Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Điều khiển robot mềm bằng phương pháp nội suy sử dụng hàm định dạng kết hợp với cơ chế bù kép
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
THỂ LỆ
GỬI VÀ ĐĂNG BÀI BÁO KHOA HỌC TRÊN TẠP CHÍ CƠ KHÍ VIỆT NAM
Tạp chí Cơ khí Việt Nam là cơ quan thông tin về lý luận nghiệp vụ của ngành Cơ khí Việt Nam, được Bộ Thông tin và
Truyền thông cho phép xuất bản định kì hàng tháng và phát hành rộng rãi trên địa bàn cả nước. Theo đó, Tạp chí Cơ khí Việt Nam
có nhiệm vụ thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và định hướng phát
triển của ngành Cơ khí Việt Nam; phản ánh mọi hoạt động của ngành Cơ khí nước nhà (Thiết bị toàn bộ; Máy động lực; Cơ khí phục
vụ nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp chế biến; Máy công cụ; Cơ khí xây dựng; Cơ khí đóng tàu thủy; Thiết bị kỹ thuật điện –
điện tử; Cơ khí ôtô - cơ khí giao thông vận tải;…); giới thiệu, trao đổi những công trình và kết quả nghiên cứu có hàm lượng khoa
học và giá trị thực tiễn cao của các nhà khoa học, các giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học, …; các vấn đề khoa học, công
nghệ;… những phát minh, sáng chế, kết quả, thành tích, điển hình tiên tiến trong hoạt đông nghiên cứu, quản lý, đào tạo và sản xuất,
kinh doanh ở trong và ngoài nước tới đông đảo bạn đọc.
Tạp chí Cơ khí Việt Nam nhận đăng các bài báo có nội dung liên quan đến các lĩnh vực đào tạo, công nghiệp và khuyến
công nói chung, cơ khí nói riêng như: chế tạo máy, cơ điện tử, cơ khí động lực, cơ kỹ thuật, kỹ thuật tàu thủy, kỹ thuật hàng không,
sinh thái và môi trường công nghiệp, máy và thiết bị chế biến nông sản và công nghiệp thực thẩm, cơ khí nông-lâm-ngư nghiệp-thủy
lợi, cơ khí giao thông-xây dựng, …, đào tạo và chuyển giao công nghệ cơ khí.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi đối với các tác giả khi đăng bài báo khoa học – công trình khoa học trên chuyên mục
“NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI”, để được tính điểm công trình khoa học quy đổi khi xét công nhận đạt tiêu chuẩn học vị, học hàm,…
Tạp chí Cơ khí Việt Nam hướng dẫn thể lệ gửi bài như sau:
1. Yêu cầu chung:
Bài báo đăng trong Tạp chí Cơ khí Việt Nam là kết quả nghiên cứu gốc; bài báo tổng quan hoặc các bài viết thông tin khoa
học (short communications).
2. Bản thảo:
Các bài báo đăng trên Tạp chí Cơ khí Việt Nam thường bao gồm các phần:
1. Tiêu đề bài báo (bằng tiếng Việt và bằng tiếng Anh).
2. Tác giả (kèm theo ghi chú về chức danh khoa học, học vi, địa chỉ).
3. Tóm tắt bằng tiếng Việt và tiếng Anh không quá 350 từ (bao gồm cả từ khóa tiếng Việt và tiếng Anh khoảng 5 – 15 từ).
4. Đặt vấn đề.
5. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu.
6. Kết quả và thảo luận (có thể tách thành 2 phần riêng biệt: Kết quả, Thảo luận).
7. Kết luận.
8. Lời cảm ơn (nếu có).
9. Tài liệu tham khảo.
Bảo thảo được soạn trên máy vi tính, sử dụng Unicode, kiểu chữ Time New Roman, cỡ chữ 14, trên giấy A4 - một mặt,
chế độ dãn dòng: “1.5 lines spacing”, căn lề trái phải mỗi bên: 3 cm, căn lề trên dưới: mỗi phần 2,5 cm, chế độ lề: “justified”. Dung
lượng mỗi bài báo khoảng 4000-8000 từ. Các đồ thị, hình và ảnh cần trình bày thật rõ ràng.
Các thuật ngữ khoa học nếu chưa được Việt hóa thì ưu tiên dùng nguyên bản tiếng Anh. Các ký hiệu viết tắt cần phải giải
thích khi xuất hiện lần đầu.
