Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
154
Kích thước
18.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1754

Điều kiện về năng lực hành vi dân sự của cá nhân khi xác lập giao dịch dân sự

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ NGỌC TRÂM

ĐIỀU KIỆN VỀ NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CỦA

CÁ NHÂN KHI XÁC LẬP GIAO DỊCH DÂN SỰ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

ĐIỀU KIỆN VỀ NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CỦA

CÁ NHÂN KHI XÁC LẬP GIAO DỊCH DÂN SỰ

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Định hƣớng nghiên cứu

Mã số CN: 8380103

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ MINH HÙNG

Học viên: NGUYỄN THỊ NGỌC TRÂM

Lớp: Cao học Luật Dân sự, Khóa 25

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn “Điều kiện về năng lực hành vi dân sự của cá

nhân khi xác lập giao dịch dân sự” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới

sự hướng dẫn tận tình và chu đáo của PGS.TS. Lê Minh Hùng. Các thông tin nêu

trong Luận văn là trung thực. Các ý kiến, quan điểm không thuộc ý tưởng hoặc kết

quả tổng hợp của chính bản thân đểu được trích dẫn đầy đủ.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực, khách quan của các kết quả

nghiên cứu trong Luận văn.

Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Ngọc Trâm

BẢNG QUY ƢỚC VIẾT TẮT

BLDS Bộ luật Dân sự

BLLĐ Bộ luật Lao động

BLTTDS Bộ luật Tố tụng Dân sự

LHNGĐ Luật Hôn nhân và Gia đình

LDN Luật Doanh nghiệp

NLHVDS Năng lực hành vi dân sự

TAND Tòa án nhân dân

TANDTC Tòa án nhân dân tối cao

SCB Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn

UBND Ủy ban Nhân dân

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƢƠNG I................................................................................................................8

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ

CỦA CÁ NHÂN KHI XÁC LẬP GIAO DỊCH DÂN SỰ......................................8

1.1. Khái quát về giao dịch dân sự và năng lực hành vi dân sự của cá nhân

khi xác lập giao dịch dân sự..................................................................................8

1.1.1. Khái niệm về giao dịch dân sự .................................................................8

1.1.2. Khái niệm về năng lực hành vi dân sự của cá nhân.................................9

1.1.3. Ý nghĩa của quy định về điều kiện năng lực hành vi dân sự của cá nhân

trong việc xác lập giao dịch dân sự ...................................................................10

1.2. Ảnh hƣởng của điều kiện về năng lực hành vi dân sự đối với việc xác

lập giao dịch dân sự.............................................................................................13

1.2.1. Giao dịch dân sự được xác lập bảo đảm quy định về điều kiện năng lực

hành vi dân sự của cá nhân................................................................................14

1.2.2. Giao dịch dân sự được xác lập không bảo đảm quy định về điều kiện

năng lực hành vi dân sự của cá nhân có thể bị tuyên bố vô hiệu ......................15

1.2.3. Giao dịch dân sự được xác lập không bảo đảm quy định về điều kiện

năng lực hành vi dân sự của cá nhân nhưng không vô hiệu..............................16

1.3. Việc xác lập giao dịch dân sự của cá nhân tƣơng ứng với mỗi điều kiện

năng lực hành vi dân sự cụ thể...........................................................................19

1.3.1. Xác định tình trạng năng lực hành vi dân sự của cá nhân.....................19

1.3.2. Trường hợp cá nhân tự mình xác lập giao dịch dân sự .........................19

1.3.3. Trường hợp cá nhân là người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc bị

Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự tự mình xác lập giao dịch dân

sự phù hợp với với tình trạng năng lực hành vi dân sự của mình .....................20

1.3.4. Trường hợp cá nhân xác lập giao dịch dân sự dưới sự đồng ý của người

đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo pháp luật đại diện xác lập

giao dịch dân sự của cá nhân.............................................................................20

KẾT LUẬN CHƢƠNG I........................................................................................31

CHƢƠNG II. ...........................................................................................................32

VIỆC XÁC LẬP GIAO DỊCH DÂN SỰ CỦA NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN

...................................................................................................................................32

