Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Điều kiện giao kết hợp đồng mua bán nhà ở thương mại hình thành trong tương lai theo pháp luật Việt Nam
PREMIUM
Số trang
129
Kích thước
21.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1594

Điều kiện giao kết hợp đồng mua bán nhà ở thương mại hình thành trong tương lai theo pháp luật Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ YÊN

ĐIỀU KIỆN GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN

NHÀ Ở THƯƠNG MẠI HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

ĐIỀU KIỆN GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN

NHÀ Ở THƯƠNG MẠI HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Định hướng nghiên cứu

Mã số CN: 8380103

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Minh Hùng

Học viên: Nguyễn Thị Yên

Lớp: Cao học Luật khóa 28

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ Luật học “Điều kiện giao kết hợp đồng

mua bán nhà ở thương mại hình thành trong tương lai theo pháp luật Việt Nam”

là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học

của Phó giáo sư, Tiến sỹ Lê Minh Hùng. Nội dung Luận văn bảo đảm tính trung

thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin

chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.

Tác giả

Nguyễn Thị Yên

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLDS Bộ luật Dân sự

LBVNTD Luật Bảo vệ người tiêu dùng

LKDBĐS Luật Kinh doanh bất động sản

LNO Luật Nhà ở

NOTMHTTTL Nhà ở thương mại hình thành trong tương lai

Nxb Nhà xuất bản

TAND Tòa án nhân dân

UBND Ủy ban nhân dân

MUC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN GIAO KẾT HỢP

ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở THƯƠNG MẠI HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG

LAI..............................................................................................................................9

1.1. Khái niệm, đặc điểm của điều kiện giao kết hợp đồng mua bán nhà ở

thương mại hình thành trong tương lai...............................................................9

1.1.1. Khái niệm về điều kiện giao kết hợp đồng mua bán nhà ở thương mại

hình thành trong tương lai ...................................................................................9

1.1.2. Đặc điểm của điều kiện giao kết hợp đồng mua bán nhà ở thương mại

hình thành trong tương lai .................................................................................10

1.2. Các điều kiện chung để giao kết hợp đồng mua bán nhà ở thương mại

hình thành trong tương lai..................................................................................13

1.2.1. Điều kiện chung về chủ thể giao kết hợp đồng.........................................13

1.2.2. Điều kiện về đối tượng của hợp đồng ......................................................17

1.3. Các thủ tục pháp lý chủ đầu tư phải thực hiện trước khi tiến hành giao

kết hợp đồng mua bán nhà ở thương mại hình thành trong tương lai...........19

1.3.1. Thông báo đủ điều kiện huy động vốn......................................................19

1.3.2. Xác định số lượng căn hộ được phép bán cho người nước ngoài ...........22

1.3.3. Đăng ký hợp đồng mẫu ............................................................................24

1.3.4. Cung cấp thông tin về dự án ....................................................................28

CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI CHỦ ĐẦU TƯ KHI GIAO KẾT HỢP

ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở THƯƠNG MẠI HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG

LAI............................................................................................................................31

2.1. Thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có dự án nhà ở

thương mại đưa vào kinh doanh ........................................................................31

2.1.1. Chủ đầu tư dự án phải thành lập doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh

bất động sản .......................................................................................................31

2.1.2. Có dự án nhà thương mại hình thành trong tương lai đưa vào kinh doanh.35

2.2. Có đủ năng lực tài chính theo quy định pháp luật ....................................37

2.2.1. Điều kiện về vốn thuộc sở hữu của chủ đầu tư ........................................37

2.2.2. Khả năng huy động vốn của chủ đầu tư...................................................40

2.3. Đã thực hiện việc ký quỹ để bảo đảm cho dự án được mở bán trên thị

trường ...................................................................................................................41

2.3.1. Các trường hợp phải ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án .......................41

2.3.2. Hoàn tiền ký quỹ.......................................................................................43

CHƯƠNG 3. ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI NHÀ Ở THƯƠNG MẠI HÌNH THÀNH

TRONG TƯƠNG LAI ĐƯỢC PHÉP ĐƯA VÀO GIAO DỊCH MUA BÁN ....46

3.1. Điều kiện về tính hợp pháp của dự án nhà ở thương mại hình thành

trong tương lai được đưa vào giao dịch mua bán.............................................47

3.1.1. Có quyền sử dụng đất hợp pháp đối với phần diện tích đất thuộc dự án

phát triển nhà ở thương mại...............................................................................48

