Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Đình công theo pháp luật lao động Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN MẠNH HÙNG
ĐÌNH CÔNG THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
ĐÌNH CÔNG THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 8380103
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Thúy Hương
Học viên: Nguyễn Mạnh Hùng
Lớp: Cao học Luật Dân sự & TTDS - Khoá 30
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn “Đình công theo pháp luật lao động Việt Nam” là
kết quả nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê
Thị Thúy Hương. Các số liệu, ví dụ, trích dẫn được sử dụng trong luận văn đảm bảo
tính chính xác, trung thực và tuân thủ quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham
khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả Luận văn
Nguyễn Mạnh Hùng
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Nội dung được viết tắt Từ viết tắt
1 Bộ luật Lao động BLLĐ
2 Hội đồng trọng tài lao động HĐTTLĐ
3 Người lao động NLĐ
4 Người sử dụng lao động NSDLĐ
5 Tổ chức Lao động quốc tế ILO
6 Tranh chấp lao động tập thể TCLĐTT
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐÌNH CÔNG .......................................................6
1.1. Lý luận chung về đình công ..............................................................................6
1.1.1. Khái niệm đình công...................................................................................6
1.1.2. Bản chất của đình công..............................................................................10
1.1.3. Đặc điểm của đình công ...........................................................................12
1.1.4. Ý nghĩa của đình công ..............................................................................16
1.2. Các nguyên nhân dẫn đến đình công................................................................17
1.2.1. Nguyên nhân chủ quan .............................................................................17
1.2.2. Nguyên nhân khách quan .........................................................................24
1.3. Tác động của đình công ...................................................................................28
1.3.1. Tác động đối với người lao động .............................................................29
1.3.2. Tác động đối với người sử dụng lao động................................................30
1.3.3. Tác động đối với nền kinh tế, xã hội.........................................................31
1.4. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về đình công ..........................................33
1.5. Sự phát triển của pháp luật về đình công ở Việt Nam .................................35
1.5.1. Giai đoạn trước ngày 01/01/1995 ............................................................35
1.5.2. Giai đoạn từ 01/01/1995 đến 30/04/2013 ................................................36
1.5.3. Giai đoạn từ 01/5/2013 đến 31/12/2020 ..................................................39
1.5.4. Giai đoạn từ 01/01/2021 đến nay .............................................................40
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................42
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT, THỰC TIỄN ĐÌNH CÔNG TẠI
VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ................................................................43
2.1. Thực trạng pháp luật về đình công ................................................................43
2.1.1. Về chủ thể có quyền đình công .................................................................43
2.1.2. Về tranh chấp lao động tập thể được giải quyết bằng đình công ............49
2.1.3. Về trình tự và thủ tục đình công ...............................................................51
2.1.4. Về thương lượng tập thể tại doanh nghiệp...............................................54
2.1.5. Về thủ tục hoà giải trước khi đình công ...................................................56
2.1.6. Về xử lý đình công bất hợp pháp..............................................................62
2.2. Thực tiễn thực hiện đình công tại Việt Nam .................................................63
2.3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về đình công và giải pháp đảm bảo
đình công hợp pháp.................................................................................................69
2.3.1. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về đình công................................69
2.3.2. Giải pháp đảm bảo đình công hợp pháp ..................................................71
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................73
PHẦN KẾT LUẬN..................................................................................................74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một đất nước muốn phát triển thì cần có một nền kinh tế vững mạnh, trong
đó quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động trở thành yếu
tố then chốt cho sự phát triển của nền kinh tế. Nhưng quan hệ này luôn phát sinh
những tranh chấp về quyền và lợi ích trên thực tế. Để giải quyết những tranh chấp
như vậy cần có các phương thức khác nhau. Theo qui định của Bộ luật Lao động
năm 2019, đình công là một quyền quan trọng và là phương thức cuối cùng, quyết
liệt nhất giúp người lao động (NLĐ) giải quyết những tranh chấp lao động tập thể
về lợi ích đối với người sử dụng lao động. Về mặt lý luận, vấn đề đình công được
qui định với 14 điều trong Bộ luật Lao động năm 2019 với tất cả các nội dung như
chủ thể, trình tự, thủ tục đình công…nhưng trên thực tế các cuộc đình công diễn ra
trong thời gian qua với hàng ngàn cuộc đình công hầu hết là đình công không đảm
bảo các quy định của pháp luật. Trong khi đó hậu quả đình công rất lớn kể cả bản
thân người lao động lẫn người sử dụng lao động cũng như ảnh hưởng đến sự phát
triển của nền kinh tế và môi trường đầu tư của Việt Nam. Có rất nhiều nguyên nhân
khiến người lao động đình công không đảm bảo theo quy định của pháp luật lao
động, trong đó có một số nguyên nhân xuất phát từ chính bất cập của các quy định
định pháp luật. Dường như đó chỉ là những qui định để được ra để đáp ứng về mặt lí
luận và không phù hợp với thực tế. Đình công trong hiện tại và tương lai đã diễn ra
và sẽ diễn ra vì với quá trình phát triển của Việt Nam với những hiệp định thương
mại đa phương, song phương đã và đang được tiến hành kí kết thì sẽ phát sinh thêm
rất nhiều mối quan hệ lao động mới về hình thức và nội dung. Từ đó cũng sẽ phát
sinh những tranh chấp lao động tập thể về lợi ích mới và việc đình công sẽ tiếp tục
diễn ra cho dù hợp pháp hay bất bất hợp pháp.