2.1. Ảnh hƣởng của điều kiện năng lực hành vi dân sự đối với việc xác lập

giao dịch dân sự của ngƣời chƣa thành niên ....................................................32

2.2. Việc xác lập giao dịch dân sự của ngƣời chƣa đủ 6 tuổi.......................35

2.3. Việc xác lập giao dịch dân sự của ngƣời từ đủ 6 tuổi đến chƣa đủ 15

tuổi ....................................................................................................................35

2.3.1. Giao dịch dân sự do người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi tự mình xác

lập, thực hiện......................................................................................................35

2.3.2. Giao dịch dân sự do người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi xác lập với

sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.....................................................38

2.4. Giao dịch dân sự của ngƣời từ đủ mƣời lăm đến dƣới 18 tuổi ............44

2.4.1. Người từ đủ mười lăm đến dưới 18 tuổi tự mình xác lập giao dịch dân

sự ................................................................................................................44

2.4.2. Người từ đủ mười lăm đến dưới 18 tuổi xác lập giao dịch dân sự với sự

đồng ý của người đại diện theo pháp luật..........................................................45

2.5. Hậu quả của giao dịch dân sự của ngƣời chƣa thành niên xác lập, thực

hiện ....................................................................................................................48

KẾT LUẬN CHƢƠNG II.......................................................................................49

CHƢƠNG III...........................................................................................................50

VIỆC XÁC LẬP GIAO DỊCH DÂN SỰ CỦA NGƢỜI MẤT NĂNG LỰC

HÀNH VI DÂN SỰ, NGƢỜI BỊ HẠN CHẾ NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ,

NGƢỜI CÓ KHÓ KHĂN TRONG NHẬN THỨC, LÀM CHỦ HÀNH VI .....50

3.1. Xác định tình trạng năng lực hành vi dân sự của ngƣời mất năng lực

hành vi dân sự, ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, ngƣời có khó khăn

trong nhận thức, làm chủ hành vi......................................................................50

3.2. Việc xác lập giao dịch dân sự của ngƣời mất năng lực hành vi dân sự...

....................................................................................................................55

3.3. Việc xác lập giao dịch dân sự của ngƣời có khó khăn trong nhận thức,

làm chủ hành vi....................................................................................................57

3.3.1. Một số vấn đề về năng lực hành vi dân sự của người có khó khăn trong

nhận thức, làm chủ hành vi ................................................................................57

3.3.2. Giao dịch dân sự được xác lập bởi người có khó khăn trong nhận thức,

làm chủ hành vi ..................................................................................................60

3.4. Việc xác lập giao dịch dân sự của ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi

dân sự....................................................................................................................62

3.4.1. Điều kiện để tuyên bố cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự ......62

3.4.2. Giao dịch dân sự được xác lập bởi người bị hạn chế năng lực hành vi

dân sự ................................................................................................................64

3.5. Hậu quả của giao dịch dân sự của ngƣời mất năng lực hành vi dân sự,

ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, ngƣời có khó khăn trong nhận

thức, làm chủ hành vi tự mình xác lập, thực hiện............................................67

3.5.1. Yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu ................................67

3.5.2. Thời hiệu tuyên bố giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi

dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong

nhận thức, làm chủ hành vi vô hiệu ...................................................................67

KẾT LUẬN CHƢƠNG III.....................................................................................69

KẾT LUẬN..............................................................................................................70

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Để tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự, mỗi cá nhân đều phải có đủ

năng lực pháp luật và năng lực hành vi cần thiết cho quan hệ đó, và một trong

những quan hệ phổ biến, cần thiết và diễn ra thường xuyên nhất là các giao dịch dân

sự. Để việc xác lập một giao dịch dân sự có hiệu lực, đòi hỏi những điều kiện nhất

định về mặt chủ thể đối với từng loại giao dịch cụ thể. Tại Luận văn này, tác giả tập

trung nghiên cứu các ảnh hưởng của điều kiện về năng lực hành vi dân sự của chủ

thể là cá nhân đến việc xác lập giao dịch dân sự.

