Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Điều khiển theo mẻ (BATCHING PROCESS) và ứng dụng cho dây chuyền sản xuất nước giải khát
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn | 160
ĐIỀU KHIỂN THEO MẺ (BATCHING PROCESS)
VÀ ỨNG DỤNG CHO DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT NƯỚC GIẢI KHÁT
Dương Thị Vân Anh*
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Điều khiển theo mẻ (Batch Process) là một phương thức điều khiển mới, nó gắn liền với các dây
chuyền sản xuất tự động. Trong bài báo này, tác giả trình bày những nét tổng quan về điều khiển
theo mẻ và đề xuất một ứng dụng điều khiển theo mẻ cho dây chuyền sản xuất nước giải khát tự
động. Qua đó đánh giá những lợi ích kinh tế khi ứng dụng phương pháp điều khiển này trong lĩnh
vực sản xuất hiện đại.
Từ khóa: điều khiển quá trình (process control) điều khiển theo mẻ (Batch Process).
MỞ ĐẦU
Điều khiển theo mẻ (Batching) là một
phương pháp điều khiển quá trình không liên
tục được phát triển mạnh mẽ trong một số
năm gần đây, đặc biệt ứng dụng mạnh trong
các ngành sản xuất đòi hỏi cao về tự động hóa
và chính xác trong pha chế với đặc điểm:
Có khối lượng nhỏ.
Sản phẩm đa dạng.
Các sản phẩm đòi hỏi chất lượng cao: như
trong ngành hóa chất, dược phẩm, chế biến
thức ăn, đồ uống, mỹ phẩm hay trong ngành
công nghệ sinh học.
Các nguyên liệu sử dụng trong quá trình tạo
sản phẩm được điều khiển theo liều lượng,
trong khoảng thời gian nhất định và theo một
công thức được định nghĩa trước.
Đặc điểm của phương pháp điều khiển Batch:
Từ quá trình tới các bước điều khiển thông
qua một công thức.
Khối lượng sản phẩm của phương pháp
điều khiển này thường nhỏ hơn so với phương
pháp điều khiển liên tục
Dung tích sản phẩm nhỏ.
Thường có sự thay đổi (thành phần) trong
quá trình hoạt động.
Tel:
Có thể sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau
trong cùng một dây chuyền. Tận dụng tối đa
thiết bị, thời gian quay vòng sử dụng tối thiểu
Quy trình sản xuất được thể hiện rõ (qua
công thức).
Có thể ứng dụng trong dây chuyền từ đơn
giản đến rất phức tạp. Như mô hình phân cấp
tổng quát theo mức độ phức tạp cuả hệ thống
sản xuất trong thực tế (hình 1).
Hình 1. Sơ đồ phân cấp mô hình Batch
Trong đó bao gồm những mô hình phân cấp
chính sau:
a. Hệ nhiều sản phẩm/một quy trình (cần một
quy trình duy nhất để sản suất các sản phẩm
khác nhau)