Từ những lí do trên, nên tác giả chọn đề tài “Đình công theo pháp luật lao
động Việt Nam” để phần nào hiểu được nguyên nhân của các cuộc đình công trong
thời gian qua từ đó đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện các quy định của pháp
luật về đình công. Bởi vì, những vấn đề chắc chắn sẽ diễn ra trên thực tế pháp luật
cần có những qui định để điều chỉnh phù hợp như vậy sẽ tạo được sự ổn định cho sự
phát triển trong tất cả các lĩnh vực chứ không nên đưa ra những qui định rời xa thực
tế, gây khó khăn như vậy sẽ gây ra những hậu quả rất bất lợi cho sự phát triển của
đất nước.
2
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua tìm hiểu, hiện nay đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về một
hoặc một số vấn đề liên quan đến đình công cụ thể như sau:
Về giáo trình gồm có:
- Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình luật lao
động Việt Nam, nhà xuất bản Hồng Đức, thành phố Hồ Chí Minh;
- Trường đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình luật lao động Việt Nam,
nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.
Các giáo trình trình bày và phân tích có hệ thống, khái quát những vấn đề
liên quan đến đình công. Từ đó, cung cấp những kiến thức cơ bản về đình công theo
pháp luật lao động Việt Nam.
Về bài viết trên báo, tạp chí gồm có:
- Trần Hoàng Hải (Chủ nhiệm đề tài) (2011), Hoàn thiện cơ chế giải quyết
TCLĐTT ở Việt Nam: Kinh nghiệm các nước có nền kinh tế thị trường phát triển và
các nước trong khu vực, Cấp bộ, Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Tác
giả đề tài nghiên cứu cách thức giải quyết TCLĐTT một số nước và tại Việt Nam.
Từ đó chỉ ra những vấn đề cần rút ra khi giải quyết TCLĐTT. Tác giả cũng đề cập
đến cách thức giải quyết đình công tại Việt Nam và những vấn đề cần khắc phục.
- Nguyễn Quang Thành (2017), “Pháp luật quốc tế về quyền đình công và
tương quan so sánh giữa pháp luật Việt Nam với một số quốc gia”, tạp chí Luật
học, Trường đại học Luật Hà Nội, 2017, Số 12. Trong bài viết này tác giả so sánh
pháp luật các nước về đình công với pháp luật Việt Nam. Qua đó, tác giả bài viết rút
ra được khái niệm cơ bản về đình công cũng như đặc điểm và bản chất của đình
công.
- Lê Thị Hoài Thu (2017), “Vai trò của Công đoàn trong tổ chức, lãnh đạo
đình công ở Việt Nam”, tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp
luật, 2017, Số 2. Trong bài viết tác giả nêu lên những vướng mắc, khó khăn khi
công đoàn tổ chức thực hiện đình công. Đồng thời tác giả cũng đưa ra một giải pháp
để khắc phục vấn đề này với đề xuất đáng chú ý là cho phép ban đại diện do tập thể
lao động thành lập được phép tổ chức và lãnh đạo đình công.