Pháp luật dân sự quy định, ngay từ khi một cá nhân được sinh ra, họ đã có

khả năng có các quyền và nghĩa vụ dân sự. Các quyền và nghĩa vụ này của mỗi cá

nhân là như nhau và chỉ chấm dứt khi người đó chết. Đây chính là năng lực pháp

luật dân sự của cá nhân. Trong khi đó, năng lực hành vi dân sự là khả năng cá nhân

bằng hành vi của mình để tự mình xác lập các quan hệ dân sự và thực hiện các

quyền, nghĩa vụ trong quan hệ đó. Mức độ năng lực hành vi dân sự được phân thành

các nhóm khác nhau tuỳ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khoẻ. Và tương ứng với

mức độ phức tạp của giao dịch dân sự mà pháp luật có yêu cầu về năng lực hành vi

dân sự của mỗi bên tham gia vào giao dịch dân sự đó không giống nhau. Hiện nay,

hệ thống các văn bản pháp luật quy định liên quan đến năng lực hành vi dân sự của

cá nhân còn nhiều bất cập, chưa quy định một cách rõ ràng và thỏa đáng về các vấn

đề liên quan đến năng lực hành vi dân sự của cá nhân và việc thực hiện giao dịch

của những người không có hoặc có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ, dẫn đến

khó khăn trong việc giải thích, tuân thủ và áp dụng pháp luật, ảnh hưởng đến quyền

và lợi ích hợp pháp của người dân.

Nghiên cứu về điều kiện năng lực hành vi dân sự của cá nhân khi xác lập

giao dịch dân sự là vấn đề có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận cũng như thực tiễn.

Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Điều kiện về năng lực hành vi dân sự của cá nhân

khi xác lập giao dịch dân sự” là đề tài luận văn Thạc sỹ Luật học nhằm tìm hiểu các

quy định của pháp luật về điều kiện hành vi năng lực dân sự của cá nhân khi xác lập

giao dịch dân sự, thực trạng áp dụng để qua đó đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn

thiện các quy định của pháp luật, bảo vệ hiệu quả hơn quyền và lợi ích của các chủ

thể khi tham gia giao dịch dân sự.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài:

2

Phân tích năng lực hành vi dân sự của cá nhân và điều kiện về năng lực hành

vi dân sự để xác lập giao dịch dân sự của cá nhân là một trong những nội dung

mang tính nền tảng, nhận được sự quan tâm và nghiên cứu của rất nhiều tác giả, có

thể kể đến như:

Đối với giáo trình

- Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Những quy định

chung về luật dân sự, Chủ biên: Phạm Kim Anh, Chế Mỹ Phương Đài, NXB. Hồng

Đức - Hội Luật gia Việt Nam, Tp. Hà Nội.

Giáo trình đã phân tích chi tiết các quy định của pháp luật về năng lực hành

vi dân sự của cá nhân, giao dịch dân sự và điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân

sự. Dưới góc độ của khoa học luật dân sự, giáo trình cung cấp các diễn giải chi tiết,

đi sâu vào cơ sở lý luận để giải thích các khái niệm, là nguồn tài liệu tham khảo

quan trọng đối với tác giả trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Tác giả

trích dẫn một số nội dung tại các giao trình nói trên tại Chương I Luận văn này nhằm

giới thiệu và giải thích một số khái niệm cơ bản, làm tiền đề cho các phân tích và

nghiên cứu về mối quan hệ giữa ảnh hưởng của năng lực hành vi dân sự đối với việc

xác lập giao dịch dân sự và việc xác lập dân sự cụ thể của cá nhân là người chưa

thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi

dân sự, người có khó khăn trong nhân thức, làm chủ hành vi.

Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Pháp luật về hợp

đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Chủ biên: Đỗ Văn Đại, NXB. Hồng

Đức - Hội Luật gia Việt Nam: Thông qua những phân tích, lý luận về hợp đồng,

một loại giao dịch dân sự, giáo trình đã cung cấp nền tảng về việc xác định điều

kiện có hiệu lực của hợp đồng, các yêu cầu về hình thức và năng lực hành vi dân sự

của chủ thể tham gia hợp đồng nói riêng và giao dịch dân sự nói chung. Từ đó đào

sâu nghiên cứu, ứng dụng vào việc phân tích, giải thích các điều luật cụ thể, từ đó

phát hiện các mâu thuẫn và đề ra giải pháp khắc phục.

Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Pháp luật về tài

sản, quyền sở hữu và thừa kế (Có sửa chữa, bổ sung), Chủ biên: Lê Minh Hùng,

NXB. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, nội dung đề cập đến quyền lập di chúc,

hình thức của di chúc là cơ sở lý luận, pháp lý cơ bản để bàn về năng lực hành vi

của cá nhân có ảnh hưởng đến khả năng lập di chúc và tính hợp pháp của di chúc do

người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi xác lập.

3

Đối với sách tham khảo, chuyên khảo

Đỗ Văn Đại (chủ biên) (2016), Bình luận khoa học Những điểm mới của

BLDS 2015, NXB. Hồng Đức: Tác phẩm đã trình bày chi tiết các điểm mới liên

quan đến quy định về năng lực hành vi dân sự của chủ thể là cá nhân. Tuy nhiên,

mục đích của tác phẩm là trình bày những thay đổi của Bộ Luật dân sự 2015 so với

Bộ Luật dân sự 2005, nên không đi sâu phân tích khía cạnh về mối quan hệ, ảnh

hưởng của năng lực hành vi dân sự đối với việc xác lập giao dịch dân sự của cá

nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó

khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Lê Minh Hùng (2015), Hiệu lực của hợp đồng, NXB.Hồng Đức – Hội Luật

gia Việt Nam: Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu về hiệu lực của hợp đồng,

trong đó có nghiên cứu về điều kiện về chủ thể xác lập hợp đồng. Mặc dù công trình

công bố trước khi BLDS năm 2015 có hiệu lực, nhưng nội dung và cơ sở lý luận về

điều kiện có hiệu lực của hợp đồng nói chung, điều kiện về năng lực hành vi của

chủ thể tham gia hợp đồng ảnh hưởng đến hiệu lực của giao dịch dân sự, hợp đồng

nói riêng được trình bày trong sách này là nền tảng lý luận quan trọng giúp tác giả

có cái nhìn cơ bản và toàn diện hơn về chủ đề nghiên cứu của mình.

Lê Minh Hùng (Chủ biên), Phạm Thị Phương Anh, Phan Huy Hồng, Trần Lê

Đăng Phương (2015), Thời điểm giao kết hợp đồng, NXB. Hồng Đức – Hội Luật

gia Việt Nam: Từ việc trình bày rất cụ thể và chi tiếc việc xác định thời điểm giao

kết hợp đồng trong các trường hợp cụ thể của luật thực định Việt Nam, và kinh

nghiệm từ pháp luật quốc tế, công trình trên giúp tác giả xác định thời điểm giao kết

hợp đồng nói riêng và thời điểm xác lập giao dịch dân sự nói chung, từ đó xác định

điều kiện, các mối quan hệ phát sinh tại thời điểm xác lập giao dịch dân sự và ảnh

hưởng của nó đối với giao dịch dân sự được xác lập.

Đối với luận án, luận văn

Vấn đề về năng lực hành vi dân sự của cá nhân được nhiều tác giả quan tâm

và đã có một số luận văn nghiên cứu về vấn đề này:

- Đỗ Thị Hậu (2014), Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật

Việt Nam, luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong bài

viết này, tác giả đã trình bày vai trò và ảnh hưởng của điều kiện về năng lực chủ thể,

bao gồm cả năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự của cá nhân trong

việc xác lập và thực hiện giao dịch dân sự. Thông qua việc phân tích các bản án,

luận văn đã nêu lên thực tiễn áp dụng pháp luật về năng lực hành vi dân sự của cá

4

nhân và các hạn chế của quy định pháp luật thời điểm đó (Bộ Luật Dân sự 2005).

Dù nội dung có rất nhiều điểm tương đồng, tuy nhiên, Luận văn vẫn chưa khai thác

cụ thể về ảnh hưởng của điều kiện năng lực hành vi dân sự với việc xác lập giao

dịch dân sự. Bên cạnh đó, Bộ Luật Dân sự 2015 ra đời thay thế Bộ Luật Dân sự

2005 với nhiều nội dung thay đổi liên quan đến vấn đề này, do đó giá trị của các

nghiên cứu tại Luận văn này có phần giảm sút.

