn tồn tại cân bằng giữa nguồn công
suất phát và nguồn công suất tiêu thụ cộng với công suất tiêu tán trên đường dây và máy
biến áp.
Mục đích của phần này ta tính toán xem nguồn điện có đáp ứng đủ công suất tác
dụng và công suất phản kháng không. Từ đó sinh ra phương thức vận hành cụ thể cho
nhà máy điện, nhằm đảm bảo cung cấp điện liên tục cho các phụ tải cũng như chất
lượng điện năng.
Khi tính toán sơ bộ ta coi tổn thất công suất tác dụng trên đường dây và máy biến
áp là không đổi. Nó được tính theo % công suất của phụ tải cực đại.
Cân bằng công suất tác dụng trong mạng điện được biểu diễn bằng công thức sau:
ΣPF = m.ΣPPT + Σ∆PMĐ + ΣPTD+ ΣPDt
Trong đó :
- m là hệ số đồng thời xuất hiện các phụ tải cực đại cùng 1 lúc, lấy m =1
- ΣPF là tổng công suất các nhà máy phát ra ở chế độ đang xét ( Sự cố, cực đại,
cực tiểu )
ΣPF = (2.100) + (3.50) = 350 MW
- ΣPPT : tổng công suất tác dụng của các phụ tải
ΣPPT=ΣPPti=247 MW
- Σ∆PMĐ : tổng tổn thất công suất tác dụng trong mạng điện ( Từ 5÷ 8 %ΣPPT). ở
đây ta lấy bằng 8%ΣPPT .
Σ∆PMĐ=8%.247 = 19,76 MW
- ΣPTD: Tổng công suất tác dụng tự dùng trong nhà máy điện. ( Đối với nhiệt điện
ta lấy bằng 8 %(m.ΣPPT + Σ∆PMĐ )
ΣPTD=8%.(247 + 19,76) = 21,3408 MW
- ΣPDT : Tổng công suất tác dụng dự trữ
ΣPDt =ΣPF - m.ΣPPT - Σ∆PMĐ - ΣPTD
eBook for You
Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế mạng lưới điện
Thực hiện: Chu Quang Cầu - 6 -
= 350 - 247- 19,76 - 21,3408 = 61,8992 MW.
Thấy rằng : ΣPDt = 61,8992 MW = 25,06%.ΣPPT.
Đối với một hệ thống điện lớn ta thường có Pdt% = (10-15)% Ppt. Do đó ta không
cần phải đặt thêm một tổ máy để dự phòng theo tính toán ở trên.
1.2.1. Chế độ phụ tải cực đại :
Hai nhà máy điện đều là nhiệt điện, nhà máy II có công suất nhỏ hơn nên bố trí nhà
máy I là nhà máy chủ đạo. Ta có công suất yêu cầu của phụ tải (Pyc) không kể công suất
dự trữ (Pdt) là :
ΣPyc = ΣPpt +Σ∆Pmđ +ΣPtd
Thay số vào ta có :
ΣPyc = 247 + 19,76 + 21,3408 = 288,1008
Lượng công suất yêu cầu trong chế độ phụ tải cực đại chiếm 82,31% tổng công suất
đặt của 2 nhà máy.
Giả sử nhà máy 1 phát lên lưới 85% công suất, ta có :
PF1=85%× 200 = 170 MW
Lượng tự dùng của nhà máy 1 là :
Ptd1=8%×200 = 16 MW
Nhà máy 2 phải đảm nhận một lượng công suất phát là :
PF2 = ΣPyc- PF1 = 288,1008- 170 = 118,1008 MW
Lượng công suất yêu cầu phát ra của nhà máy 2 chiếm 118,1008/150 =78,73%
công suất đặt của nhà máy NĐII.
Lượng tự dùng của nhà máy 2 là :
Ptd2=ΣPtd - Ptd1 = 21,3408 - 16 = 5,3408 MW.
