Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Điều trị sẹo lồi, sẹo phì đại bằng ánh sáng xung cường độ cao
PREMIUM
Số trang
129
Kích thước
3.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
837

Điều trị sẹo lồi, sẹo phì đại bằng ánh sáng xung cường độ cao

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP HỒ CHÍ MINH

---------&---------

TRẦN SỞ QUÂN

ĐIỀU TRỊ SẸO LỒI, SẸO PHÌ ĐẠI

BẰNG ÁNH SÁNG XUNG CƢỜNG ĐỘ CAO

NGÀNH: NỘI KHOA (DA LIỄU)

MÃ SỐ: 8720107

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS.BS. LÊ THÁI VÂN THANH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021

.

.

.

.

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Trần Sở Quân, học viên lớp cao học khoá 2019-2021, chuyên

ngành Da liễu, Đại học y Dược thành phố Hồ Chí Minh xin cam đoan:

Đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn của TS.BS.

Lê Thái Vân Thanh.

Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại

Việt Nam.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 12 năm 2021

Người viết báo cáo

Trần Sở Quân

.

.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

5 – FU : Fluorouracil

CTGF : Connective tissue growth factor - Yếu tố tăng trưởng mô liên kết

EGF : Epidermal growth factor - Yếu tố tăng trưởng biểu bì

FDA : Food and Drug Administration – Cục Quản lý Thực phẩm và

Dược phẩm Hoa Kỳ

FGF : Fibroblast growth factor - Yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi

HA : Axit Hyaluronic

HLA : Human leukocyte antigen - Kháng nguyên bạch cầu người

IPL : Intense Pulsed Light

KGF : Keratinocyte growth factor - Yếu tố tăng trưởng tế bào keratin

PDGF : Platelet derived growth factor – Yếu tố tăng trưởng có nguồn

gốc từ tiểu cầu

POSAS : The Patient and Observer Scar Assessment Scale

TAC : Triamcinolone acetonide

TGF : Transforming growth factor - Yếu tố tăng trưởng biến đổi

VEGF : Vascular endothelial growth factor - Yếu tố phát triển nội mạch

VSS : Vancouver Scar Scale – Thang điểm đánh giá sẹo Vancouver

.

.

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................................3

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................4

1.1 Quá trình lành vết thƣơng.........................................................................4

1.2 Quá trình lành thƣơng không tạo sẹo ở phôi thai ...................................5

1.3 Sẹo lồi và sẹo phì đại.................................................................................11

1.4 Điều trị và dự phòng ................................................................................23

Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................36

2.1 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................36

2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................37

2.3 Thu thập số liệu ........................................................................................41

2.4 Các bƣớc tiến hành...................................................................................41

2.5 Định nghĩa các biến số..............................................................................47

2.6 Xử lí số liệu................................................................................................51

2.7 Đạo đức trong nghiên cứu .......................................................................52

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................53

3.1 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA SẸO

LỒI, SẸO PHÌ ĐẠI .............................................................................................53

3.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CỦA ĐIỀU TRỊ ...................58

3.3 MỒI LIÊN HỆ GIỮA ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG CỦA SẸO

LỒI, SẸO PHÌ ĐẠI .............................................................................................73

Chƣơng 4: BÀN LUẬN............................................................................................76

4.1 Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của sẹo lồi, sẹo phì đại ...........................76

4.2 Hiệu quả điều trị.......................................................................................79

.

.

4.3 Tác dụng phụ của điều trị........................................................................86

HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI.........................................................................................88

KẾT LUẬN ...............................................................................................................89

KIẾN NGHỊ..............................................................................................................90

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1: Bảng thu thập số liệu

PHỤ LỤC 2: Hình ảnh điều trị

.

.

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. 1 Tóm tắt các đặc điểm sẹo .........................................................................21

Bảng 1. 2 Nghiên cứu điều trị sẹo lồi, sẹo phì đại bằng IPL trên thế giới................33

Bảng 1. 3 Nghiên cứu điều trị sẹo lồi, sẹo phì đại bằng laser và ánh áng tại Việt

Nam...........................................................................................................................35

Bảng 3. 1 Tuổi bệnh nhân ............................................................................... 53

Bảng 3. 2 Lý do đến khám .............................................................................. 54

Bảng 3. 3 Tuyp da và tiền căn gia đình có sẹo lồi .......................................... 54

Bảng 3. 4 Tuổi sẹo và tuổi khởi phát bệnh ..................................................... 56

Bảng 3. 5 Số lần điều trị.................................................................................. 58