Đối với bào báo khoa học, bài tạp chí

- Nguyễn Thị Phương Châm (2016), “NLHVDS trong Bộ luật Dân sự 2015

nhìn từ góc độ so sánh với Bộ luật dân sự Nhật Bản”, kỳ 1, Tạp chí Tòa án Nhân

dân số 21/2016, tr. 22-25; kỳ tiếp theo và hết, Tạp chí Tòa án Nhân dân số 22/2016,

tr. 21 - 23: Trong phạm vi bài viết trên tạp chí, tác giả chỉ tập trung phân tích các

quy định về NLHVDS của cá nhân dưới góc độ so sánh với Bộ luật Dân sự Nhật

Bản và đề xuất các sửa đổi.

- Đỗ Văn Đại (2007), “Bàn về hợp đồng vô hiệu do được giao kết bởi người

mất NLHVDS qua một bản án”, Tạp chí Khoa học pháp lý, Đại học Luật TP. Hồ

Chí Minh Số 4/2007 tr. 24-27 đã cho thấy những khó khăn khi xác định tình trạng

NLHVDS của cá nhân, trình bày các nội dung liên quan đến yêu cầu tuyên bố hợp

đồng vô hiệu khi giao dịch này được thiết lập bởi một người mất năng lực hành vi

dân sự và hậu quả của việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Bài viết đã gợi mở nhiều

vấn đề để tác giả phân tích nội dung về xác định tình trạng năng lực hành vi dân sự

của cá nhân tại thời điểm xác lập giao dịch dân sự tại Chương I và Chương III Luận

văn này.

Nhìn chung, các công trình trên đây đã trình bày một cách khoa học và có hệ

thống những vấn đề cơ bản về về các quy định của pháp luật cũng như những bất

cập, thực tiễn giải quyết các vụ việc liên quan đến năng lực hành vi dân sự của cá

nhân. Tuy nhiên, các nghiên cứu nói trên chưa đi sâu dưới góc độ phân tích đầy đủ

các khía cạnh của bên giao dịch với chủ thể là cá nhân không có hoặc có năng lực

hành vi dân sự đầy đủ. Bên cạnh đó, các công trình được thực hiện đã lâu, hầu hết

căn cứ vào quy định của Bộ Luật Dân sự 2005 đã hết hiệu lực, trong khi hiện nay,

các quy định của pháp luật cũng như tình hình thực tế xã hội đã biến đổi không

ngừng, cần có những nghiên cứu, đánh giá dưới góc độ các quy định hiện hành.

Việc lựa chọn đề tài “Điều kiện về năng lực hành vi dân sự của cá nhân khi

xác lập giao dịch dân sự” tuy có kế thừa, tham khảo kinh nghiệm của các đề tài,

công trình trước, nhưng đây là một đề tài nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề điều

5

kiện năng lực hành vi dân sự của các chủ thể khi xác lập giao dịch dân sự để bảo

đảm giao dịch dân sự phát sinh hiệu lực. Đề tài xuất phát từ việc tổng kết lý luận và

thực tiễn quá trình áp dụng các quy định liên quan của Bộ Luật Dân sự 2015 trong

thực tế, nhằm kiến nghị xây dựng và hoàn thiện quy định về điều kiện đối với năng

lực hành vi dân sự khi xác lập giao dịch dân sự.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu một cách hệ thống về điều kiện đối với hành vi năng

lực dân sự của cá nhân khi xác lập giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật dân

sự 2015, trong mối quan hệ với các luật chuyên ngành của Việt Nam cùng các tình

huống thực tiễn. Do đó, người viết sẽ làm sáng tỏ các vấn đề còn bất cập thông qua

việc phân tích các bản án nhằm mang đến cái nhìn đa chiều từ lý luận đến thực tiễn,

từ đó tác giả đưa ra kiến nghị với mục đích góp phần xây dựng hoàn thiện pháp luật

Việt Nam nói chung và pháp luật dân sự nói riêng.

Xuất phát từ mục đích này, đề tài đặt ra các nhiệm vụ:

Thứ nhất, tìm hiểu các yếu tố của năng lực hành vi dân sự ảnh hưởng đến

việc xác lập và tính hiệu lực của giao dịch dân sự.