1.2.2. Chế độ phụ tải cực tiểu :
Theo đồ án ở chế độ phụ tải cực tiểu thỡ
∑Pmin = 50%.∑Pmax = 0,5.247 = 123,5 MW
Ta có : ΣPyc = 50%×ΣPycMax=50%×288,1008 = 144,0504 MW.
eBook for You
Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế mạng lưới điện
Thực hiện: Chu Quang Cầu - 7 -
Ở chế độ min cho phép phát đến 50% công suất đặt của nhà máy, nên cắt bớt một số
tổ máy. Giả sử cắt bớt ở NĐ1 1 tổ máy, tổ máy còn lại phát với 70% công suất định
mức.
Suy ra, công suất phát của nhà máy 1 là:
PF1=70%×100 = 70 MW
Lượng tự dùng của NM1 là :
Ptd1=50%× Ptd1max = 8 MW
Nhà máy 2 phải đảm nhận một lượng công suất phát là :
PF2 = ΣPyc- PF1 = 144,0504 – 70 = 74,0504 MW
Cho nhà máy NĐ2 vận hành 2 tổ máy, như vậy NĐ2 đảm nhận 74,05 % công suất định
mức của chúng.
1.2.3. Chế độ sự cố:
Giả thiết rằng nhà máy nhiệt điện 1 bị sự cố hỏng 1 tổ máy.Khi đó tổ máy còn lại
phát với 100% công suất định mức. Ở đây ta không xét đến sự cố xếp chồng.
⇒ PF1sc= 100% .100 = 100 MW
Do : ΣPyc = 288,1008 ⇒ nhà máy 2 cần phát :
PF2sc= 288,1008- 100 = 188,1008 MW
Vậy nhà máy 2 vận hành cả 2 tổ máy với 100% công suất định mức của chúng thỡ
cũng khụng đáp ứng được yêu cầu công suất của phụ tải.
Nhà máy NĐII sẽ phát thiếu một lượng là :
Pthiếu = 188,1008-3.50= 38,1008 MW.
eBook for You
Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế mạng lưới điện
Thực hiện: Chu Quang Cầu - 8 -
1.2.4. Tổng kết về phương thức vận hành :
Từ các lập luận cùng với các tính toán ở trên ta có bảng tổng kết phương thức vận
hành của 2 nhà máy trong các chế độ như sau :
Chế độ vận hành Nhà máy điện 1 Nhà máy điện 2
Phụ tải cực đại
- 2 tổ máy
- Phát 170MW
- Chiếm 85% công suất đặt.
- 3 tổ máy
- Phát 118,1008 MW
- Chiếm 78,73% công suất đặt.
Phụ tải cực tiểu
- 1 tổ máy
- Phát 70 MW
- Chiếm 70 % công suất đặt
- 2 tổ máy
- Phát 74,0504 MW
- Chiếm 74,05 % công suất đặt
Chế độ sự cố
- 1 tổ máy
- Phát 100 MW
- Chiếm 100%công suất đặt
- 3 tổ máy
- Phát 150 MW
- Chiếm 100 % công suất đặt
eBook for You
Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế mạng lưới điện
Thực hiện: Chu Quang Cầu - 9 -
1.3. Cân bằng công suất phản kháng :
Phương trình cân bằng CSPK được viết như sau:
ΣQF = mΣQPT + Σ∆QL - Σ∆QC + Σ∆QBA + ΣQTD + ΣQDT
Trong đó :
- ΣQF Là tổng CSPK của NMNĐ phát ra
ΣQF = ΣPF . tg ϕF=350×0,75 = 262,5 (MVAr).
- m: Là hệ số đồng thơì, lấy m = 1.
- ΣQPT : Là tổng CSPK của phụ tải.
- Σ∆QL: Là tổng tổn thất CSPK trên cảm kháng của đường dây.
- ∆QC : Là tổng CSPK do dung dẫn của đường dây sinh ra. Trong khi tính sơ bộ ta
lấy : Σ∆QL = Σ∆QC . Vì Vậy :
Σ∆QL - Σ∆QC = 0
- Σ∆QBA: Là tổng tổn thất CSPK trên các MBA.
- ΣQTD : Là tổng CSPK tự dùng của NMĐ.