3.1.2. Nhà ở thương mại hình thành trong tương lai có giấy phép xây dựng, hồ

sơ dự án thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt..........52

3.2. Điều kiện về tiến độ xây dựng thực tế và điều kiện về bảo đảm của ngân

hàng đối với dự án ...............................................................................................54

3.2.1. Điều kiện về tiến độ xây dựng thực tế đối với dự án nhà ở thương mại

hình thành trong tương lai .................................................................................54

3.2.2. Dự án phải được bảo lãnh bởi ngân hàng thương mại đủ điều kiện .......60

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................69

KẾT LUẬN..............................................................................................................70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay khi nền kinh tế đang ngày càng phát triển, các doanh nghiệp nước

ngoài ngày càng đầu tư mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam, nhu cầu về nguồn lao

động được đẩy mạnh, lượng người di chuyển đến các thành phố gia tăng, nhu cầu

ổn định cuộc sống đang là vấn đề rất được quan tâm. Một trong những điều kiện

cần để đảm bảo ổn định cuộc sống đó chính là một chỗ ở đầy đủ các tiện nghi

cùng với những tiện ích xung quanh. Chỉ khi đảm bảo được một cuộc sống ổn

định thì con người mới có động lực để làm việc, cống hiến và hiệu quả công việc

mới được nâng cao.

Ngày 30/11/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số

2127/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2030 trong đó nêu rõ quan điểm: “Có chỗ ở thích hợp và an toàn là

một trong những quyền cơ bản, là điều kiện cần thiết để phát triển con người một

cách toàn diện, đồng thời là nhân tố quyết định để phát triển nguồn nhân lực phục

vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước. Phát triển nhà ở là trách nhiệm của Nhà nước,

của xã hội và của người dân”.

Từ những nhu cầu cũng như định hướng đặt ra đó mà các dự án phát triển

nhà ở ngày càng gia tăng, chủ yếu tập trung ở các thành phố. Việc mua bán nhà ở

thương mại được thực hiện qua nhiều giai đoạn trong đó giao kết là một trong

những giai đoạn quan trọng để tạo lập hợp đồng, đây là giai đoạn quan trọng ảnh

hưởng đến quá trình thực hiện hợp đồng sau đó, việc giao kết hợp đồng ngoài dựa

trên ý chí của các bên còn phải đảm bảo các yêu cầu pháp luật, gọi là điều kiện giao

kết hợp đồng, nội dung này được quy định ở nhiều văn bản pháp luật (kinh doanh

bất động sản, nhà ở, đất đai, xây dựng, doanh nghiệp, dân sự…), khá phức tạp; thực

tiễn áp dụng các chủ thể chưa đảm bảo tuân thủ pháp luật, hệ quả có nhiều tranh

chấp liên quan đến các nội dung của hợp đồng mà nguyên nhân của nó chủ yếu từ

việc các bên chưa đáp ứng đủ điều kiện để tiến hành giao kết hợp đồng.

Trên thực tế, có trường hợp chủ đầu tư vi phạm các quy định pháp luật khiến

cho nhiều người mua vừa mất tiền nhưng lại không được quyền sở hữu nhà ở mà

mình đã thực hiện giao dịch mua bán với chủ đầu tư, cụ thể ngày 10/08/2018 Báo

điện tử VTV đưa tin tại chung cư Long Phụng, quận Bình Tân chủ đầu tư vi phạm rất

2

nhiều quy định của pháp luật nhà ở về vấn đề cùng một căn hộ bán cho nhiều người,

chủ đầu tư đi thế chấp ngân hàng sau đó bị vỡ nợ cuối cùng chủ đầu tư bỏ trốn, khiến

người mua nhà hoang mang, phải cố thủ tại chung cư để đòi quyền lợi.