Thứ hai, làm rõ phương thức xác lập giao dịch dân sự phù hợp với mức độ

năng lực hành vi dân sự của cá nhân đó.

Thứ ba, tìm hiểu thực trạng áp dụng pháp luật về điều kiện của năng lực

hành vi dân sự khi xác lập giao dịch dân sự, chỉ ra các vướng mắc, tìm hiểu nguyên

nhân và đề xuất phương án khắc phục.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Đối tƣợng nghiên cứu:

Nghiên cứu các vấn đề lý luận, pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng pháp

luật về về điều kiện của năng lực hành vi dân sự khi xác lập giao dịch dân sự.

Làm rõ các nội dung về mức độ năng lực hành vi dân sự và ảnh hưởng của

nó đến phương thức xác lập giao dịch dân sự.

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn thạc sĩ tập trung nghiên cứu làm rõ các khía cạnh và giải quyết các

vấn đề về điều kiện năng lực hành vi dân sự của cá nhân tại thời điểm xác lập giao

dịch dân sự và ảnh hưởng của điều kiện năng lực hành vi dân sự đến giao dịch dân

sự, bao gồm các vấn đề liên quan đến việc xác định năng lực hành vi dân sự của chủ

6

thể tham gia vào giao dịch dân sự, phương thức xác lập giao dịch của các chủ thể

tương ứng với mức độ năng lực hành vi dân sự. Tác giả có giới thiệu sơ lược về

người đại diện theo pháp luật, người giám hộ tuy nhiên chỉ nhằm phục vụ cho việc

phân tích sâu hơn phương thức xác lập giao dịch của các chủ thể tương ứng với mức

độ năng lực hành vi dân sự.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu:

Để đạt được mục đích nghiên đề tài, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp

nghiên cứu khác nhau. Dựa trên kết cấu của luận văn được chia làm 3 chương tương

ứng ba nội dung của đề tài, tác giả sẽ kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, cụ thể:

- Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh luật học, phương pháp logic

pháp lý, phương pháp chứng minh, phương pháp tổng hợp tác giả sử dụng tại

Chương I. Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh các quy định của pháp

luật liên quan điều kiện về năng lực hành vi dân sự của cá nhân khi xác lập giao

dịch dân sự ở các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Tổng hợp các quy định

của pháp luật hiện hành liên quan. Bên cạnh đó phương pháp chứng minh được đưa

ra nhằm hỗ trợ khẳng định cho các nhận định mà tác giả đưa ra, củng cố những vấn

đề mà tác giả muốn đề xuất. Phương pháp phân tích, phương pháp logic pháp lý

dùng để làm rõ các quy định của pháp luật, chỉ ra các quy định còn bất cập, chưa rõ

ràng tác giả sử dụng phương pháp phân tích điều luật. Phương pháp chứng minh

được sử dụng để chứng minh cho từng nhận định của tác giả. Phương pháp tổng

hợp được tác giả sử dụng để rút lại vấn đề, đưa ra quan điểm cá nhân về từng vấn

đề, phương pháp này được sử dụng ở tiểu mục, ở phần kết luận của từng chương và

kết luận của luận văn.

- Phương pháp diễn giải, phương pháp chứng minh, phương pháp tổng hợp,

phương pháp logic pháp lý được tác giả sử dụng tại Chương II, Chương III: Tương

tự như Chương I tác giả sử dụng phương pháp diễn giải khi trình bày các nội dung

của Luận văn. Phương pháp tổng hợp được tác giả sử dụng để rút lại vấn đề, đưa ra

quan điểm cá nhân về từng vấn đề, phương pháp này được sử dụng ở từng mục, tiểu

mục, ở phần kết luận của từng chương và kết luận của Luận văn. Phương pháp

chứng minh ở chương này được sử dụng để chứng minh cho từng nhận định của tác

giả. Phương pháp phân tích bản án, phương pháp logic pháp lý được sử dụng nhằm

làm rõ các vấn đề pháp lý trong các bản án có liên quan đến đề tài của Luận văn,

đồng thời đánh giá việc áp dụng pháp luật trong bản án. Ngoài ra, tác giả cũng sử

dụng phương pháp bình luận án giải quyết mối quan hệ giữa pháp luật và xã hội, tập

7

trung ở vấn đề các quy phạm pháp luật sau khi được ban hành sẽ tác động như thế

nào đến đời sống xã hội và ngược lại, các điều kiện xã hội sẽ ảnh hưởng như thế

nào đến giá trị và hiệu quả của các quy phạm pháp luật.

