Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

ĐỊNH NGHĨA, CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CẢNG BIỂN.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
I. ĐỊNH NGHĨA, CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CẢNG BIỂN
1. Định nghĩa cảng biển:
Cảng biển một đầu mối giao thông lớn, bao gồm nhiều công trình và kiến trúc, bảo
đảm cho tàu thuyền neo đậu yên ổn, nhanh chóng và thuận lợi thực hiện công việc
chuyển giao hàng hoá/hành khách từ các phương tiện giao thông trên đất liền sang
các tàu biển hoặc ngược lại, bảo quản và gia công hàng hoá, và phục vụ tất cả các
nhu cầu cần thiết của tàu neo đậu trong cảng.Ngoài ra nó còn là trung tâm phân
phối, trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại, trung tâm dịch vụ, trung tâm cư
dân của cả một vùng hấp dẫn
2. Chức năng của cảng biển:
Nhóm chức năng cơ bản:
- Cung cấp phương tiện và thiết bị để thông qua hàng hoá mậu dịch
đường biển,
- Cung cấp luồng cho tàu bè vào cảng thuận lợi nhất,
- Cung cấp đường cho ô tô, xe lửa, tàu sông và các phương tiện vận tải
khác ra vào cảng,
-Thực hiện các dịch vụ ngoài xếp dỡ hàng hoá như sửa chữa, cung ứng
tàu thuyền, trú ngụ khi có bão hoặc các trường hợp khẩn cấp khác.
Nhóm chức năng phụ thuộc:
- Bảo đảm an toàn cho tàu khi ra vào cảng, bảo đảm an toàn cho tàu và
thuyền khi di chuyển trong cảng, cùng với sự an toàn về đời sống và tài
sản của tàu khi còn nằm trong ranh giới của cảng,
- Bảo đảm vệ sinh môi trường.
Nhóm chức năng cá biệt khác:
- Là đại diện cơ quan Nhà nước thực thi các tiêu chuẩn an toàn của tàu
thuyền, thuỷ thủ, và kiểm soát ô nhiễm môi trường,
- Là đại diện của cơ quan đăng kiểm tàu thuyền,
1
- Làm dịch vụ khảo sát đường thuỷ,
- Thực hiện các hoạt động về kinh tế và thương mại,
- Cung cấp các công trình trường học, bệnh viện, y tế, vui chơi giải trí
cho nhân viên trong cảng và cả cư dân của thành phố.
3. Vai trò của cảng biển:
- Là đầu mối giao thông, bảo đảm cho tàu bè neo đậu yên ổn; nhanh chóng và thuận
tiện xếp dỡ hàng hoá và hành khách; bảo quản và lưu giữ hàng hoá, gia công phân
loại hàng hoá; thực hiện thủ tục pháp chế về quản lý nhà nước và các dịch vụ hàng
hải phục vụ các tàu thuyền trong thời gian lưu trú ở cảng cũng như chuẩn bị cho các
hành trình trên biển tiếp theo”.
- Châm ngòi cho việc xây dựng các khu công nghiệp ven biển
-Thúc đẩy sự phát triển của thành phố cảng:
• Dân cư và người lao động có xu hướng đổ dồn về những nơi có nền kinh
tế biển phát triển
• Các ngành phục vụ công cộng cũng phát triển theo đà tăng trưởng của
dân số: như Nhà trường, bệnh viện, nhà hát, nơi vui chơi giải trí v.v...
• Các dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm v.v... cũng phát
triển.
• Xuất hiện và phát triển các dịch vụ môi giới tàu thuyền, xuất hiện các
trung tâm đào tạo thuyền viên v.v...
• Các hãng bảo hiểm tàu thuyền, các hãng đăng kiểm
• Tập trung hàng hoá cho xuất khẩu, và vai trò phân phối cho hàng hoá
nhập khẩu.
-Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả vùng hấp dẫn
• Cảng biển là cửa ngõ của toàn vùng hấp dẫn. Khi có cảng, điều kiện sản
xuất gắn với thị trường bên ngoài được mở rộng. Các nông sản có dịp để
đưa đi tiêu thụ ở vùng xa xôi hơn (Gỗ ở vùng rừng núi Tây Bắc có thể
xuất khẩu sang Đài Loan qua cảng Hải Phòng. Tôm cá vùng đồng bằng
2