1

Xuất phát từ đối tượng của hợp đồng này là tài sản hình thành trong tương lai

(tài sản chưa có thực tại thời điểm ký hợp đồng) dẫn tới nhiều rủi ro cho bên mua

khi tại thời điểm giao kết, tài sản chưa được hình thành. Điều kiện để giao kết hợp

đồng nói chung và hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai nói riêng vô

cùng quan trọng để hạn chế rủi ro cho các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Do đó cần phải có quy định chặt chẽ nhằm bảo vệ người mua. Để làm rõ những điều

kiện mà các chủ thể phải đáp ứng được để giao kết hợp đồng mua bán nhà ở hình

thành trong tương lai và tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới những vướng mắc từ thực tế

liên quan đến điều kiện giao kết hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai

đối với nhà ở thương mại, tác giả lựa chọn đề tài “Điều kiện giao kết hợp đồng

mua bán nhà ở thương mại hình thành trong tương lai theo pháp luật Việt Nam”

để làm Luận văn Thạc sỹ Luật học.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Qua quá trình khảo sát, tìm hiểu, tác giả tìm được một số tài liệu có liên quan

đến vấn đề đang nghiên cứu, cụ thể:

Về giáo trình có Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và

thừa kế của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019). Ở phần phân

loại tài sản giáo trình có đề cập khái niệm và phân loại tài sản hình thành trong

tương lai, trong đó có phân biệt sự khác nhau giữa tài sản hình thành trong tương

lai và tài sản hiện có, giáo trình chỉ đề cập một cách khái quát về loại tài sản hình

thành trong tương lai mà không đề cập đến nhà ở hình thành trong tương lai. Tuy

nhiên với những nội dung mà giáo trình cung cấp là nền tảng để tác giả đi sâu vào

nghiên cứu về những đặc điểm, tính chất, yêu cầu đối với loại tài sản hình thành

trong tương lai là nhà ở để từ đó phân tích những điều kiện mà các chủ thể phải

đáp ứng và điều kiện đối với nhà ở hình thành trong tương lai để thực hiện giao

kết hợp đồng.2

1 Thế Hà, “Một căn hộ bán cho nhiều người tại chung cư Long Phụng”, https://vtv.vn/trong-nuoc/mot-can￾ho-ban-cho-nhieu-nguoi-tai-chung-cu-long-phung-2018081009014738.htm, ngày 25/11/2018.

2 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và

thừa kế, Lê Minh Hùng (Chủ biên), Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr. 76 – tr. 79.

3

Đối với sách chuyên khảo Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận án,

của tác giả Đỗ Văn Đại (2017), mặc dù tác giả không có đề cập loại hợp đồng mua

bán nhà ở hình thành trong tương lai, tuy nhiên tác giả có phân tích điều kiện giao

dịch chung trong giao kết hợp đồng, đây sẽ là kiến thức chung liên quan đến giao

kết hợp đồng mà tác giả có thể vận dụng để nghiên cứu chuyên sâu về điều kiện

giao kết đối với loại hợp đồng mà tác giả đang nghiên cứu.

Sách Bình luận khoa học về tài sản trong luật dân sự Việt Nam của tác giả

Nguyễn Ngọc Điện (2001), mặc dù trong bài nghiên cứu của mình tác giả không đề

cập trực tiếp tài sản hình thành trong tương lai, cụ thể là nhà ở hình thành trong

tương lai, tuy nhiên tác giả có manh nha đề cập loại tài sản đặc biệt này, cụ thể tác

giả có đề cập loại hình bất động sản trở thành bất động sản trước thời hạn.

Về các công trình nghiên cứu, đề tài khoa học liên quan đến đề tài của tác

giả, qua khảo sát, tác giả tìm được một số công trình cụ thể như sau:

Tác giả Lê Chí Cường với đề tài Pháp luật về hợp đồng mua bán nhà ở hình

thành trong tương lai, Luận văn Thạc sỹ Luật học (2011). Với đề tài này tác giả đã

nghiên cứu một cách khái quát nhất về hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong

tương lai cụ thể nghiên cứu những vấn đề pháp lý về hình thức, nội dung giao kết

hợp đồng và đưa ra những bất cập, rủi ro có thể gặp liên quan tới loại hợp đồng này.

Tuy nhiên do đề tài của tác giả Lê Chí Cường có phạm vi nghiên cứu rộng do đó tác

giả chưa đi sâu vào nội dung của từng vấn đề đặt ra đối với loại hợp đồng này.

Ngoài ra đề tài của tác giả Lê Chí Cường được nghiên cứu tại thời điểm LKDBĐS

năm 2014 và LNO năm 2014 chưa tồn tại, do đó đề tài mà tác giả nghiên cứu sẽ dựa

trên cơ sở những nội dung cơ bản mà tác giả Lê Chí Cường đã phân tích tuy nhiên

có điều chỉnh để phù hợp với quy định của luật mới đồng thời tác giả không đi

nghiên cứu một cách khái quát tất cả các nội dung liên quan đến hợp đồng mua bán

nhà ở hình thành trong tương lai mà chỉ đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu về điều kiện để

các chủ thể giao kết loại hợp đồng này.