Thứ tự bảng và hình được đánh số theo trình tự trong bài, không đánh theo thứ tự cách đề mục. Không được viết tắt các
tiểu mục, tên bảng, hình vẽ. Tên bảng được ghi bên trên bảng, tên hình vẽ được ghi bên dưới hình. Chú thích in nghiêng.
Chỉ có những tài liệu được trích dẫn thực sự trong nội dung bài viết mới đưa vào phần tài liệu tham khảo. Tài liệu tham
khảo được sắp xếp theo thứ tự trích dẫn (tài liệu tiếng nước ngoài được sắp xếp theo họ của tác giả, tài liệu tiếng Việt sắp xếp theo
tên tác giả) và theo trình tự: tên tác giả, năm xuất bản trong ngoặc đơn (…), tên sách, tên nhà xuất bản, nơi xuất bản (đối với sách),
hoặc tên bài báo, tên tạp chí, tập, số (đối với bài báo), trang đầu và trang cuối của tài liệu. Đối với những tài liệu không có tác giả thì
xếp theo chữ cái của từ đầu tiên của cơ quan ban hành tài liệu. Trong bản thảo, ở những nội dung tác giả đã tham khảo hoặc sử dụng
kết quả nghiên cứu từ các tài liệu khoa học khác, cần đánh dấu bằng số (đặt trong dấu […]) - là số thứ tự của tài liệu xếp trong danh
mục các tài liệu tham khảo. Tài liệu tham khảo cần ghi theo ngôn ngữ gốc, không phiên âm, không dịch.
3. Nộp bài:
Bản thảo gồm 2 bản in và 1 bản điện tử. Khi đăng kí nộp bài, các tác giả có thể đề xuất 2 phản biện. Việc chọn các phản
biện chuyên môn phù hợp thuộc quyền của Hội đồng Biên tập Tạp chí Cơ khí Việt Nam.
4. Phản biện:
Sau khi nhận các bài viết gửi đăng đúng với thể thức quy định của Tạp chí Cơ khí Việt Nam, Hội đồng Biên tập sẽ gửi bài
viết cho các phản biện.
Những bài viết được chấp nhận đăng, các tác giả sẽ nhận được thư phản hồi của Hội đồng Biên tập với thời gian sửa chữa
được yêu cầu tùy theo chất lượng của bài viết. Bản sửa chữa lần cuối của tác giả sẽ được coi là bản gốc.
Sau khi xuất bản và phát hành, mỗi tác giả sẽ nhận được một quyển Tạp chí miễn phí.
Bản thảo có thể gửi trực tiếp hoặc gửi qua E-mail của Tạp chí.
Quý tác giả muốn biết thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ với TÒA SOẠN
TẠP CHÍ CƠ KHÍ VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 4 Phạm Văn Đồng (trong Viện Nghiên cứu Cơ khí), Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (04) 37920651 - 0904177637 *Fax: (04) 37920650
Email: [email protected] *Website: cokhivietnam.vn
ISSN 0866 - 7056
TẠP CHÍ CƠ KHÍ VIỆT NAM, Số 3 năm 2015
www.cokhivietnam.vn
ISSN 0866 - 7056
TẠP CHÍ CƠ KHÍ VIỆT NAM, Số 3 năm 2015
www.cokhivietnam.vn
TRONG SỐ NÀY
TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN (4-8)
- Tập trung ưu đãi cho sản phẩm cơ khí có tính khả thi.............................................
VẤN ĐỀ HÔM NAY (9-13)
- Tiêu thụ thép: Khó nhưng vẫn tăng trưởng...............................................................
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI (14-136)
1. TS. Đào Văn Đoan, KS. Võ Thị Hồng Thắng: Động lực học máy tự động khóa
nòng tự do..................................................................................................................
2. ThS. Nguyễn Đức Nam, ThS. Đặng Thị Phương Liên: Xây dựng chương trình
trợ giúp tính toán, thiết kế chi tiết thích nghi trong hệ dẫn động cơ khí....................
3. TS. Nguyễn Hải Minh, ThS. Lê Hữu Ban: Thiết lập hệ phương trình động học
của mô hình bán tự nhiên hệ thống điều khiển hỏa lực pháo phòng không...............
4. Nguyễn Minh Triết, Cái Việt Anh Dũng, Phan Ngọc Trích, Nguyễn Việt Thắng:
Thiết kế, chế tạo cảm biến đo lực và mômen xoắn bằng đầu đo điện trở..................
