Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Định hướng ra đề làm văn theo hướng mở ở cấp trung học phổ thông
MIỄN PHÍ
Số trang
20
Kích thước
766.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1982

Định hướng ra đề làm văn theo hướng mở ở cấp trung học phổ thông

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

Định hướng ra đề làm văn theo hướng mở ở

cấp trung học phổ thông

Orientation of giving literature exam questions with the open trend at High School”

NXB H. : ĐHGD, 2012 Số trang 92 tr. +

Ngô Văn Nghĩa

Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Giáo dục

Luận văn ThS ngành: Lý luận và phương pháp dạy học( bộ môn Ngữ văn); Mã số:601410

Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hoàn

Năm bảo vệ: 2012

Abstract. Trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài định hướng ra đề làm văn theo hướng

mở ở cấp trung học phổ thông. Đề xuất các hướng ra đề môn ngữ văn theo hướng mở: đề truyền

thống và những thành tựu và hạn chế của đề truyền thống; quan niệm về đề văn theo hướng mở;

các hướng ra đề theo hướng mở. Thiết kế thực nghiệm.

Keywords: Phương pháp giảng dạy; Ngữ văn; Trường trung học phổ thông

Content.

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Thế kỷ XXI là thế kỷ của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin và sự hội nhập. Con người

muốn tồn tại muốn hội nhập, muốn tự khẳng định mình thì nhất định phải là những thành viên năng động,

tích cực, sáng tạo, có óc quan sát nhạy bén tinh tế, trí tuệ linh hoạt, có thái độ lựa chọn thông tin và hiểu

thông tin một cách sáng tạo nhanh nhạy.

Để đáp ứng yêu cầu đó của con người và đòi hỏi xã hội, nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo là vô

cùng quan trọng. Trong đó, hiện đại hoá giáo dục đổi mới phương pháp dạy học được đặt ra như một

nhiệm vụ quan trọng của công tác phát triển giáo dục. Việc đổi mới nội dung phương pháp dạy và học là

vấn đề then chốt trong chiến lược như một lẽ tồn tại: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo,

khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp

dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy-học, bảo đảm điều kiện và

thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh nhất là sinh sinh viên đại học”. (Văn kiện Hội nghị lần thứ

Hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1997, tr4). Trên tinh

thần đó trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc khoá IX khi nói về giáo dục đào tạo đã nhấn mạnh: “Tiếp

2

tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp dạy và học phát huy tinh thần

độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn...”.

(Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia 2001, tr108, 109).

Môn Ngữ văn trong nhà trường cũng không thể không có những thay đổi về nội dung và phương

pháp học tập để đáp ứng được những yêu cầu về sự đổi mới, một trong những biểu hiện của sự đổi mới ấy

là thực hiện giảm tải, đưa văn học gắn liền với thực tiễn đời sống và mang tính nhật dụng cao.

Trong sự đổi mới dạy và học bộ môn Ngữ văn việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới

ra đề kiểm tra, đánh giá là khâu then chốt có ý nghĩa quyết định bởi kiểm tra như thế nào sẽ yêu cầu

dạy và học như thế ấy.

Môn Ngữ văn là môn học công cụ. Đây môn học sẽ trang bị cho học sinh những kiến thức công cụ

để học sinh học tập, sinh hoạt và có nhận thức đúng đắn về xã hội, con người từ đó bồi dưỡng tư tưởng

tình cảm và nhân cách cho chính bản thân người học. Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục thẩm

mĩ từ đó bồi dưỡng năng lực tưởng tượng sáng tạo làm giàu xúc cảm thẩm mĩ, định hướng thị hiếu thẩm

mĩ lành mạnh nhằm hoàn thiện, phát triển nhân cách cho chính bản thân mình và từ đó lan toả ảnh hưởng

tới những người xung quanh và cộng đồng xã hội.

Với vị trí và mục tiêu quan trọng như vậy môn Ngữ văn luôn tìm tòi để đổi mới từ chương trình

sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với xu thế thời đại, của hội nhập mở cửa và xu

thế toàn cầu hoá hiện nay.

Thực trạng việc dạy và học môn Ngữ văn những năm gần trong nhà trường phổ thông còn bộc lộ

nhiều vấn đề cần trao đổi như: tình trạng học sinh không còn hứng thú với môn học, chán học, học mang

tính đối phó, học chỉ nhằm mục đích thi cử sau đó quên ngay. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng theo

chúng tôi có một nguyên nhân cơ bản là người thầy giáo dạy văn chưa thắp lửa được cho học sinh, chưa

thổi bùng lên ngọn lửa yêu văn chương trong mỗi học sinh, chương trình còn nặng nề thiếu tính thực tiễn,

chậm đổi mới phương pháp giảng dạy, dạy theo lối mòn nhắc đi nhắc lại những điều đã cũ. Ra đề kiểm

tra, đánh giá theo lối mòn cũ, lối học còn nặng tính hàn lâm, ít tính thực tiễn dẫn đến học sinh không còn

hứng thú với môn học này.

Trước thực trạng ấy, vấn đề đổi mới chương trình sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy và học

tập đã được đặt ra. Chúng ta đã thực hiện sự đổi mới ấy và ít nhiều đã đem lại hiệu quả tích cực cho môn

Ngữ văn. Từ đó môn học này ít nhiều đã lấy lại được vị trí của mình như nó vốn có và phải có.

Trong văn chương, kiến thức và kĩ năng không phải là mục đích cuối cùng mà chỉ là phương tiện

giúp chủ nhân của nó biết cảm nhận cuộc sống ở một mức độ cao hơn và lựa chọn cách sống tốt hơn. Nói

cách khác, văn chương là phương tiện để học sinh phát huy tiềm năng chứ không phải tái hiện những gì

được trang bị.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!