6. Các vấn đề dự kiến cần giải quyết

Đề tài “Điều kiện về năng lực hành vi dân sự của cá nhân khi xác lập giao

dịch dân sự” được thể hiện ở những khía cạnh sau:

- Nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống các quy định có liên quan đến điều

kiện về năng lực hành vi dân sự của cá nhân khi xác lập giao dịch dân sự từ khái

niệm, đặc điểm, yêu cầu pháp lý.

- Nghiên cứu những vấn đề pháp lý về việc xác lập giao dịch dân sự của người

chưa thành niên, đặc biệt là việc xác lập giao dịch của người chưa thành niên với sự

đồng ý của người đại diện theo pháp luật cũng như hậu quả của giao dịch dân sự

của người chưa thành niên xác lập không đúng quy định, từ đó, đưa ra các kiến

nghị, đề xuất.

- Nghiên cứu những vấn đề pháp lý trong việc xác lập giao dịch dân sự của

người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người

có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và những khó khăn, vướng mắc trên

thực tiễn đã phát sinh hoặc có thể gặp phải. Từ đó đưa ra các kiến nghị, đề xuất

khắc phục.

7. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục bản án đính kèm, nội

dung luận văn gồm 03 chương chính sau:

Chƣơng I. Những vấn đề chung về điều kiện năng lực hành vi dân sự của cá nhân

khi xác lập giao dịch dân sự

Chƣơng II. Việc xác lập giao dịch dân sự của người chưa thành niên

Chƣơng III. Việc xác lập giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự,

người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm

chủ hành vi

8

CHƢƠNG I.

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ

CỦA CÁ NHÂN KHI XÁC LẬP GIAO DỊCH DÂN SỰ

1.1. Khái quát về giao dịch dân sự và năng lực hành vi dân sự của cá nhân

khi xác lập giao dịch dân sự

1.1.1. Khái niệm về giao dịch dân sự

Điều 116 Bộ Luật Dân sự (BLDS) 2015 định nghĩa về giao dịch dân sự như

sau: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh,

thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

Khái niệm giao dịch dân sự hầu như không thay đổi kể từ BLDS 1995. Khái

niệm này được thể hiện dưới dạng liệt kê, theo đó phạm vi giao dịch dân sự được đề

cập đến với hai loại: hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương, nhằm làm phát sinh

hậu quả pháp lý nhất định, đó là làm “phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền,

nghĩa vụ dân sự”. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự là các quyền và nghĩa vụ

của các chủ thể được pháp luật bảo đảm thực hiện. Vì vậy những giao dịch dân sự

được xác lập phải phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo đáp ứng các điều

kiện có hiệu lực củ giao dịch dân sự. Trong trường hợp những giao dịch dân sự

được xác lập không phù hợp với quy định của pháp luật thì những giao dịch đó sẽ bị

vô hiệu.

Điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự cụ thể được quy định tại Điều

117 BLDS 2015 bao gồm nhiều yếu tố về điều kiện năng lực của chủ thể, ý chí

tham gia giao dịch của chủ thể, mục đích, nội dung và hình thức của giao dịch. Xét

riêng về mặt chủ thể, chủ thể của một giao dịch dân sự cụ thể phải có năng lực pháp

luật dân sự và NLHVDS tương ứng. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả

năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự, xuất hiện từ khi người đó

sinh ra và chấm dứt khi người đó chết và mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân

sự như nhau (Điều 16 BLDS 2015), là thuộc tính được pháp luật ghi nhận cho mọi

cá nhân. “Trong khi NLHVDS của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi

của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của

cá nhân không đồng nghĩa với quyền dân sự chủ quan của cá nhân mà chỉ là tiền đề,

là quyền dân sự khách quan. Tuy nhiên, chủ thể không có khả năng hưởng quyền thì

cũng không thể có quyền dân sự cụ thể được. NLHVDS thể hiện khả năng hành

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!