Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng công tác quy hoạch và quản lý phát triển đô thị mới tại
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Khoa Kinh tế Môi trường - Đô thị GVHD: Th.s. Nguyễn Thị Thanh Huyền
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình đô thị hoá là một quy luật khách quan mang tính toàn cầu. Trong quá
trình này nhiều đô thị có những thay đổi về lượng nay chuyển sang một giai đoạn mới
về chất. Những thay đổi này không chỉ làm các đô thị lớn lên về quy mô mà còn đòi
hỏi nhiều thay đổi cả về cơ cấu đô thị, chất lượng đô thị…
Việc phát triển đô thị có thể thực hiện bằng hai cách, một là cải tạo và mở rộng đô
thị hiện có cho phù hợp với yêu cầu phát triển mới; hai là quy hoạch xây dựng đô thị ở
những địa điểm mới nhằm hỗ trợ cho đô thị cũ đồng thời xây dựng những tiền đề mới
cho phát triển. Việc mở rộng đô thị, ở nước ta phải đối mặt với nhiều thách thức như
mật độ dân cư và giá nhà đất quá cao trong khu trung tâm, công trình hạ tầng quá tải
khó cải tạo. Trên thực tế khó có thể tìm được những biện pháp để giải quyết triệt để
những khó khăn này, đặc biệt là trong điều kiện tốc độ đô thị hoá cao như ở nước ta
hiện nay. Từ những lý do đó, nước ta đã, đang và cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất việc
xây dựng các đô thị mới và coi đó như một giải pháp tối ưu nhằm giải quyết các vấn
đề của phát triển và quá tải ở các đô thị hiện có.
Mặt khác, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, để nâng cao và khẳng định vị thế
Việt nam trên trường quốc tế, một trong những giải pháp mang tính chiến lược là: Xây
dựng các đô thị mới đẳng cấp quốc tế, nhằm tạo sức hút trong quá trình cạnh tranh với
các đô thị phát triển trong khu vực và trên thế giới. Sự hình thành đô thị mới trong
tương lai, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị đồng bộ tất cả các yếu tố: Quy hoạch đô thị, kiến
trúc cảnh quan đô thị, điều kiện để thực thi quy hoạch, và quản lý đô thị…ngay từ hiện
tại. Quản lý đô thị là một quá trình từ thời điểm trước, trong và sau khi khai thác xây
dựng quy hoạch đô thị.
Xuất phát từ đặc trưng của một đô thị hiện đại và thực trạng quản lý đô thị ở nước
ta hiện nay, trong những năm gần đây, đã có một số đề tài khoa học nghiên cứu về mô
hình quản lý đô thị hiện đại trong tương lai ở Việt nam. Điển hình là đề tài:
“Điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng công tác quy hoạch và quản lý phát triển
đô thị mới tại Việt Nam. Kiến nghị một số vấn đề về mô hình quản lý phát triển đô thị
mới trong thời gian tới” của tác giả ThS.KTS. Vương Anh Dũng, năm 2005. Nội dung
của đề tài:
Điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng về công tác quy hoạch xây dựng đô thị
mới và tình hình thực hiện xây dựng theo quy hoạch.
Điều tra, khảo sát và đánh giá mô hình quản lý phát triển đô thị mới.
Kiến nghị về mô hình quản lý phát triển đô thị mới trong thời gian tới.
Nguyễn Thị Trang 1 Lớp Kinh tế Đô thị - K46.
Khoa Kinh tế Môi trường - Đô thị GVHD: Th.s. Nguyễn Thị Thanh Huyền
Như vậy, tác giả của đề tài vẫn chưa xây dựng chi tiết một mô hình quản lý phát
triển đô thị mới cụ thể ở nước ta trong thời gian tới. Do đó, trong đề án này em sẽ tập
trung nghiên cứu, phát triển mô hình quản lý đô thị mới trong tương lai ở Việt nam.
Kết quả thu được của đề án dựa trên cơ sở nghiên cứu về thực trạng đô thị và
quản lý đô thị ở nước ta thời gian qua, cùng với xu hướng phát triển đô thị mới trong
thời gian tới, để trả lời cho các câu hỏi:
Tại sao cần phải xây dựng các đô thị mới ở nước ta trong thời gian tới? Các đô thị
mới sẽ được bố trí ở đâu? Cần vận dụng mô hình quản lý nào trong quá trình quản lý
đô thị mới để phát triển đô thị theo đúng định hướng đã quy hoạch.
Những số liệu phân tích trong đề án được lấy từ nguồn số liệu của: Giáo trình
Quản lý đô thị và Các trang Web trên Internet.
Đề án của em được chia thành ba phần:
Phần I: Lời mở đầu
Phần II: Nội dung
I. Cơ sở lý luận về quản lý đô thị
II. Thực trạng quản lý đô thị ở Việt nam
III.Đề xuất mô hình quản lý đô thị mới trong tương lai ở Việt nam
Phần III. Kết luận
Với kiến thức còn hạn chế, cộng với quỹ thời gian hạn hẹp, nên em đề xuất mô
hình quản lý đô thị mới một cách tổng quát.
Để hoàn thành đề án này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, đặc biệt là
cô: Th.s.Nguyễn Thị Thanh Huyền - Người đã trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình
làm đề án.
Nguyễn Thị Trang 2 Lớp Kinh tế Đô thị - K46.
Khoa Kinh tế Môi trường - Đô thị GVHD: Th.s. Nguyễn Thị Thanh Huyền
PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÔ THI
I.1. Một số khái niệm
• Khái niệm đô thị
Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông
nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành,
có vai trò thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một miền
lãnh thổ, của một tỉnh, của một huyện hoặc một vùng trong tỉnh , trong huyện.
• Khái niệm quản lý
Quản lý là một quá trình tác động của chủ thể quản lý vào đối tượng quản lý
bằng các biện pháp, chính sách, pháp luật, cơ chế nhằm làm cho đối tượng quản lý
phát triển theo hướng nhất định.
Như vậy, trong công tác quản lý cần phải xác định rõ chủ thể quản lý, đối tượng
quản lý và phương pháp quản lý.
• Khái niệm quản lý đô thị
Quản lý đô thị là quá trình tác động bằng cơ chế, chính sách của các chủ thể quản
lý đô thị (các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, các sở, ban ngành chức năng) vào
các hoạt động đô thị nhằm thay đổi hoặc duy trì hoạt động đó.
Trên góc độ Nhà nước, quản lý Nhà nước đối với đô thị là sự can thiệp bằng
quyền lực của mình (bằng pháp luật, thông qua pháp luật) vào các quá trình phát triển
kinh tế - xã hội ở đô thị nhằm phát triển đô thị theo định hướng nhất định.
• Khái niệm bộ máy quản lý Nhà nước
Bộ máy quản lý Nhà nước là một hệ thống cơ quan Nhà nước từ TW đến địa
phương, tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc thống nhất, tạo thành một cơ chế
hoạt động đồng bộ, ăn khớp, thông suốt để thực hiện nhiệm vụ và chức năng quản lý
Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực.
• Khái niệm bộ máy quản lý Nhà nước ở đô thị
Bộ máy quản lý Nhà nước ở đô thị là một bộ phận cấu thành bộ máy Nhà nước, là
một hệ thống cơ quan chức năng thống nhất có chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước
ở đô thị.
I.2. Những đặc trưng của đô thị
Đô thị là các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của vùng và của cả nước, đóng
vai trò như những hạt nhân quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội.
Nguyễn Thị Trang 3 Lớp Kinh tế Đô thị - K46.