5. Nguyễn Vinh Dự, Trịnh Văn Quốc, Lưu Phương Minh: Ứng dụng phần mềm
Comsol mô phỏng quá trình nung cảm ứng đến trạng thái bán lỏng của phôi hệ hợp
kim nhôm trong công nghệ tạo hình thixoforming....................................................
6. ThS. Nguyễn Văn Lại: Nghiên cứu xây dựng thuật toán chương trình thiết kế
bơm thủy lực cánh gạt tác dụng kép trên máy tính....................................................
7. TS. Đào Văn Đoan: Nghiên cứu mô hình siêu khoang đối với vật thể chuyển
động tốc độ cao trong nước........................................................................................
8. Nguyễn Thanh Điền: Xây dựng mô hình tính toán độ mất cân bằng của đầu
đạn súng bộ binh........................................................................................................
9. TS. Nguyễn Danh Sơn: Lựa chọn xe chở rác có các thông số hợp lý theo chuẩn
thời gian chu kỳ làm việc tối thiểu (năng suất tối đa)................................................
10. PGS,TS. Nguyễn Văn Vịnh, ThS, NCS. Bùi Thanh Danh, ThS. Nguyễn
Thùy Chi: Nghiên cứu động lực học cổng trục phục vụ lao lắp dầm cầu super-t lắp
đặt trên xà mũ trụ cầu trong trường hợp nâng hàng không có độ chùng cáp.............
11. ThS. Nguyễn Văn Trường, ThS. Nguyễn Văn Công, ThS. Nguyễn Thiếu Vũ:
Thiết kế bộ điều khiển mờ cho hệ thống giả lập chuyển động trong mô phỏng bay...
12. Lê Xuân Hải, Trần Văn Thương: Điều khiển thích nghi phi tuyến nâng cao
chất lượng hệ thống cần cẩu treo mô hình bất định...................................................
13. Đoàn Học Dân, Đặng Đức Thắng, Hoàng Hưng: Nghiên cứu - thiết kế thiết
bị tạo gia tốc để kiểm tra khả năng chịu lực quán tính của ngòi điện tử....................
14. TS. Nguyễn Danh Sơn: Các phương pháp tối ưu hóa các kết cấu cần trục tháp..
15. ThS. Cấn Văn Hải, TS. Nguyễn Văn Trà, TS. Nguyễn Sĩ Đỉnh: Nghiên cứu
điều khiển hệ thống truyền lực ô tô............................................................................
16. ThS. Nguyễn Văn Sơn: Xây dựng bộ hậu xử lý cho máy CNC 4 trục theo
phương pháp cuộn hình..............................................................................................
17. PGS,TS. Hà Nguyên Bình, ThS. Phạm Đức Nghiêm: Tính toán biên dạng
chuyển động của vật kính hiển vi có độ phóng đại thay đổi liên tục.........................
18. TS. Vương Văn Sơn, ThS. Vũ Thị Xuân, Vương Tùng Lâm: Xác định lượng
khí thải phát tán vào môi trường của các loại xe mô tô, xe gắn máy trong nội thành
Hà Nội........................................................................................................................
19. Phạm Thành Long: Điều khiển robot mềm bằng phương pháp nội suy sử dụng
hàm định dạng kết hợp với cơ chế bù kép..................................................................
20. Dao Van Doan, Nguyen Van Duc: Study of the influence of firing depth and
structrural parameters of underwater projectile on effective range.............................
21. Viet Dung Luong and Pham Tuong Minh Duong: Micromechanical experimental
models for evaluating of mechanism in transformation induced plasticity................
DOANH NGHIỆP VÀ HỘI NHẬP (137-138)
- Công ty Cổ phần Lilama 10: Thành công từ nội lực...............................................
CÔNG NGHỆ MỚI VÀ SẢN PHẨM MỚI (139-141)
- Thiết bị xử lý nước ứng dụng công nghệ lọc nano..................................................
CƠ KHÍ THẾ GIỚI (142-144)
- Thiết bị biến xe đạp thường thành thông minh........................................................
VĂN HOÁ XÃ HỘI (145-148)
- Phương pháp giảng dạy giúp sinh viên học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả.............