- ΣQDT: Là tổng CSPK dự trữ cho mạng, có thể lấy bằng công suất phản kháng của
một tổ máy phát lớn nhất.
Ta có: ΣQPT = ΣPPT . tg ϕPT = 247 × 0,62 = 153,0769 (MVAR)
( Với Cos ϕ = 0,85 → tgϕ = 0,62 )
Σ∆QBA = 15%ΣQPT = 0,15 × 153,0769 = 22,9615 (MVAR)
ΣQTD =ΣPTD . tg ϕ.= 22,9615 × 0,62 = 14,2303 (MVAR)
( Với Cos ϕ = 0,85 → tgϕ = 0,62 )
ΣQDT= 0,62 × 21,3408 = 13,2313 (MVAR)
( Với Cos ϕ = 0,85 → tgϕ = 0,62 )
Do đó ta cú tổng cụng suất phản khỏng yờu cầu của mạng điện ở chế độ phụ tải
cực đại :
∑Qyc = 13,2313+14,2303+22,9165+153,0769
= 203,4550 MVAr
Theo đó ta khụng cần bự sơ bộ cụng suất phản khỏng cho mạng điện.
eBook for You
Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế mạng lưới điện
Thực hiện: Chu Quang Cầu - 10 -
CHƯƠNG II: ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN HỢP LÝ VỀ KỸ THUẬT
VÀ TÍNH TOÁN CỤ THỂ CHO TỪNG PHƯƠNG ÁN.
2.1.Nguyên tắc chung thành lập phương án lưới điện :
Tính toán lựa chọn phương án cung cấp điện hợp lý phải dựa trên nhiều nguyên tắc,
nhưng nguyên tắc chủ yếu và quan trọng nhất của công tác thiết kế mạng điện là cung
cấp điện kinh tế với chất lượng và độ tin cậy cao. Mục đích tính toán thiết kế là nhằm
tìm ra phương án phù hợp. Làm được điều đó thì vấn đề đầu tiên cần phải giải quyết là
lựa chọn sơ đồ cung cấp điện. Trong đó những công việc phải tiến hành đồng thời như
lựa chọn điện áp làm việc, tiết diện dây dẫn, tính toán các thông số kỹ thuật, kinh tế …
Trong quá trình thành lập phương án nối điện ta phải chú ý tới các nguyên tắc sau
đây :
- Mạng điện phải đảm bảo tính án toàn cung cấp điện liện tục, mức độ đảm bảo an
toàn cung cấp điện phụ thuộc vào hộ tiêu thụ. Đối với phụ tải loại 1 phải đảm bảo
cấp điện liên tục không được phép gián đoạn trong bất cứ tình huống nào, vì vậy
trong phương án nối dây phải có đường dây dự phòng.
- Đảm bảo chất lượng điện năng (tần số, điện áp, …)
- Chỉ tiêu kinh tế cao, vốn đầu tư thấp, tổn thất nhỏ, chi phí vận hành hàng năm
nhỏ.
- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Vận hành đơn giản, linh hoạt và có khả
năng phát triển.
Kết hợp với việc phân tích nguồn và phụ tải ở trên nhận thấy: cả 10 phụ tải đều là
hộ loại I, yêu cầu độ tin cậy cung cấp điện cao. Do đó phải sử dụng các biện pháp cung
cấp điện như: lộ kép, mạch vòng.
Để có sự liên kết giữa nhà máy làm việc trong hệ thống điện thì phải có sự liên lạc
giữa nhà máy và hệ thống. Khi phân tích nguồn và phụ tải có phụ tải 5 nằm tương đối
giữa hai nhà máy nhiệt điện I và II nên sử dụng mạch đường dây NĐI-5-NĐII để liên
kết hai nhà máy.
Với các nhận xét và yêu cầu trên đưa ra các phương án nối dây sau:
eBook for You
Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế mạng lưới điện
Thực hiện: Chu Quang Cầu - 11 -
2.2.Các phương án lưới điện :
Phương án I
Phương án II
eBook for You
Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế mạng lưới điện
Thực hiện: Chu Quang Cầu - 12 -
Phương án III
Phương án IV
eBook for You