Tác giả Nguyễn Thị Kim Liên với đề tài Pháp luật về mua bán nhà, công

trình xây dựng hình thành trong tương lai, Luận văn Thạc sỹ Luật học (2014), trong

bài nghiên cứu tác giả đã phân tích làm rõ cơ sở pháp lý, thực trạng của giao dịch

mua bán nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai, đánh giá các quy định

của pháp luật hiện hành liên quan, ngoài ra đề tài đã đưa ra được các kiến nghị, giải

pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh giao dịch mua bán nhà, công trình xây dựng

4

hình thành trong tương lai. Tuy nhiên bài viết chỉ nghiên cứu một cách tổng quát,

chung nhất các vấn đề liên quan đến hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán nhà

ở hình thành trong tương lai.

Tác giả Nguyễn Thị Khánh Ngân với đề tài Hợp đồng mua bán nhà ở hình

thành trong tương lai theo Pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học (2018). Tác

giả nghiên cứu một cách khái quát nhất các quy định liên quan đến hợp đồng mua bán

nhà ở hình thành trong tương lai, trong đó tác giả có giới thiệu chung về khái niệm, đặc

điểm của hợp đồng, hình thức giao kết, quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong hợp

đồng, thời điểm chuyển giao quyền sở hữu…Từ đó tác giả đưa ra những bất cập liên

quan đến loại hợp đồng này nhìn từ góc độ thực tiễn, ở bài nghiên cứu này, thời điểm

tác giả nghiên cứu LKDBĐS năm 2014, LNO năm 2014 đã có hiệu lực, do đó những

nội dung mà tác giả đề cập sát với thực tiễn áp dụng pháp luật hiện nay, tuy nhiên tác

giả Nguyễn Thị Khánh Ngân chưa đi sâu vào nghiên cứu những điều kiện để chủ đầu

tư được phép giao kết hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai. Do đó tác

giả sẽ đi sâu nghiên cứu vào các điều kiện để chủ đầu tư được phép giao kết, có tham

khảo những nội dung mà tác giả Nguyễn Thị Khánh Ngân đã nghiên cứu liên quan đến

hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai.

Tác giả Nguyễn Đình Phong và tác giả Nguyễn Thu Hương với bài viết “Một

số bất cập về hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai” đăng trên tạp chí

điện tử của TAND ngày 22/3/2018, ở bài viết này tác giả chủ yếu đi thẳng vào vấn

đề đưa ra, phân tích những bất cập mà thực tiễn đang xảy ra đối với loại hợp đồng

đang nghiên cứu tuy nhiên pháp luật lại chưa có hướng giải quyết, các tác giả đã chỉ

ra và làm rõ một số vấn đề bất cập đối với hợp đồng mua bán nhà ở hình thành

trong tương lai cụ thể liên quan đến vấn đề huy động vốn góp, hiện nay luật chưa

quy định cụ thể, và việc chưa quy định cụ thể như vậy có thể dẫn đến tranh chấp

trong quá trình thực hiện loại giao dịch này, ngoài ra tác giả đề cập đến bất cập liên

quan đến vấn đề thông báo đủ điều kiện được phép bán nhà ở hình thành trong

tương lai. Tác giả chỉ đề cập đến một phần nhỏ liên quan đến điều kiện giao kết mà

chưa đi sâu vào từng loại điều kiện cụ thể. Trong khuôn khổ là bài viết trên tạp chí,

nội dung yêu cầu ngắn gọn, súc tích và đi thẳng vào vấn đề do đó tác giả không đề

cập các nội dung khác liên quan đến loại hợp đồng này. Bài viết cũng không đề cập

cụ thể điều kiện giao kết đối với loại hợp đồng này, tuy nhiên những nội dung mà

bài viết đưa ra sẽ là dữ liệu để tác giả tham khảo khi nghiên cứu đề tài của mình.

