Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Điều Tra Thống Kê Các Nhóm Cây Có Ích Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Hữu Liên Tỉnh Lạng Sơn
PREMIUM
Số trang
54
Kích thước
6.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
867

Điều Tra Thống Kê Các Nhóm Cây Có Ích Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Hữu Liên Tỉnh Lạng Sơn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƢỜNG

BẢNG TÓM TẮT KHOÁ LUẬN

TÊN KHOÁ LUẬN:

“Điều tra, thống kê các nhóm cây có ích tại khu bảo tồn thiên nhiên

Hữu Liên, tỉnh Lạng Sơn”

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Trọng Nghĩa

Lớp: CMH Quản lý TNR

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS.Trần Minh Hợi

Địa điểm thực tập: Khu BTTN Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

MỤC TIÊU CỦA KHOÁ LUẬN

- Phân tích, đánh giá được các nhóm tài nguyên có ích tại khu BTTN

Hữu Liên.

- Xác định được thành phần loài các nhóm cây có ích tại khu BTTN

Hữu Liên.

- Đề xuất các biện pháp quản lý , bảo vệ, phát triển và sử dụng nguồn

tài nguyên thực vật rừng trên núi đá vôi một cách hợp lý.

NỘI DUNG CỦA KHOÁ LUẬN

- Nghiên cứu giá trị tài nguyên thực vật có ích tại khu BTTN Hữu

Liên

- Các loài có trong Sách Đỏ Việt Nam (2007).

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

 Thống kê bước đầu ghi nhận 1097 loài thuộc 623 chi, 171 họ thực vật

bậc cao có mạch không chỉ nói lên tính phong phú đa dạng của hệ thực

vật tại đây mà còn khẳng định dù tính nguyên sinh của rừng đã bị ảnh

hưởng ít nhiều nhưng khu vực này vẫn bảo tồn được một nguồn gen

thực vật phong phú, có ý nghĩa cần bảo vệ.

 Trong kho tàng gen phong phú của 1097 loài, 623 chi, 171 họ có tới

514 loài thuộc 132 chi được sử dụng làm thuốc. Nhiều loài gỗ quý

hoặc rất quý với số lượng lớn như: Nghiến, Trai, Đinh, Lát, Chò, Dổi,

đặc biệt là Hoàng đàn đã nói lên giá trị tài nguyên của vùng này.

 20 loài thực vật được ghi trong Sách Đỏ có mặt tại đây theo các mức

độ khác nhau càng nâng giá trị bảo tồn và tính cấp bách của vấn đề đầu

tư, phát triển bảo tồn đối với khu vực này.

 Hệ cây trồng phong phú với 64 họ, 151 chi, 202 loài; đa dạng về

phương diện sử dụng: Làm thuốc, làm thực phẩm, ăn quả, lấy gỗ, làm

cảnh, làm lương thực, xây dựng, đan lát, cho sợi, nhuộm.... Tuy có số

lượng loài không nhiều nhưng được chú ý phát triển với diện tích

đáng kể là những loài cây lương thực, thực phẩm.

 Hoàng đàn là một loài thực vật quý hiếm, đặc trưng cho khu BTTN

Hữu Liên, trước kia phân bố rộng, khá phổ biến, có mật độ dầy, cây

gỗ to nhưng nay đã không còn gặp trong rừng tự nhiên. Cần tìm ra

những biện pháp hữu hiệu để phục hồi loài này chính tại khu phân bố

vốn có của chúng.

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Trọng Nghĩa

1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp trong

chương trình đào tạo kỹ sư lâm nghiệp, chuyên ngành Quản lý bảo vệ tại

khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường, Trường Đại học Lâm

nghiệp, tôi luôn nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu của các thầy cô

giáo, bạn bè cùng gia đình.

Nhân dịp này tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới các cơ quan, tổ chức và các

cá nhân:

 Ban Giám hiệu, Khoa Quản lý bảo vệ Tài nguyên rừng và Môi

trường và toàn thể thầy cô giáo Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã

giúp tôi hoàn thành khóa đào tạo.

 PGS. TS. Trần Minh Hợi, giáo viên hướng dẫn khoa học đã định

hướng và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận.

 UBND xã Hữu Liên và người dân trong xã đã tạo mọi điều kiện giúp

đỡ tôi hoàn thành đợt thực tập tại địa phương.

 Hạt Kiểm lâm Hữu Liên và Ban quản lý khu Bảo tồn thiên nhiên

Hữu Liên đã tạo mọi điều kiện để tôi thu thập số liệu phục vụ khóa luận.

Do còn nhiều hạn chế về thời gian, nhân lực, tài chính, các điều kiện

nghiên cứu, nên chắc chắn khóa luận còn nhiều thiếu sót. Tôi mong muốn

nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, các nhà

khoa học và đồng nghiệp.

Tôi xin trân trọng cảm ơn !

Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2009

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Trọng Nghĩa

2

PHẦN I

ĐẶT VẤN ĐỀ

Núi đá vôi là hệ sinh thái rất đặc biệt của nước ta, nó chứa đựng một

nguồn tài nguyên sinh học vô cùng quí giá. Nằm ở vùng Đông Bắc của đất

nước, Lạng Sơn và Cao Bằng đã tạo nên một hệ sinh thái núi đá vôi có diện

tích lớn nhất của cả nước, khoảng 347.000 ha (Viện ĐTQHR, 1995). Năm

1990, dự án đầu tư thành lập khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Hữu Liên

được xây dựng đề xuất diện tích cho khu bảo tồn là 10.640 ha khu. Khu

BTTN Hữu Liên, tỉnh Lạng Sơn nằm ở phía Tây Nam tỉnh Lạng Sơn, phía

Bắc huyện Hữu Lũng, cách Thị trấn Mẹt 40 km, bao gồm toàn bộ ranh giới

tự nhiên của xã Hữu Liên và một phần ranh giới xã Yên Thịnh và Hoà Bình

của huyện Hữu Lũng, một phần xã Vạn Linh huyện Chi Lăng và một phần

xã Hữu Lễ huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. Khu BTTN Hữu Liên là một

trong 49 khu dự trữ thiên nhiên của Việt Nam được ghi nhận là đa dạng về

thành phần loài, về hệ sinh thái và trạng thái rừng với khu hệ động, thực vật

có nhiều loài quí hiếm, có giá trị bảo tồn cao. Một số loài thực vật được bảo

tồn như: Nghiến (Burretiodendron tonkinensis), Trai lý (Garcinia

fagraeoides), Hoàng đàn (Cupressus torulosa)... Không chỉ vậy, khu BTTN

Hữu Liên còn có vai trò lớn trong phòng hộ đầu nguồn sông Thương.

Trước năm 1991 rừng ở đây còn rất tốt, sau đó do quá trình khai thác

tài nguyên rừng bữa bãi của người dân thì nguồn tài nguyên ngày càng cạn

kiệt. Nạn khai thác trộm của tư thương, của nhân dân địa phương, nạn đốt

rừng làm nương rẫy đã làm cho diện tích đất trống, núi trọc ở vùng thấp

chân núi tăng lên nhiều. Diện tích rừng nghèo tăng, diện tích rừng tốt còn

lại ít đi và thường nằm trên các sườn dốc, trên các dông núi cao hiểm trở.

Quanh các làng, bản và dọc hai bên đường ô tô vào trung tâm của

các xã, nhiều diện tích rừng tự nhiên đã biến thành ruộng, nương, đất trống

và đôi chỗ là rừng trồng. Thành phần thực vật tại khu bảo tồn đang diễn

biến theo chiều hướng ngày càng xấu đi.

3

Khu BTTN đã được tổ chức bảo vệ, nhiều khu rừng có giá trị đã bắt

đầu được phục hồi. Tuy nhiên, việc quản lý, bảo vệ, đầu tư vào khu BTTN

chưa thật đầy đủ với giá trị và quy mô của nó. Do vậy, rừng vẫn bị xâm

phạm và chịu nhiều tác động, đặc biệt là sức ép của người dân từ cộng

đồng các dân tộc sinh sống ở nơi đây.

Đã có một số công trình nghiên cứu về hệ thực vật ở nơi đây và các

nghiên cứu đã cho thấy hệ thực vật ở khu BTTN Hữu Liên khá phong phú

với nhiều loài có ý nghĩa bảo tồn trong nước và trên toàn cầu. Đặc biệt,

nhóm thực vật có ích ở khu BTTN Hữu Liên được xem là quần thể thực vật

lớn nhất còn lại ở Việt Nam cần được đặc biệt quan tâm bảo tồn. Tuy

nhiên, công tác bảo tồn thực vật ở khu BTTN Hữu Liên trong nhiều năm

qua gặp nhiều khó khăn, các quần thể thực vật luôn phải chịu các áp lực

khai thác và suy thoái sinh cảnh cao làm cho biến đổi.

Để góp phần nâng cao hiệu quả bảo tồn hệ thực vật ở khu BTTN

Hữu Liên, đặc biệt là nhóm thực vật có ích ở đây, chúng tôi đã lựa chọn

thực hiện đề tài “Điều tra, thống kê các nhóm cây có ích tại khu Bảo tồn

thiên nhiên Hữu Liên, tỉnh Lạng Sơn”. Đề tài nhằm mục đích bổ sung tư

liệu về giá trị tài nguyên cho hệ thực vật; hiện trạng quản lý khu hệ thực vật

tại khu BTTN Hữu Liên và đề xuất các giải pháp bảo tồn khu hệ thực vật

và đa dạng sinh học nói chung của khu BTTN.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!