Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
84
Kích thước
706.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1813

Điều kiện kết hôn theo luật hôn nhân gia đình Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ TÌNH

ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN THEO LUẬT HÔN

NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ TÌNH

ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN THEO LUẬT HÔN

NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: Ts. Nguyễn Văn Tiến

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung trong luận văn này là do tôi

thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Ts. Nguyễn Văn Tiến.

Mọi tài liệu tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ

ràng.

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................................1

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài ...........................................................................3

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phƣơng pháp nghiên cứu ............3

5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài................................................4

6. Bố cục của luận văn...............................................................................................4

CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN......................5

1.1. Khái niệm kết hôn ..............................................................................................5

1.2. Khái niệm, đặc điểm của điều kiện kết hôn.....................................................6

1.2.1. Khái niệm điều kiện kết hôn..............................................................................6

1.2.2. Đặc điểm của điều kiện kết hôn ........................................................................8

1.3. Ý nghĩa của điều kiện kết hôn.........................................................................11

1.4. Quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn từ Cách mạng

Tháng Tám năm 1945 đến nay...............................................................................13

1.4.1.Giai đoạn từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước ngày 3.1.1960 .....13

1.4.2. Giai đoạn từ ngày 3.1.1960 đến trước ngày 3.1.1987 ....................................15

1.4.3. Giai đoạn từ ngày 3.1.1987 đến trước ngày 1.1.2001 ....................................18

1.4.4. Giai đoạn từ ngày 1.1.2001 đến nay ...............................................................18

1.5. Quy định của pháp luật một số nƣớc trên thế giới về điều kiện kết hôn ....20

1.5.1. Quy định của pháp luật Cộng hòa Pháp về điều kiện kết hôn........................20

1.5.2. Quy định của pháp luật Nhật bản về điều kiện kết hôn ..................................21

1.5.3. Quy định của Pháp luật Hàn Quốc về điều kiện kết hôn ................................24

1.5.4. Quy định của pháp luật Thái Lan về điều kiện kết hôn ..................................25

CHƢƠNG 2. NỘI DUNG ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN

VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN HÀNH ...........................................................28

2.1. Điều kiện kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 .....................28

2.1.1. Điều kiện về độ tuổi.........................................................................................28

2.1.2. Điều kiện về sự tự nguyện ...............................................................................31

2.1.3. Các trường hợp cấm kết hôn...........................................................................38

2.1.4. Đăng ký kết hôn...............................................................................................46

2.2. Thực trạng việc thi hành pháp luật về điều kiện kết hôn theo Luật hôn

nhân gia đình năm 2000..........................................................................................49

2.2.1. Thực trạng việc thi hành pháp luật về điều kiện kết hôn ................................49

2.2.2. Nguyên nhân....................................................................................................58

CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN

KẾT HÔN TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM...................................................65

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định về điều kiện kết hôn trong pháp

luật Việt Nam...........................................................................................................65

3.1.1. Yêu cầu khách quan của việc hoàn thiện các quy định về điều kiện kết hôn

trong pháp luật Việt Nam..........................................................................................65

3.1.2. Yêu cầu chủ quan của việc hoàn thiện các quy định về điều kiện kết hôn trong

pháp luật Việt Nam....................................................................................................65

3.2. Định hƣớng của việc hoàn thiện pháp luật về về điều kiện kết hôn............67

3.2.1. Việc hoàn thiện pháp luật về điều kiện kết hôn phải gắn liền với nhu cầu của

hội nhập, toàn cầu hóa và biến đổi xã hội................................................................67

3.2.2. Việc hoàn thiện pháp luật về điều kiện kết hôn nhằm tăng cường quyền kết

hôn của công dân ......................................................................................................68

3.2.3. Việc hoàn thiện pháp luật về điều kiện kết hôn dựa trên cơ sở kết hợp với các

quy định của pháp luật có liên quan, kế thừa và phát huy các phong tục tập quán,

truyền thống tốt đẹp của dân tộc...............................................................................69

3.3. Phƣơng hƣớng hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện kết hôn trong

Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam ....................................................................69

3.3.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về độ tuổi kết hôn ..........................................69

3.3.2. Hoàn thiện quy định của pháp luật về các trường hợp cấm kết hôn ..............73

KẾT LUẬN..............................................................................................................76

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng nhưng việc xác

lập quan hệ vợ chồng này phải đáp ứng các quy định của pháp luật về điều

kiện kết hôn. Nhà nước quy định điều kiện kết hôn nhằm đảm bảo sự phát

triển nòi giống và hướng đến xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, tự nguyện,

tiến bộ. Qua 12 năm thực hiện, Luật Hôn nhân và gia đình 2000 đã chứng tỏ

được nhiều ưu điểm tích cực, góp phần phát huy vai trò trong việc giúp vợ

chồng xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ. Tuy nhiên, trong quá trình thực

hiện, việc kết hôn đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, cản trở công dân thực

hiện quyền trong việc kết hôn. Bên cạnh đó, một số quy định trong luật hôn

và gia đình mâu thuẫn với các ngành luật khác như luật dân sự, đất đai…

Điều này đòi hỏi phải có sự sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện những hạn chế,

vướng mắc.

