Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Định hướng, mục tiêu và giải pháp của NHNN&PTNT Hà Nội năm 2009
MIỄN PHÍ
Số trang
22
Kích thước
256.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1029

Định hướng, mục tiêu và giải pháp của NHNN&PTNT Hà Nội năm 2009

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BÁO CÁO TỔNG HỢP

Lời mở đầu:

Tóm tắt

Mục lục

Danh mục bảng và từ viết tắt

Chương 1: Giới thiệu về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

chi nhánh Hà Nội.

Tên chính thức: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Nội

Tên tiểng anh: VIET NAM BANK FOR AGRICULTURE DEVELOPMENT HA

NOI BRANCH.

TÊN VIẾT TẮT:

Hội sở: 77 Lạc Trung – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Website: www.agribankhanoi.com.vn

Email: [email protected]

Tel: 04-8.211681

Fax: 04-8219352

Hình thức pháp lý:Doanh nghiệp nhà nước

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Hà Nội

Chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hà Nội được thành lập

theo quyết định số 51-QĐ/NH/QĐ ngày 27/6/1988 của Tổng Giám đốc ngân hàng Nhà

nước Việt Nam (nay là Thống đốc NHNN Việt Nam) trên cơ sở ban đầu là 28 cán bộ cùng

với 21 Công ty, xí nghiệp thuộc lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp được điều động từ Ngân

hàng Công-Nông-Thương thành phố Hà Nội và 12 chi nhánh Ngân hàng phát triển nông

nghiệp huyện được đổi tên từ các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước đã hội tụ về trụ sở chính

tại số 77 Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Khi mới thành lập NHNo&PTNT Hà Nội đã gặp phải rất nhiều khó khăn về nhân lực,

cơ sở vật chất, vốn. Với 1.182 lao động, 18 tỷ nguồn vốn, chủ yếu là tiền gửi Ngân sách

huyện và 16 tỷ dư nợ mà hầu hết là nợ cho vay các xí nghiệp Quốc doanh, các hợp tác xã

1

đã trở thành nợ tồn động. Phương tiện, kho tàng thì thiếu thốn không đáp ứng đủ yêu cầu

hoạt động của NHNo&PTNT. Hơn nữa, phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh với

các ngân hàng đã có bề dày hoạt động kinh doanh và có lợi thế về nhiều mặt.

Nhận rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước, mà

trọng tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần đổi mới Nông thôn ngoại thành Hà

Nội, Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Hà Nội đã nhanh chóng khai thác nguồn vốn để

đầu tư cho các Thành phần kinh tế mà trước hết là đầu tư cho Nông Nghiệp. Nhờ có những

quyết sách táo bạo, đổi mới nhận thức kiên quyết khắc phục điểm yếu nhất là thiếu vốn,

thiếu tiền mặt, nhờ vậy chi sau hơn hai năm hoạt động, từ năm 1990 trở đi Ngân hàng

NHNo Hà Nội đã có đủ nguồn vốn và tiền mặt thỏa mãn cơ bản các nhu cầu tín dụng và

tiền mặt cho khách hàng.

Tháng 9 năm 1991, 7 Ngân hàng huyện thị: Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch

Thất, Ba Vì, Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây được bàn giao về Vĩnh Phúc và Hà Tây.

Tiếp theo đó thực hiện mô hình hai cấp từ tháng 10/1995 NHNo&PTNT Hà Nội đã

bàn giao 5 Ngân hàng Sóc Sơn, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm, (từ tháng 11

năm 2004 đến nay) tiếp tục bàn giao các chi nhánh Chương Dương và Tây hồ, Cầu Giấy,

Thanh Xuân về Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.

Lúc này NHNo&PTNT Hà Nội lại đứng trước một thử thách mới đó là mang tên

Ngân hàng nông nghiệp nhưng lại phục vụ các thành nghiệp kinh tế không mang dáng dấp

cả sản xuất nông nghiệp giữa nội đô Thành phố Hà Nội. Để đứng vững, tồn tại và phát

triển trong cơ chế thị trường NHNo&PTNT Hà Nội đã chủ động mở rộng màng lưới để huy

động vốn và đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của các thành phân kinh tế trên địa bàn nội

thành. Trong suốt quá trình hoạt động đến nay NHNo&PTNT đã đạt được các thành tựu

lớn và không ngừng mở rộng mạng lưới kinh doanh.

Năm 1994 thành lập Ngân hàng khu vực Chợ Hôm (nay là Hai Bà Trưng).

Năm 1995 thành lập Ngân hàng khu vực Đồng xuân (nay là Hoàn Kiếm).

Năm 1996 thành lập các Ngân hàng Quận Tây Hồ, Bà Đình, Thanh Xuân.

Năm 1997 thành lập Ngân hàng Quận Cầu Giấy.

Năm 2000 thành lập Ngân hàng Quận Đống Đa và khu vực tam trinh.

2

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!