5

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đề tài nghiên cứu chuyên sâu về lý luận, pháp luật thực định đối với những

điều kiện, yêu cầu đối với các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng, những điều kiện

liên quan đến NOTMHTTTL phải đáp ứng được trước khi tiến hành giao kết hợp

đồng mua bán. Từ đó phân tích, đánh giá những bất cập trong quy định của pháp

luật và thực tiễn liên quan đến điều kiện để giao kết hợp đồng của chủ đầu tư và đối

tượng của hợp đồng từ đó đề xuất hướng giải quyết nhằm hạn chế những trường

hợp hợp đồng vô hiệu do không đáp ứng được các điều kiện luật định, đưa ra những

kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật để điều chỉnh các vấn đề phát

sinh trong thực tiễn giao kết hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai đối

với nhà ở thương mại.

4. Đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Về đối tượng nghiên cứu, tác giả tập trung nghiên cứu các điều kiện liên quan

đến nhà ở đáp ứng đồng thời hai điều kiện đó là nhà được hình thành trong tương lai

và là loại nhà ở thương mại, còn các loại nhà ở khác không đáp ứng đồng thời hai

điều kiện này thì không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Trong đó sẽ nghiên

cứu các vấn đề liên quan đến khái niệm, đặc điểm để nhận diện loại hình nhà ở hình

thành trong tương lai, từ đó phân tích các điều kiện mà nhà ở hình thành trong

tương lai phải đáp ứng để chủ đầu tư được phép giao kết hợp đồng với người có nhu

cầu mua nhà ở.

Về các điều kiện để giao kết hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương

lai tác giả nghiên cứu đồng thời điều kiện đối với chủ đầu tư, khách hàng là người

mua và nhà ở hình thành trong tương lai.

Ngoài điều kiện đối với nhà ở, điều kiện đối với các thủ tục pháp lý chủ đầu

tư phải đáp ứng được trước khi tiến hành giao dịch cũng là vấn đề mà tác giả sẽ

nghiên cứu trong phạm vi đề tài này.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về pháp luật áp dụng, tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định

của pháp luật chuyên ngành của Việt Nam, chủ yếu là LNO năm 2014, LKDBĐS

năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Ngoài việc nghiên cứu quy định của

6

pháp luật chuyên ngành tác giả nghiên cứu các quy định của pháp luật trong lĩnh

vực dân sự, đất đai, đầu tư, xây dựng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có liên

quan đến hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai. Bên cạnh đó tác giả

sử dụng các văn bản pháp luật đã hết hiệu lực có liên quan đến nội dung đang

nghiên cứu để làm tư liệu so sánh với các quy định của pháp luật hiện hành từ đó

có đánh giá khách quan nhất về quá trình thay đổi của pháp luật để phù hợp với

thực tiễn qua các thời kỳ.

Về thực tiễn tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu những bất cập liên quan đến điều

kiện chủ đầu tư phải đáp ứng để được giao kết hợp đồng mua bán nhà ở hình thành

trong tương lai, từ đó đề xuất các giải pháp để ngăn ngừa, hạn chế những rủi ro cho

các bên liên quan.

5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Quá trình nghiên cứu Luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp cụ thể sau:

* Phương pháp thu thập thông tin.

Là phương pháp tìm kiếm, thu thập, lựa chọn các thông tin liên quan đến nội

dung của đề tài từ các quy định của pháp luật, sách báo, tạp chí, các bài nghiên cứu

của các tác giả. Với phương pháp này tác giả sẽ có được nhiều nguồn thông tin bổ ích

làm cơ sở để tham khảo nội dung, quan điểm của các tác giả từ đó đưa ra quan điểm

của cá nhân nhằm làm rõ hơn, thuyết phục hơn đề tài mà tác giả đang nghiên cứu.

Với phương pháp này tác giả sẽ sử dụng trong cả ba chương của bài nghiên

cứu. Đối với Chương 1 tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp để thu thập những quy

định của pháp luật điều chỉnh vấn đề liên quan đang được nghiên cứu, thu thập

những quan điểm của các tác giả bình luận về những quy định này, những bài viết

nghiên cứu về nhà ở hình thành trong tương lai, về điều kiện đối với chủ đầu tư,

người mua nhà.

Ở Chương 2, Chương 3 tác giả sử dụng phương pháp này nhằm thu thập

những thông tin thực tiễn qua các bài báo, tạp chí, bản án có hiệu lực của Toà án,

nhằm làm rõ những bất cập mà thực tiễn đang diễn ra, từ đó đánh giá quy định của

pháp luật đang có những vướng mắc cần điều chỉnh. Vì vậy đây là một trong những

phương pháp quan trọng, không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu đề tài để có

đầy đủ các thông tin liên quan đến đề tài từ quy định của pháp luật, quan điểm của

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!