Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại theo quy định tại điều 75 Bộ luật hình sự năm 2015
PREMIUM
Số trang
86
Kích thước
905.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1105

Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại theo quy định tại điều 75 Bộ luật hình sự năm 2015

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

PHẠM ĐỨC DŨNG

ĐIỀU KIỆN CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI THEO QUY ĐỊNH

TẠI ĐIỀU 75 BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

ĐIỀU KIỆN CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI THEO QUY ĐỊNH

TẠI ĐIỀU 75 BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015

Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự

Định hướng nghiên cứu

Mã số: 8380104

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa

Học viên : Phạm Đức Dũng

Lớp : Cao học luật, Khóa 30

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của

pháp nhân thương mại theo quy định tại Điều 75 Bộ Luật hình sự năm 2015” là

công trình nghiên cứu khoa học do bản thân tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn của

PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa. Nội dung tác giả nghiên cứu và soạn thảo

một cách độc lập, không sao chép. Các số liệu và thông tin trong luận văn là hoàn

toàn trung thực, mọi sự tham khảo tài liệu của các tác giả nghiên cứu trước đó đều

được ghi chú và trích dẫn đầy đủ.

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về các cam đoan nêu trên của mình.

Tác giả

Phạm Đức Dũng

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLDS : Bộ luật Dân sự

BLHS : Bộ luật Hình sự

BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự

CTTP : Cấu thành tội phạm

HSPT : Hình sự phúc thẩm

HSST : Hình sự sơ thẩm

TAND : Tòa án nhân dân

TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao

TNHS : Trách nhiệm hình sự

TTHS : Tố tụng hình sự

VKSND : Viện kiểm sát nhân dân

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ ĐIỀU KIỆN

CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI...........6

1.1. Khái niệm, đặc điểm điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân

thương mại.............................................................................................................6

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại......6

1.1.2. Khái niệm, đặc điểm điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân

thương mại............................................................................................................9

1.2. Ý nghĩa của quy định về điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp

nhân thương mại.................................................................................................11

1.3. Cơ sở của quy định về điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp

nhân thương mại phạm tội.................................................................................13

1.3.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................14

1.3.2. Cơ sở thực tiễn..........................................................................................19

1.4. Quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về điều kiện chịu trách nhiệm

hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội ..................................................21

1.4.1. Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại......21

1.4.2. Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại..25

1.4.3. Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp

thuận của pháp nhân thương mại.......................................................................28

1.4.4. Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và

3 Điều 27 của Bộ luật.........................................................................................30

1.4.5. Mối quan hệ giữa TNHS của pháp nhân và cá nhân ...............................31

CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

CỦA PHÁP NHÂN THEO PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC...............................33

2.1. Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong pháp luật hình

sự Trung Quốc ....................................................................................................33

2.2. Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong pháp luật hình

sự Luxembourg....................................................................................................35

2.3. Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong pháp luật hình

sự Australia ..........................................................................................................39

2.4. Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong pháp luật hình

sự Công hòa Pháp................................................................................................44

CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN CHỊU

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI VÀ KIẾN

NGHỊ HOÀN THIỆN .............................................................................................50

3.1. Thực tiễn áp dụng các điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp

nhân thương mại.................................................................................................50

3.2. Cơ sở kiến nghị hoàn thiện quy định về điều kiện chịu trách nhiệm hình

sự của pháp nhân thương mại ...........................................................................63

3.2.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................63

3.2.2. Cơ sở thực tiễn..........................................................................................65

3.3. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định về điều kiện chịu trách nhiệm

hình sự của pháp nhân thương mại ..................................................................70

KẾT LUẬN..............................................................................................................75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong nền kinh tế thị trường hiện tại, pháp nhân thương mại là một trong

những yếu tố cấu thành phát triển nền kinh tế của đất nước. Cùng với sự phát triển

của nền kinh tế thế giới, các pháp nhân thương mại tại Việt Nam ngày càng phát triển

và từng bước hoàn thịên đã và đang thể hiện vai trò quan trọng trong của mình trong

nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, từ tính phức tạp của tình hình kinh tế, từ những góc

khuất của nền kinh tế thị trường đã tạo cho một số pháp nhân thương mại vì nhu cầu

có lợi của mình xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của xã hội, nhân dân, đất

nước như hành vi: huỷ hoại môi trường khi xả thải ra môi trường chưa qua xử lý, làm

ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ con người, sinh ra nhiều bệnh hiểm nghèo, dịch

bệnh lây lan, hay hành vi trốn thuế, đầu cơ, buôn lậu, kinh doanh trái phép. Qua thực

tế thấy rằng, việc núp bóng dưới danh nghĩa pháp nhân để phạm tội ngày càng tăng,

tính phức tạp ngày càng khó, tính chất nguy hiểm ngày càng cao. Họ thực hiện vì lợi

ích của pháp nhân với những thủ đoạn tinh vi, có tổ chức gây thiệt hại nghiêm trọng

đến tình hình trật tự an ninh - xã hội, nền kinh tế đất nước và đời sống của người dân,

đòi hỏi cần phải có giải pháp mạnh để phòng ngừa và đấu tranh.

Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã được Quốc Hội

thông qua và có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/01/2018 với nhiều quy định mới so với

BLHS năm 1999, đặc biệt đã bổ sung thêm một chương mới về trách nhiệm hình sự

của pháp nhân. Chính vì vậy việc tìm hiểu các quy định mới này để thấy được các

ưu điểm cũng như bất cập, hạn chế trong các quy định TNHS của pháp nhân trong

BLHS là cần thiết.

Về thực tiễn, tình hình tội phạm ngày càng tăng về số lượng cũng như tính chất

nguy hiểm cho xã hội của hành vi trong đó các hành vi vi phạm pháp luật của pháp

nhân gây ra các hậu quả hết sức nghiêm trọng cho xã hội trong đó các công cụ xử lý

hành chính, dân sự dường như không đạt được những kết quả như nhà nước mong

đợi vì vậy việc truy cứu TNHS của pháp nhân thương mại phạm tội là cần thiết. Tuy

nhiên một số quy định trong BLHS năm 2015 về trách nhiệm hình sự của pháp nhân

vẫn còn chưa rõ ràng, cụ thể, vì vậy muốn áp dụng được các quy định này thì cần làm

rõ một số vấn đề như: pháp nhân thương mại phải chịu TNHS trong những trường

hợp nào, dựa vào học thuyết nào, cách xác định phạm vi hành vi và lỗi của pháp

nhân, trường hợp cá nhân không đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể truy cứu

2

TNHS của pháp nhân được hay không… Đặc biệt là các quy định về điều kiện chịu

TNHS của pháp nhân thương mại vẫn chưa rõ rang, còn mâu thuẫn và khó áp dụng.

Vì vậy để góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự về quy định điều kiện chịu TNHS

của pháp nhân thương mại trong BLHS, làm cơ sở thống nhất trong việc áp dụng thì

việc nghiên cứu các quy định về điều kiện chịu TNHS của pháp nhân thương mại

trong BLHS 2015 trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của các nước là cần.

Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp

nhân thương mại theo quy định tại Điều 75 Bộ Luật hình sự năm 2015” làm đề

tài nghiên cứu của mình.

2. Tình hình nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về khía cạnh điều kiện chịu trách nhiệm hình sự

đối với pháp nhân phạm tội, liên quan đến vấn đề này có khá là nhiều công trình,

bài viết như:

Các bài viết: Trần Văn Độ (2011), “Các học thuyết về cơ sở trách nhiệm hình

sự của pháp nhân”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (06); Hoàng Thị Tuệ Phương

(2006), “Một số học thuyết về trách nhiệm hình sự của pháp nhân”, Tạp chí Khoa

học pháp lý, (02); Đinh Hoàng Quang (2015), “Vấn đề quy định trách nhiệm hình

sự đối với pháp nhân trong Bộ luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp

luật, (03); Đào Trí Úc (2015), “Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong

Luật hình sự”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (03); Nguyễn Thị Phương Hoa

(2016), “Hoàn thiện quy định về TNHS của pháp nhân thương mại phạm tội trong

BLHS năm 2015”, Tạp chí Luật học, (06); Nguyễn Ngọc Hòa (2017), “Tính thống

nhất giữa quy định về TNHS của pháp nhân thương mại trong BLHS năm 2015”,

Tạp chí Luật học, (03);Nguyễn Ngọc Hòa (2016), “Khái niệm tội phạm và việc quy

định TNHS của pháp nhân thương mại trong BLHS Việt Nam năm 2015”, Tạp chí

luật học, (02); Phan Thị Phương Hiền – Nguyễn Thị Minh Châu (2017), "Hình phạt

chính áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội trong Bộ luật hình sự năm

2015”, tạp chí Nhà nước và pháp luật, (02)... và một số sách chuyên khảo và công

trình nghiên cứu khác có đề cập khái quát TNHS của pháp nhân trong một số nước.

Luận văn thạc sĩ: Hoàng Thị Tuệ Phương (2006), “Trách nhiệm hình sự của

pháp nhân”, luận văn thạc sĩ Luật học trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí

Minh; Vũ Hải Anh (2012), “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân - những vấn đề lý

luận và thực tiễn”, luận văn thạc sĩ Luật học trường Đại học Luật Hà Nội…

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!