Hơn nữa, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu với thế giới về

mọi mặt, trong đó có lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Đảng ta đang thực hiện

chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền, đặc biệt nhà

nước ta đang chuẩn bị sửa đổi, bổ sung Luật hôn nhân và gia đình 2000 nên

việc hoàn thiện Luật hôn nhân và gia đình, trong đó điều kiện kết hôn là việc

cần phải đặt ra và nghiên cứu. Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ

Chính trị về "Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020" đặt ra mục tiêu

chung là nhằm hướng đến việc củng cố và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói

chung và luật hôn nhân và gia đình nói riêng, trong đó có điều kiện kết hôn

phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân,

vì nhân dân. Đó cũng là lý do, tác giả chọn đề tài “Điều kiện kết hôn theo

Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp cao học luật.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Điều kiện kết hôn là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Thông

qua các công trình, điều kiện kết hôn được trình bày dưới nhiều khía cạnh

khác nhau và đánh giá qua nhiều lăng kính của người nghiên cứu. Các công

trình có thể kể đến, gồm:

2

- Trần Thị Vinh Diệu (1995), “Một số vấn đề về điều kiện kết

hôn theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam”, khóa luận tốt

nghiệp, Đại học Luật TPHCM;

- Nguyễn Thị Xuân (2000), “Điều kiện kết hôn theo Luật hôn

nhân và gia đình năm 1986”, khóa luận tốt nghiệp, Đại học

Luật TPHCM;

- Võ Minh Thành (2001), “Kết hôn trái pháp luật – Quy định

của pháp luật và thực hiện áp dụng”, khóa luận tốt nghiệp,

Đại học Luật TPHCM;

- Đỗ Thị Phượng (2002), “Điều kiện kết hôn theo Luật hôn

nhân và gia đình năm 2000”, khóa luận tốt nghiệp, Đại học

Luật TPHCM;

- Phạm Thị Minh Châu (2003), “Kết hôn theo quy định của

pháp luật Việt Nam, khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật

TPHCM;

- Nguyễn Thị Hải Đông (2005), “Kết hôn trái pháp luật –

Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, khóa luận tốt nghiệp, Đại

học Luật TPHCM;

- Trần Thu Hiền (2009) “Kết hôn – Quy định của pháp luật và

thực tiễn áp dụng”, khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật

TPHCM và các công trình khác đăng tải trên các tạp chí

chuyên ngành với nội dung liên quan đến vấn đề điều kiện kết

hôn; các giáo trình của các trường đại học chuyên ngành

luật.

Các công trình nghiên cứu nêu trên đã nhìn nhận, giải quyết về điều

kiện kết hôn ở những góc độ khác nhau và thời gian đã lâu. Đặc biệt trong bối

cảnh nhà nước ta đang có chủ trương sửa đổi Luật hôn nhân và gia đình 2000,

điều kiện kết hôn là một trong những nội dung được các nhà làm luật, xã hội

quan tâm và cần có cơ sở lý luận thật toàn diện để xem xét và quy định trong

luật hôn nhân và gia đình sửa đổi, bổ sung. Điều này có thể khẳng định đề tài

này là cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách thiết

thực, cụ thể đặt trong bối cảnh hoàn thiện pháp luật.

3

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đề tài đề cập cơ sở lý luận của điều kiện kết hôn, đánh giá thực trạng

pháp luật, thực tiễn thi hành pháp luật trên thực tế. Song song đó, công trình

trình bày một số quy định về điều kiện kết hôn của một số nước trên thế giới

và dùng làm cơ sở tham khảo để xây dựng pháp luật Việt Nam về điều kiện

kết hôn. Trên cơ sở những vấn đề trình bày nêu trên, công trình đề xuất các

giải pháp hoàn thiện quy định về điều kiện kết hôn trong pháp luật Việt Nam

phù hợp với điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội và tập quán của gia đình

truyền thống Việt Nam, nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về vấn đề

này.

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phƣơng pháp

nghiên cứu

4.1. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận, quy định của pháp

luật hiện hành về điều kiện kết hôn, thực tiễn áp dụng pháp luật một cách

khách quan và toàn diện, từ đó đánh giá tính hiệu quả và những hạn chế của

quy định này. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện

quy định về điều kiện kết hôn trong pháp luật Việt Nam.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm của quan điểm của chủ

nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà

nước ta về nhà nước và pháp luật mà trọng tâm hướng về quyền con người,

vấn đề cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền. Cơ sở phương pháp

luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,

phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp Luật học so sánh và phương

pháp thống kê, thu thập thông tin… được áp dụng để giải quyết những vấn đề

mà đề tài đặt ra.

Phương pháp nghiên cứu đi từ lý luận đến thực tiễn, dùng thực tiễn

kiểm chứng lý luận.

Phương pháp lịch sử được sử dụng khi nghiên cứu về điều kiện kết hôn

qua các thời kỳ trong lịch sử Việt Nam cũng như thế giới.

Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi phân tích những

vấn đề lý luận cơ bản về điều kiện kết hôn, thực trạng pháp luật hiện hành và

một số định hướng cũng như giải pháp hoàn thiện pháp luật.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!