Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Điều tra vệ sinh các cơ sở giết mổ, chế biến Gia cầm tập trung
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
KHOA HỌC KỸ THUẬT
16 Tạp chí chăn nuôi số 6 – 08
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
ĐIỀU TRA VỆ SINH
CÁC CƠ SỞ GIẾT MỔ, CHẾ BIẾN GIA CẦM TẬP TRUNG
Phùng Đức Tiến, Lê Thị Nga, Bạch Thị Thanh Dân,
Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Văn Kiên,
Tăng Văn Dương, Lê Thị Thu Hiền
1. MỞ ĐẦU *
Hệ thống giết mổ chế biến gia cầm ở nước ta còn
rất lạc hậu, hầu hết gia cầm được giết mổ thủ
công, phân tán chưa đảm bảo yêu cầu vệ sinh an
toàn thực phẩm. Tính đến 1/3/2006, cả nước có
136 cơ sở giết mổ, chế biến gia cầm, trong đó
gần 80% hoạt động ở các chợ địa phương, làng,
xã, thị trấn, huyện. Chỉ có 25% số cơ sở dùng
nước máy, còn lại là dùng nước giếng và các
nguồn nước khác không đảm bảo. Hệ thống chế
biến chưa phát triển, hơn 90% sản phẩm thịt gia
cầm được tiêu thụ ở dạng tươi sống. 99% sản
phẩm thịt sản xuất ra được tiêu dùng nội địa (Cục
Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006)).
Để có đánh giá tình hình giết mổ gia cầm chúng
tôi tiến hành đề tài trên.
2. ĐỊA DANH VÀ PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU
TRA
2.1. Địa danh và thời gian điều tra
Điều tra đánh giá các loại hình và quy mô giết
mổ, chế biến, quy trình công nghệ, tình hình vệ
sinh an toàn thực phẩm tại các tỉnh Thái Nguyên,
Hoà Bình, Hải Phòng, Thanh Hoá, Bình Định,
Gia Lai, Đồng Nai, Long An. Điều tra tổng số 48
cơ sở giết mổ (mỗi tỉnh 6 cơ sở).
Thời gian thực hiện: từ tháng 5 đến tháng
12/2007.
2.2. Phương pháp điều tra
+ Phương pháp chuyên gia
+ Phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi
được thiết kế trước.
+ Thu thập tài liệu, chính sách, số liệu đã công
bố, tài liệu, số liệu mới
+ Chọn hộ điều tra: hoàn toàn ngẫu nhiên
3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
3.1. Loại hình giết mổ của các cơ sở
*
Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương.
Chỉ có 4 cơ sở (8,33%) thuộc Đồng Nai và Hải
Phòng là cơ sở giết mổ theo phương thức công
nghiệp. Còn lại, 18 cơ sở (37,5%) bán thủ công
và 26 cơ sở (54,17%) thủ công.
3.2. Hệ thống các cơ sở giết mổ
Sở hữu tư nhân: 39/48 cơ sở (81,25%). Doanh
nghiệp cổ phần: 7/48 cơ sở (14,58%). Sở hữu
nhà nước: 2/48 cơ sở (4,17%, thuộc Đồng
Nai).
3.3. Vị trí, kết cấu khu giết mổ của các cơ sở
91,67% số cơ sở nằm trong vùng dân cư, các
chợ, không có cơ sở tách biệt và không có lối
đi riêng. Phần lớn cơ sở thuộc 4 tỉnh miền
Trung, miền Nam chia thành khu bẩn (cắt tiết,
vặt lông) và khu sạch (mổ thịt) trong nhà giết
mổ. Còn tại miền Bắc, cơ sở giết mổ chủ yếu
tại các chợ đầu mối, chợ kinh doanh các loại
hàng hoá nên khu cắt tiết cùng chung khu mổ
thịt. Trung bình kết cấu khu giết mổ không
tách biệt: 60,42%.
3.4. Diện tích cơ sở giết mổ
Tại Bình Định, Gia Lai, Hoà Bình, Thanh Hoá:
cơ sở giết mổ phần lớn được bố trí tại gia đình,
tại các chợ (diện tích độ 30 - 100 m2
). Tại
Đồng Nai, Long An, Thái Nguyên, Hải Phòng:
diện tích cơ sở giết mổ 100-3.000 m2
.
3.5. Số lƣợng, quy mô gia cầm giết mổ
Tại Bình Định, Gia Lai, Hoà Bình, Thanh Hoá,
Thái Nguyên: số lượng giết mổ thấp (70-450
con/ngày). Các tỉnh có cơ sở giết mổ quy mô
lớn (con/ngày), như: Đồng Nai (5.000), Long
An (3.000), Hải Phòng (quy mô nhỏ là 300 con
và quy mô lớn 1.000 con).
3.6. Tình hình sử dụng giấy phép kinh
doanh của cở sở giết mổ
44/48 cơ sở (91,67%) có giấy phép kinh
doanh. Riêng Gia Lai 2/6 cơ sở (33,33%) có
giấy phép kinh doanh. Còn các tỉnh khác được