Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Điều kiện người mang thai hộ theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
ĐIỀU KIỆN NGƯỜI MANG THAI HỘ THEO LUẬT
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014
Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Lan Anh
Đỗ Thị Hoài
Người hướng dẫn: ThS. Phạm Thị Kim Phượng
TP. Hồ Chí Minh, 2015
Công trình dự thi: “Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường năm học 2015- 2016”
Trang 1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................3
1.1 Lý do chọn đề tài.....................................................................................................3
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................4
1.3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................5
1.4 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................5
1.5 Tính mới của đề tài .................................................................................................5
1.6 Kết cấu của đề tài....................................................................................................6
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MANG THAI HỘ................................7
1.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của việc mang thai hộ .........................................7
1.1.1 Khái niệm mang thai hộ ....................................................................................7
1.1.2 Đặc điểm của mang thai hộ...............................................................................8
1.1.3 Ý nghĩa mang thai hộ ........................................................................................9
1.2 Phân loại hai mục đích của việc mang thai hộ......................................................10
1.2.1 Mang thai hộ vì mục đích thương mại ............................................................11
1.2.2 Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ................................................................11
1.3 Lịch sử và thực tiễn áp dụng việc mang thai hộ ở một số nước ...........................12
1.3.1 Lịch sử.............................................................................................................13
1.3.2 Thực tiễn áp dụng việc mang thai hộ ở một số nước ......................................16
Chương 2: QUY ĐỊNH MANG THAI HỘ TẠI VIỆT NAM..................................22
2.1 Sơ lược về quy định mang thai hộ tại Việt Nam ..................................................22
2.2 Cơ sở pháp lý ........................................................................................................23
2.2.1 Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (Điều 96)........................23
2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của bên mang thai hộ (Điều 97).......................................26
2.2.3 Quyền và nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ (Điều 98)................................30
2.2.4 Giải quyết tranh chấp (Điều 99)......................................................................34
2.3 Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (Điều 95).....................................35
2.3.1 Điều kiện đối với việc nhờ mang thai hộ (Khoản 2).......................................36
2.3.2 Điều kiện đối với người được nhờ mang thai hộ (Khoản 3)...........................39
Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG MANG THAI HỘ TẠI VIỆT NAM ............44
Công trình dự thi: “Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường năm học 2015- 2016”
Trang 2
3.1 Tìm hiểu về nhu cầu mang thai hộ hiện nay.........................................................44
3.2 Những khó khăn trong việc áp dụng qui định Điều kiện đối với người mang thai
hộ theo qui định tại khoản 3 Điều 95. ...........................................................................47
Chương 4: KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO TÍNH KHẢ THI TRONG VIỆC
ÁP DỤNG VIỆC MTH TẠI VIỆT NAM..................................................................52
4.1 Kiến nghị về điều kiện mang thai hộ ....................................................................52
4.2 Hoàn thiện những qui định khác...........................................................................54
4.3 Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các vấn đề liên quan đến
mang thai hộ vào đời sống.............................................................................................57
PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................................59
Công trình dự thi: “Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường năm học 2015- 2016”
Trang 3
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Việc mang thai hộ là rất chính đáng với những cặp vợ chồng mong muốn có con
nhưng không thể mang thai được, ví dụ như phụ nữ không có tử cung hay bị cắt vì băng
huyết, vỡ tử cung hoặc vì bệnh lý mà không được phép mang thai. Hiện nay vấn đề
mang thai đang được nhiều người quan tâm đặc biệt là các trường hợp không có khả
năng mang thai.
Theo ông Hồ Sỹ Hùng - Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản quốc gia, mỗi
năm trung tâm này có 3.000 lượt người đến làm dịch vụ hỗ trợ sinh sản, khoảng 5%
trong số này có chỉ định nhờ mang thai hộ vì không có tử cung, có bệnh lý không thể
mang thai được. Ngoài ra còn một số lượng lớn chị em đã được làm thụ tinh trong ống
nghiệm nhiều lần vẫn không đậu thai và đây cũng là trường hợp có thể chỉ định nhờ
mang thai hộ. Hiện nay không khó để tìm đến dịch vụ mang thai hộ trên google, vào các
trang rao vặt với lời quảng cáo hoạt động nhiều năm, uy tín và 300 triệu đồng là giá trọn
gói mà người môi giới đưa ra trong một ca mang thai hộ, từ thụ thai, kiểm tra định kỳ,
chăm sóc nuôi dưỡng trong quá trình mang thai và đến khi đứa trẻ sinh ra, mọi liên lạc
với người mang thai hộ sẽ hoàn toàn chấm dứt. Tuy nhiên việc này là vi phạm pháp luật
hơn nữa lại không thể lường trước được những hậu quả có thể sảy ra trong tương lai
Nhận thấy được nhu cầu của xã hội ngày càng cao cùng với việc xã hội ngày càng
văn minh, việc phát triển cần phải tiếp thu những tiến bộ của nhân loại. Đảng và nhà
nước ta đã công nhận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và cụ thể hóa trong Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2014, đây là một tín hiệu đáng mừng cho các cặp vợ chồng bị vô
sinh, hiếm muộn. Hiện nay, Luật quy định có 3 bệnh viện được thực hiện kỹ thuật mang
thai hộ vì mục đích nhân đạo là bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Từ Dũ (Thành
phố Hồ Chí Minh) và Bệnh viện Trung ương Huế. Mục đích của việc quy định bệnh
viện nào được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ là tạo điều kiện cho những cặp vợ chồng
không may mắn tránh thực hiện mang thai hộ tràn lan, hạn chế những biến tướng ảnh
hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội. .
