Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Định loài ấu trùng gnathostoma spp. từ ký chủ trung gian thứ 2 bằng phương pháp sinh học phân tử.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
61(5) 5.2019 16
Khoa học Y - Dược
Đặt vấn đề
Bệnh giun Gnathostoma spp. ở người là do lây nhiễm động
vật ký sinh từ thực phẩm. Bệnh rất phổ biến ở vùng Đông Nam
Á và châu Mỹ Latin. Sự phát triển du lịch sinh thái toàn cầu cộng
với khả năng lây nhiễm Gnathostoma spp. trên nhiều loài động
vật hoang dã đã dẫn đến bệnh xuất hiện rộng khắp toàn cầu [1-7].
Trong cơ thể người, giun chỉ phát triển đến giai đoạn ấu trùng
hoặc giun non. Ấu trùng giun không khu trú mà có thể di chuyển
từ đường tiêu hoá qua các nội tạng hoặc ra da. Khi ấu trùng hoặc
giun non di chuyển vào các cơ quan trọng yếu như não, tuỷ sống
thì bệnh cảnh sẽ nghiêm trọng và có thể đưa đến tử vong [1, 8, 9].
Nguyên nhân chính để nhiễm Gnathostoma spp. vào người là
do ăn các loài ký chủ còn sống hoặc tái như lươn, rắn, ếch nhái, cá
lóc, cá trê và ốc. Tại Thái Lan và Việt Nam đã có các nghiên cứu
về tình hình nhiễm Gnathostoma spp. trên lươn từ trước năm 2000
đến nay để đánh giá tình hình lưu hành mầm bệnh trong tự nhiên
[3, 8]. Việc xác định mầm bệnh từ các nguồn thuỷ sản trên chủ yếu
là tìm thấy được giai đoạn ấu trùng của giống giun Gnathostoma
spp. mà không thể xác định được chính xác loài cụ thể nào. Điểm
hạn chế này đã được khắc phục bằng kỹ thuật sinh học phân tử và
các nghiên cứu đã tìm thấy loài G. spinigerum là tác nhân chủ yếu
[7, 9]. Tuy nhiên, trên thực hành lâm sàng, nhiều bệnh nhân có các
triệu chứng lâm sàng không phù hợp với loài G. spinigerum, đặc
biệt là với những ca ấu trùng di chuyển dưới da thì y văn ghi nhận
là do G. hispidum nhiều hơn [4]. Điều này đồng nghĩa với việc
cần nghiên cứu rõ hơn về các loài Gnathostoma spp. cụ thể, không
dừng lại ở việc quy kết chung cho loài G. spinigerum [3, 7].
Gần đây, các kỹ thuật sinh học phân tử đã được trang bị tại
nhiều phòng xét nghiệm ở Việt Nam đã cho phép làm rõ phân bố
loài ký sinh trùng nói chung và áp dụng để xác định chính xác loài
Gnathostoma spp. nhằm bổ sung dữ liệu về loài Gnathostoma spp.
tại Việt Nam, đây là vấn đề hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện
nay. Với ý nghĩa đó, ở nghiên cứu này kỹ thuật PCR được sử dụng
nhằm khuếch đại vùng 5.8S gen cytochrome c oxidase subunit I
(COI) ty thể ở vị trí vùng trình tự gen cox-1 để xác định giống giun
Gnathostoma spp. của ký chủ trung gian thứ 2 [8] và vị trí vùng
trình tự gen JB để xác định loài giun G. spinigerum [5], đồng thời
giải trình tự so sánh và kiểm tra giá trị của quy trình kỹ thuật. Kết
quả này sẽ là tiền đề cho những nghiên cứu có quy mô lớn và sâu
hơn trong việc định loài chính xác mầm bệnh [4, 6, 9].
Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng và thời gian nghiên cứu
Ấu trùng giai đoạn 3 giun Gnathostoma spp. thu thập từ thịt
lươn được bán tại chợ từ tháng 12/2018 đến tháng 3/2019. Nghiên
cứu được thực hiện tại Phòng thí nghiệm, Bộ môn Ký sinh y học,
Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Định loài ấu trùng Gnathostoma spp. từ ký chủ
trung gian thứ 2 bằng phương pháp sinh học phân tử
Nguyễn Thị Thanh Thảo1
, Lê Đức Vinh1
, Nguyễn Kim Thạch1*,
Trần Thị Huệ Vân2
, Huỳnh Hồng Quang3
Tóm tắt:
Bệnh do Gnathostoma spp. là bệnh động vật ký sinh, lây nhiễm vào người qua đường thực phẩm do ăn các loài
ký chủ trung gian 2 chứa ký sinh trùng này còn sống hoặc tái như ếch nhái, cá lóc, lươn, rắn. Trong cơ thể người,
ấu trùng được phóng thích, di chuyển và gây tác hại tại nhiều cơ quan khác nhau, đôi khi có thể dẫn đến tử vong.
Nghiên cứu này thu thập ấu trùng giai đoạn 3 (AdL3) của Gnathostoma spp. trong thịt lươn bằng kỹ thuật tiêu cơ
với dịch dạ dày nhân tạo. Sử dụng kỹ thuật PCR trên ADN ty thể chẩn đoán giống Gnathostoma spp. với các đoạn
mồi Gn_COI đặc hiệu vùng gen cox-1 và loài G. spinigerum với các đoạn mồi JB đặc hiệu vùng gen COI. Nghiên cứu
bước đầu thiết lập được quy trình định loài G. spinigerum và các loài Gnathostoma spp. khác.
Từ khóa: ấu trùng giai đoạn 3, giải trình tự, Gnathostoma spp., ký chủ trung gian 2.
Chỉ số phân loại: 3.5
*
Tác giả liên hệ: Email: [email protected]
1
Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2
Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh
3
Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Ngày nhận bài 25/3/2019; ngày chuyển phản biện 28/3/2019; ngày nhận phản biện 22/4/2019; ngày chấp nhận đăng 26/4/2019