Bảng 3. 6 Điểm VSS, POSAS trung bình qua các lần điều trị của toàn bộ sẹo

......................................................................................................................... 60

Bảng 3. 7 So sánh sự thay đổi điểm VSS và POSAS ở T0 và T2 của toàn bộ

SSSSSsẹo ........................................................................................................ 62

Bảng 3. 8 So sánh sự thay đổi của thay điểm VSS và POSAS ở T0 và T3 của

SSSSStoàn bộ sẹo ........................................................................................... 63

Bảng 3. 9 Sự thay đổi của chỉ số L*a*b và bề dày sẹo trung bình qua các lần

SSSSSđiều trị của toàn bộ sẹo ....................................................................... 65

Bảng 3. 10 So sánh chỉ số L*,a*,b*, siêm âm trung bình trước và sau điều trị

2 SSSSSlần của toàn bộ sẹo............................................................................ 68

Bảng 3. 11 So sánh chỉ số L*,a*,b*, siêm âm trung bình trước và sau điều trị

3 SSSSSlần của toàn bộ sẹo............................................................................ 68

Bảng 3. 12 So sánh sự thay đổi của thang điểm VSS và POSAS trung bình,

sắc SSSSStố sẹo L*,b*, mạch máu sẹo a*, bề dày sẹo trên siêu âm ở T0 và T3

của SSSSSnhóm sẹo lồi .................................................................................. 70

.

.

Bảng 3. 13 Các yếu tố liên quan đến độ cải thiện điểm VSS trước và sau điều

SSSSStrị .......................................................................................................... 73

Bảng 3. 14 Các yếu tố liên quan đến độ cải thiện bề dày sẹo trên siêu âm

trước SSSSSvà sau điều trị.............................................................................. 75

Bảng 4. 1 Tóm tắt kết quả điều trị................................................................... 79

.

.

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3. 1 Tỉ lệ giới tính của bệnh nhân...................................................... 53

Biểu đồ 3. 2 Số lượng sẹo của mỗi bệnh nhân................................................ 55

Biểu đồ 3. 3 Lý do bị sẹo lồi (N=61).............................................................. 56

Biểu đồ 3. 4 Vị trí sẹo trên cơ thể ................................................................... 57

Biểu đồ 3. 5 Tỉ lệ phân bố vị trí sẹo theo lực căng da, khớp cử động ............ 57

Biểu đồ 3. 6 Tỉ lệ sẹo lồi, sẹo phì đại.............................................................. 58

Biểu đồ 3. 7 Sự thay đổi điểm VSS qua các lần điều trị (toàn bộ sẹo)........... 61

Biểu đồ 3. 8 Sự thay đổi điểm POSAS qua các lần điều trị (toàn bộ sẹo)...... 61

Biểu đồ 3. 9 Đáp ứng sau điều trị.................................................................... 65

Biểu đồ 3. 10 Sự thay đổi của L* qua các lần điều trị .................................... 66

Biểu đồ 3. 11 Sự thay đổi của b* qua các lần điều trị..................................... 66

Biểu đồ 3. 12 Sự thay đổi mạch máu sẹo a* qua các lần điều trị ................... 67

Biểu đồ 3. 13 Sự thay đổi bề dày sẹo trên siêu âm qua các lần điều trị.......... 67

Biểu đồ 3. 14 Độ đau của bệnh nhân khi điều trị............................................ 72

Biểu đồ 3. 15 Tác dụng phụ ............................................................................ 72

.

.

DANH MỤC HÌNH

Hình 1. 1 Các giai đoạn của quá trình lành vết thương...............................................5

Hình 1. 2 Sinh bệnh học của sẹo lồi, sẹo phì đại ......................................................12

Hình 1. 3 Dịch tễ hộc sẹo lồi trên thế giới ................................................................13

Hình 2. 1 Máy IPL M22 Universal, và các đầu lọc ..................................................38

Hình 2. 2 Máy đo màu IMS Smartprobe 400............................................................39

Hình 2. 3 Hệ đo màu L*a*b......................................................................................40

Hình 2. 4 Máy siêu âm HS400 ..................................................................................41

Hình 2. 5 Thang điểm đánh giá mức độ đau VAS....................................................46

.

