Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Định giá thấp đồng Việt Nam có tạo đòn bẩy xuất khẩu ppsx
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
163.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1167

Định giá thấp đồng Việt Nam có tạo đòn bẩy xuất khẩu ppsx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Định giá thấp đồng Việt Nam có tạo đòn bẩy xuất khẩu?

Tác giả: Cảnh Thái

Bài đã được xuất bản.: 04/10/2010 06:00 GMT+7

(VNR500) - Sự ổn định tỷ giá và yếu tố thời điểm vay - trả cùng với tỷ

lệ nội địa hóa hay tỷ trọng nguyên liệu đầu vào trong sản phẩm của

doanh nghiệp tác động ra sao đến doanh nghiệp?

Tác giả Huỳnh Thế Du trong bài "Tỷ giá: Điểm yếu của kinh tế Việt Nam"

(VNR500 đưa lại theo TBKTSG ngày 30/9/2010) có ví dụ: nợ quốc gia 30

tỷ USD tương đương 600.000 tỷ VND, nếu tỷ giá là 1USD = 20.000VND.

Và khi tỷ giá điều chỉnh (giả dụ) tăng lên thành 1USD = 30.000VND thì

tương đương số nợ quốc gia quy ra VND là 900.000 tỷ VND thì cũng

không ảnh hưởng gì vì dù sao Việt Nam cũng phải kiếm được 30 tỷ USD

để trả nợ?!

Ví dụ thứ hai là Vinashin vay nợ 2 tỷ USD khi tỷ giá 1USD = 20.000VND

thì tương đương 40.000 tỷ VND, và khi tỷ giá tăng lên 1USD =

30.000VND thì tương đương số nợ quy ra VND là 60.000 tỷ VND cũng

không vấn đề gì vì dù sao Vinashin vẫn phải kiếm đủ 2 tỷ USD để trả nợ!!!

Tác giả có nhầm lẫn hay chưa tính đến yếu tố thời điểm vay và thời điểm

trả nợ trong bài toán vay - trả nợ này? Thêm vào đó, một yếu tố rất quan

trọng chính là "tỷ lệ nội địa hóa" hay "tỷ trọng nguyên liệu đầu vào của sản

phẩm" của doanh nghiệp.

Trong hai ví dụ trên, vấn đề là, làm sao kiếm được USD để trả nợ?

Vinashin (hay một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và tiêu thụ nội địa

hay xuất khẩu nào đó) vay được 2 tỷ USD thì cũng phải đổi sang tiền đồng

VND để trả lương nhân viên, trả các chi phí vận hành doanh nghiệp, trả

tiền mua nguyên vật liệu đầu vào trong nước và nước ngoài tại thời điểm

vay được tiền (Thời điểm I).

Nếu Vinashin phải nhập nguyên liệu đầu vào từ nước ngoài thì phải thanh

toán cho bên bán nước ngoài bằng USD, lại phải đổi từ VND sang USD

(có thể Vinashin được ưu đãi nhờ thanh toán trực tiếp bằng USD? Còn đa

số các doanh nghiệp khi giao dịch qua ngân hàng, dù có USD, cũng bị bắt

phải đổi sang VND, rồi khi cần thanh toán bằng USD thì ngân hàng sẽ bán

lại USD cho doanh nghiệp để thanh toán cho bên bán nước ngoài - đây lại

là một vấn đề khác của hệ thống ngân hàng!).

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!