Công trình dự thi: “Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường năm học 2015- 2016”
Trang 4
Mặc dù luật pháp cho phép mang thai hộ, cơ hội lớn hơn tuy nhiên không phải
quá dễ dàng để thực hiện bởi khó khăn nhất là việc tìm được người mang thai hộ đủ tiêu
chuẩn theo luật. Qúa trình thực hiện đầy đủ thủ tục để có thể được xét duyệt hồ sơ không
đơn giản. Từ chuyện xin xác nhận ở địa phương, thỏa thuận, hợp đồng với bên nhận
mang thai hộ, đến bệnh viện ký hàng loạt cam kết, làm hồ sơ khám sức khỏe... Khó khăn
nhất hiện nay là thủ tục hành chính, nhiều trường hợp đã có chỉ định của trung tâm là
cần nhờ mang thai hộ nhưng khi về địa phương chính quyền lại không xác nhận vì họ
nói chưa có ai hướng dẫn. Vậy thì phải làm sao để có thể được mang thai hộ?
Nhận thấy đây là một vấn đề khá mới hơn nữa hiện nay chưa có văn bản nào hướng
dẫn cụ thể và chi tiết. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo mang lại nhiều lợi ích trước
tiên là cho các cặp vợ chồng bị vô sinh, hiếm muộn tưởng như không còn hi vọng để có
thể có được tiếng cười trẻ thơ trong tổ ấm của mình. Tiếp theo đó là mang lại niềm vui
cho họ hàng, xã hội, đẩy lùi được việc mang thai hộ vì mục đích thương mại hay nói
thực theo ngôn ngữ của xã hội là “đẻ thuê”. Mang thai hộ mang lại nhiều lợi ích như thế
nhưng cũng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hơn thế nữa muốn được mang thai hộ và được nhờ
mang thai hộ cũng không phải việc dễ dàng mà phải có đầy đủ các điều kiện do luật định
mới được phép thực hiện mang thai hộ.
Nhận thấy đây là một vấn đề đang được xã hội quan tâm tuy nhiên không phải ai
cũng hiểu rõ về vấn đề này. Do đó nhóm tác giả mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Quy định
về điều kiện người mang thai hộ theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích các điều kiện người được nhờ mang thai
hộ vì mục đích nhân đạo theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Để làm rõ mục tiêu này
thì cần làm rõ 4 mục tiêu cụ thể sau:
Khái quát chung về vấn đề mang thai hộ tại Việt Nam.
Tìm hiểu các điều kiện để được nhờ và được mang thai hộ.
Nhu cầu nhờ mang thai hộ hiện nay.
Đưa ra các định hướng và kiến nghị.
Công trình dự thi: “Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường năm học 2015- 2016”
Trang 5
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Bởi lẽ Luật hôn nhân và gia đình 2014 mới cho phép mang thai hộ vì mục đích
nhân đạo cho nên giới hạn trong đề tài nghiên cứu nhóm tác giả sẽ nghiên cứu vấn đề
điều kiện để thực hiện kỹ thuật mang thai hộ tại Việt Nam và tham khảo vấn đề này tại
một số quốc gia trên thế giới. Từ đó, kiến nghị nhằm nâng cao tính khả thi trong việc áp
dụng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo Luật Hôn nhan và gia đình 2014
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên quan điểm của Đảng, Nhà nước và thông qua quá trình tìm hiểu, chọn
lọc nhóm tác giả nhận thấy để tiến hành nghiên cứu đề tài này nhóm tác giả sẽ cần phải
sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau để hoàn thành tốt các mục tiêu nghiên cứu
đề ra đối với đề tài:
Phương pháp phân tích.
Phương pháp tổng hợp.
Phương pháp so sánh.
Phương pháp xử lý thông tin.
…
1.5 Tính mới của đề tài
Ở Việt Nam, các cặp vợ chồng bị vô sinh, hiếm muộn ngày càng nhiều. Mong
muốn có những đứa con cùng huyết thống ngày tăng. Hiện nay, đã có những biện pháp
hỗ trợ sinh sản đáp ứng cho những cặp vợ chồng bị vô sinh, hiếm muộn. Nhưng một
phần có những cặp vợ chồng bị vô sinh, hiếm muộn thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh
sản khác nhau nhưng không đạt được mong muốn.
Tại Việt Nam, trước đây, kỹ thuật mang thai hộ chưa được pháp luật cho phép vì
những vấn đề liên quan đến văn hóa và các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, với sự
phát triển của y học, nhiều quốc gia trong khu vực đã thực hiện kỹ thuật này. Hơn nữa
người Việt luôn coi trọng mối quan hệ gia đình, trong đó con cái là sợi dây nối kết bền
chặt tình cảm vợ chồng và hạnh phúc gia đình nên nhiều cặp vợ chồng không thể có con