.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sẹo lồi (Keloid) và sẹo phì đại (Hypertrophic scar) là những phản ứng quá

mức của mô đối với chấn thương và cả hai đều do sự tăng sinh nguyên bào sợi và

sản sinh quá mức của collagen tại tổn thương. Nếu như sẹo phì đại được không vượt

quá vị trí tổn thương và thoái triển theo thời gian, thì sẹo lồi lại lan ra bên ngoài

ranh giới vết thương ban đầu và không thoái triển theo thời gian[74]. Đã có các

nghiên cứu về vai trò của yếu tố di truyền, các cytokine tăng trưởng, hoormon…

trong cơ chế bệnh sinh của sẹo lồi, tuy nhiên cho tới nay cơ chế bệnh sinh của sẹo

lồi vẫn chưa biết rõ khiến cho việc điều trị trở nên phức tạp hơn [5].

Sẹo lồi và sẹo phì đại là những bệnh lành tính tuy nhiên lại ảnh hưởng nhiều

đến thẩm mỹ, tâm lý và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân [5]. Chính vì vậy đã

có nhiều phương pháp điều trị sẹo lồi được áp dụng, như phẫu thuật, áp lạnh,

silcone gel, laser, tiêm tại tổn thương (corticoid, bleomycin, 5-FU,…)[5], [84]. Các

phương pháp này có thể dùng đơn độc hay phối hợp với nhau. Tuy nhiên những

phương pháp này chỉ đạt được những thành công hạn chế, như làm giảm đỏ, đau,

ngứa và có thể làm phẳng sẹo trong một số trường hợp nhưng không bao giờ loại bỏ

được hoàn toàn, và có tỉ lệ tái phát cao [37], [109]. Hơn thế nữa, vẫn tồn tại một số

tác dụng phụ như nhiễm trùng, hoại tử, mất sắc tố, có thể xảy ra [20], [55], [84].

Ngày nay với sự phát triển của laser và ánh sáng, người ta đã ứng dụng

chúng vào điều trị sẹo lồi, sẹo phì đại. Đã có thời gian, laser xung màu PDL 585-

595 nm hấp thu chọn lọc hemoglobin thông qua hiệu ứng quang nhiệt chọn lọc là

tiêu chuẩn vàng để điều trị các dị dạng mạch máu, và ứng dụng rộng rãi trong điều

trị sẹo. Tuy nhiên, giá thành cao, gây xuất huyết nhiều chính là lí do có nhiều

nghiên cứu sử dụng các loại laser khác thay thế, và gần đây là IPL[27]. Trong một

nghiên cứu của Bellew và cộng sự (2005) đã kết luận rằng IPL và PDL có tác dụng

tương đương trong việc cải thiện sự xuất hiện của các vết sẹo phẫu thuật phì đại và

giảm thiểu nguy cơ xuất huyết nhiều hơn [18]. Ngoài ra, trong nghiên cứu của Erol

.

.

2

và cộng sự đã thấy hiệu quả gần 70% khi điều trị IPL trên sẹo lồi, sẹo phì đại cho

109 bệnh nhân [36]. Bên cạnh đó đã có các nghiên cứu tác dụng của IPL trên sẹo

phì đại do bỏng, do phẫu thuật, và sau cắt chỉ khâu [13], [15], [63], [78], [96].

Ánh sáng xung cường độ cao Intense pulsed light (IPL) được xem là một trong

những phương pháp ít xâm lấn, không có tác dụng phụ lâu dài, giá thành thấp hơn

và có hiệu quả trong việc điều trị sẹo phì đại, ngăn ngừa sẹo lồi. Cơ chế tác dụng

của IPL chưa được hiểu đầy đủ, có lẽ nó nhắm vào sự tăng sinh mạch máu sẹo bằng

hấp thu chọn lọc hemoglobin thông qua hiệu ứng quang nhiệt chọn lọc, làm đông

vón các vi mạch ở nhú bì và lưới trung bì của sẹo, gây thiếu oxy, từ đó phân huỷ

collagen.

Vậy IPL có thể điều trị hiệu quả sẹo lồi và sẹo phì đại, đồng thời đây cũng là

một phương pháp an toàn, không xâm lấn, ít tác dụng phụ, giảm thời gian nghỉ

dưỡng và ít tốn kém hơn so với các phương pháp khác. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn

rất ít nghiên cứu về tác dụng của IPL đối với sẹo lồi, sẹo phì đại, và tại Việt Nam

vẫn chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Chính vì vậy, nghiên cứu này nhắm

đánh giá hiệu quả và an toàn của IPL đối với sẹo lồi và sẹo phì đại.

Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Điều trị sẹo lồi, sẹo phì đại bằng ánh

sáng xung cƣờng độ cao”

.

.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!