Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

dieu tri tao bon - Sưu tầm - Nguyễn Hòang Vân - Thư viện Đề thi & Kiểm tra
MIỄN PHÍ
Số trang
3
Kích thước
85.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
961

dieu tri tao bon - Sưu tầm - Nguyễn Hòang Vân - Thư viện Đề thi & Kiểm tra

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Điều trị Táo Bón

Bác sĩ Nguyễn Ý Ðức (Câu Chuyện Thầy Lang)

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chống táo bón được bán tự do, cho nên việc

chữa theo triệu chứng, đau đâu chữa đấy, được coi là thuận tiện đối với nhiều người. Mỗi lần

đại tiện khó khăn, chỉ cần ra tiệm mua mấy viên thuốc nhuận tràng là giải quyết được ngay,

thật dễ dàng. Nhưng, thực tế cho thấy, hành động như vậy không giải quyết được tận gốc vấn

đề và không phải là giải pháp tốt.

Việc điều trị chứng táo bón cần phải bao quát hơn, với việc hướng dẫn người bệnh về sự bài

tiết chất bã của quá trình tiêu hóa, sự đại tiện bình thường; tập thói quen đại tiện đều đặn

cũng như thay đổi chế độ dinh dưỡng, tăng vận động cơ thể.

Nhiệm vụ ruột già trong đại tiện

Ruột già hay đại tràng có đường kính khoảng 6.5 cm, dài khoảng 1.5 m. Nằm trong bụng

dưới, ruột già có hình dạng của một chiếc móng ngựa với hai phần chính là kết tràng (colon)

và trực tràng (rectum).

Kết tràng-lên bắt đầu từ góc phải bụng dưới, nối tiếp với kết tràng- ngang từ phải sang trái,

bên dưới các xương sườn và kết tràng- xuống, nằm dọc theo phía trái của bụng. Tiếp theo là

kết tràng sigma, hình chữ S, nối với trực tràng, một ống dài khoảng 13 cm, mở ra hậu môn.

Nhiệm vụ chính nửa phần đầu của ruột già là hấp thụ nước, phần còn lại chỉ là chỗ chứa chất

phế thải. Do đó, đôi khi ruột già được coi như một nơi chứa rác rưởi vì cặn bã thực phẩm

xuống tới ruột già đều không còn ích lợi gì cho cơ thể. Ruột già tiết ra một chất nhớt, liên kết

cặn bã thực phẩm thành một khối, làm nhờn khối phân để dễ dàng đưa ra ngoài, đồng thời

cũng để bảo vệ lòng ruột già. Số lượng và thành phần của phân tùy thuộc thực phẩm ăn vào.

Nếu tiêu thụ chất xơ trong rau, hạt thì khối phân lớn hơn, trái lại ăn nhiều thực phẩm chế biến

thì phân ít đi. Trung bình, nước chiếm ¾ khối lượng phân, phần còn lại là chất đạm, chất béo,

chất xơ, một vài khoáng chất, tế bào ruột và các vi sinh vật...

Ruột già cũng là nơi mà chất hơi (gas) được sản xuất. Hơi sinh ra do sự lên men của bã thực

phẩm, dưới tác động của các vi sinh vật trong ruột. Ða số hơi được thành ruột hút lại, một số

nhò đươc dưa ra ngoài qua hậu môn. Hơi nhiều hơn khi tiêu thụ những thực phẩm không tiêu

hóa được, đặc biệt là một vài loại đường. Ðường là món ăn ưa thích của vi sinh vật. Hơi có

nhiều ở những người không có men lactase để tiêu hóa đường lactose, đường này sẽ lẫn nhiều

trong phân.

Vi sinh vật trong ruột có một vài tác dụng tốt như là sản xuất sinh tố K và một vài loại sinh tố

nhóm B. Nhưng chúng cũng làm phân có mùi hôi khi chúng tiêu thụ chất đạm phế thải. Uống

nhiều sinh tố sẽ tiêu diệt một số vi sinh vật hữu dụng này.

Ðại tiện xẩy ra nhờ nhu động co đẩy của các cơ tự chủ ở thành ruột già, xuống trực tràng rồi

ra khỏi hậu môn. Phân làm thành trực tràng giãn mở, kích thích các dây thần kinh và tạo ra

cảm giác “mót” đi cầu. Nếu cảm giác này không được đáp ứng, phẩn sẽ được đẩy trở lại trực

tràng, nước bị hút bớt, phân khô cứng và táo bón xuất hiện.

Ở hậu môn, mấy cơ vòng điều khiển sự thải phân ra ngoài dể tránh són phân.

Một số bộ phận khác của cơ thể cũng liên can tới sự đại tiện. Các cơ ở lồng ngực co căng,

hoành cách mô đè xuống, cơ thành bụng căng, tất cả đưa đến cao áp lực trong ruột để đẩy

phân xuống. Ngoài ra, trong khi đại tiện, hơi thở cũng tạm thời ngưng, huyết áp lên cao, máu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!