Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đình chỉ điều tra theo luật Tố tụng hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
DƯƠNG THỊ TUYẾT TRINH
ĐÌNH CHỈ ĐIỀU TRA
THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
ĐÌNH CHỈ ĐIỀU TRA
THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Định hướng nghiên cứu
Mã số: 8380104
Người hướng dẫn khoa học: Pgs. Ts. Phạm Quang Phúc
Học viên: Dương Thị Tuyết Trinh
Lớp: Cao học Luật, Khóa 26
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan Luận văn thạc sĩ “Đình chỉ điều tra theo luật tố tụng hình sự
Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của
Pgs. Ts. Phạm Quang Phúc. Những số liệu và thông tin trích dẫn, chú thích trong
luận văn là trung thực, đầy đủ, chính xác. Kết quả nghiên cứu của luận văn chưa
từng được công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác.
Nếu có bất kỳ thông tin nào sai sự thật, tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày…. tháng…. năm 2020
Tác giả luận văn
Dương Thị Tuyết Trinh
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Cụm từ đầy đủ
BLHS Bộ luật Hình sự
BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự
CQĐT Cơ quan điều tra
KTBC khởi tố bị can
KTVA khởi tố vụ án
VAHS vụ án hình sự
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÌNH CHỈ ĐIỀU TRA
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ...............................................................................5
1.1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của chế định đình chỉ điều tra trong tố tụng
hình sự....................................................................................................................5
1.1.1. Khái niệm đình chỉ điều tra ......................................................................5
1.1.2. Mục đích của đình chỉ điều tra .................................................................6
1.1.3. Ý nghĩa của chế định đình chỉ điều tra trong điều tra vụ án hình sự ........9
1.2. Khái quát quá trình hoàn thiện chế định đình chỉ điều tra trong tố tụng
hình sự Việt Nam.................................................................................................12
1.2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật Tố tụng hình sự
1988..................................................................................................................12
1.2.2. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988..........................................................14
1.2.3. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003..........................................................17
1.3. Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và cơ quan điều tra trong việc đình chỉ
điều tra .................................................................................................................23
1.4. Chế định đình chỉ điều tra theo luật tố tụng hình sự một số nước trên thế
giới........................................................................................................................25
1.4.1. Bộ luật Tố tụng hình sự Trung Quốc năm 1979, sửa đổi năm 1996........25
1.4.2. Bộ luật Tố tụng hình sự Liên Bang Nga năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm
2006..................................................................................................................26
Kết luận Chương 1 ................................................................................................28
CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐÌNH CHỈ ĐIỀU TRA VÀ THỰC
TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÌNH CHỈ ĐIỀU TRA.................................................29
2.1. Quy định về đình chỉ điều tra trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015..........29
2.1.1. Căn cứ đình chỉ điều tra .........................................................................29
2.1.2. Thẩm quyền đình chỉ điều tra .................................................................35
2.1.3. Thủ tục đình chỉ điều tra.........................................................................35
2.2. Thực trạng hoạt động đình chỉ điều tra......................................................36
2.2.1. Số liệu thống kê.......................................................................................36
2.2.2. Một số vụ án điển hình về đình chỉ điều tra ............................................39
2.3. Nhận xét, đánh giá........................................................................................47
2.3.1. Ưu điểm ..................................................................................................47
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.....................................................47
Kết luận Chương 2 ................................................................................................50
CHƯƠNG 3. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẰM HẠN CHẾ ĐÌNH CHỈ ĐIỀU TRA TRÁI
PHÁP LUẬT..........................................................................................................51
3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra và kiểm sát hoạt động
điều tra nhằm hạn chế đình chỉ điều tra trái pháp luật ...................................51
3.2. Giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế đình chỉ điều tra trái pháp luật ...61
3.2.1. Giải pháp nhằm hạn chế đình chỉ điều tra trái pháp luật .......................61
3.2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về đình chỉ điều tra ...............................63
Kết luận Chương 3 ................................................................................................66
KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và tư tưởng nhân đạo là chủ trương
gắn liền với quá trình xây dựng BLTTHS Việt Nam, nhằm bảo đảm mọi hành vi
phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh, chính xác, chống bỏ lọt
tội phạm, chống làm oan người vô tội, BLTTHS thiết lập khuôn khổ hoạt động của
các cơ quan, người có thẩm quyền trong việc điều tra, xử lý tội phạm.
Đình chỉ điều tra là một hoạt động tố tụng ở giai đoạn điều tra, đóng vai trò
đặc biệt quan trọng, đánh dấu việc kết thúc hoạt động điều tra, đồng nghĩa với việc
chấm dứt toàn bộ hoạt động tố tụng đối với vụ án và bị can hoặc chỉ áp dụng đối với
riêng bị can được đình chỉ. Theo đó, không phải tất cả các vụ án hình sự đều khởi tố
bị can và tiến tới truy tố trước pháp luật. Có thể người phạm tội được miễn trách
nhiệm hình sự do được hưởng chính sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước;
hoặc là sự ràng buộc trách nhiệm đối với cơ quan tiến hành tố tụng theo hướng có
lợi cho người phạm tội khi không chứng minh được hành vi phạm tội trong một thời
hạn nhất định; hoặc CQĐT đã khởi tố vụ án, bị can nhưng quá trình điều tra xác
định không có sự việc phạm tội…
Chế định đình chỉ điều tra thể hiện sự phân hóa trách nhiệm hình sự trong xử
lý tội phạm; thể hiện chính sách pháp luật của Nhà nước đối với người phạm tội;
chủ động đề phòng vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; có giá trị củng
cố và xác lập công lý, khắc phục những sai lầm có thể xảy ra trong quá trình nhận
thức, đánh giá những tình tiết khách quan, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong
hoạt động tố tụng hình sự. Vì vậy, chế định đình chỉ điều tra mang ý nghĩa nhân văn
sâu sắc. Nhất là trong việc bảo vệ tốt nhất quyền con người, quyền công dân theo
chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và Hiến pháp, tăng cường trách nhiệm của
các cơ quan tiến hành tố tụng trong hoạt động điều tra.
Qua thống kê số liệu đình chỉ điều tra trên cả nước trong những năm gần đây
(từ năm 2016 đến năm 2019), nhận thấy tổng số vụ án, bị can mà CQĐT đình chỉ
điều tra là khá lớn, tương đối đồng đều qua các năm và có sự phân hóa giữa các căn
cứ đình chỉ điều tra. Cụ thể: năm 2016 là 2.176 vụ - 3.321 bị can, năm 2017 là
2.121 vụ - 2.163 bị can, năm 2018 là 3.636 vụ - 2.363 bị can và năm 2019 là 2.363
vụ - 2.261 bị can. Trong số đó, phần lớn các vụ án, bị can được đình chỉ điều tra tập
trung vào căn cứ miễn trách nhiệm hình sự hoặc do bị hại hoặc người đại diện của
họ rút yêu cầu khởi tố. Trong 04 năm, chỉ có 03 bị can thuộc trường hợp đình chỉ