TỔNG BIÊN TẬP
ThS. DƯƠNG THANH BÌNH
PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
PGS,TS. NGUYỄN CHỈ SÁNG
KS. LÊ VĂN TUẤN
PGS,TS. ĐẶNG VĂN NGHÌN
Nhà báo NGUYỄN TIẾN DŨNG
HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP
TS. ĐỖ HỮU HÀO (Chủ tịch)
GS,TSKH. BÀNH TIẾN LONG (P. Chủ tịch)
KS. TẠ QUANG MAI (P. Chủ tịch)
TSKH. PHAN XUÂN DŨNG
PGS,TS. HÀ MINH HÙNG
PGS,TS. TRƯƠNG VIỆT ANH
PGS,TS. ĐINH VĂN CHIẾN
GS,TSKH. PHẠM VĂN LANG
TS. TRẦN ĐỨC QUÝ
TS. LƯƠNG VĂN TIẾN
PGS,TS. VŨ NGỌC PI
ThS. NGUYỄN TIẾN VỴ
GS,TS. CHU VĂN ĐẠT
TS. NGUYỄN VĂN CHƯƠNG
GS,TS. NGUYỄN TRỌNG GIẢNG
PGS,TS. ĐÀM XUÂN HIỆP
PGS,TS. TRẦN VĨNH HƯNG
PGS,TS. ĐÀO QUANG KẾ
PGS,TS. NGUYỄN VĂN BÀY
PGS,TS. ĐÀO DUY TRUNG
PGS,TS. LÊ THU QUÝ
TS. NGUYỄN TIẾN VINH
TS. DƯƠNG VĂN TÀI
TS. LÊ MINH LƯ
THƯ KÝ TÒA SOẠN
HÀ DUY KHÁNH
THIẾT KẾ MỸ THUẬT
ĐÀO NGỌC MY
TÒA SOẠN TẠP CHÍ CƠ KHÍ VIỆT NAM
Số 4 Phạm Văn Đồng, P. Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (04) 37 920 651 – 0904 177 637
Fax: (04) 37 920 650
E – mail: [email protected]
Văn phòng đại diện:
1. Tại TP. Hồ Chí Minh:
Số 17/6 Nguyễn Phúc Chu, P.15, Q. Tân Bình,
TP. Hồ Chí Minh
2. Tại tỉnh Quảng Ninh:
Trường Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng,
Liên Phương, Phương Đông, Uông Bí, Quảng Ninh
Điện thoại: (033) 6 292 168 - 0904 116 189
E – mail: [email protected]
3. Tại Thái Nguyên:
Số 234 Phú Xá, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Điện thoại: (0280) 3847 110 - 0974 905 578
Fax: (0280) 384 7453
E – mail: [email protected] *** Giấy phép xuất bản
Số 884/GP-BTTTT, ngày 09 tháng 6 năm 2011
In tại: Nhà in Khoa học Công nghệ Hà Nội
Giá: 30.000 đồng
Trang
4
9
14
19
23
28
35
43
49
54
59
65
71
79
84
90
95
103
107
111
116
137
139
142
124
130
145
3
ISSN 0866 - 7056
TẠP CHÍ CƠ KHÍ VIỆT NAM, Số 3 năm 2015
www.cokhivietnam.vn
DANH SÁCH
CÁC NHÀ KHOA HỌC THAM GIA PHẢN BIỆN KHOA HỌC CÁC BÀI BÁO KHOA
HỌC ĐĂNG TẢI TRÊN CHUYÊN MỤC NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI
TẠP CHÍ CƠ KHÍ VIỆT NAM, SỐ 3/2015
TT HỌC HÀM, HỌC VỊ;
HỌ VÀ TÊN ĐƠN VỊ CÔNG TÁC
1 TS. Nguyễn Thanh Hải Học viện Kỹ thuật Quân sự
2 PGS,TS. Nguyễn Doãn Ý Viện Khoa học Công nghệ Cơ khí Tự động hóa và
Môi trường
3 TS. Trần Quốc Trình Học viện Kỹ thuật Quân sự
4 TS. Phạm Sơn Minh Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
5 TS. Trần Khánh Dương Viện Cơ khí Động lực, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
6 TS. Trần Xuân Bộ Viện Cơ khí Động lực, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
7 TS. Nguyễn Viết Trung Học viện Kỹ thuật Quân sự
8 TS. Nguyễn Hải Minh Học viện Kỹ thuật Quân sự
9 PGS,TS. Trần Vĩnh Hưng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
10 TS. Nguyễn Lâm Khánh Trường Đại học Giao thông Vận tải
11 GS,TS. Chu Văn Đạt Học viện Kỹ thuật Quân sự
12 PGS,TS. Bùi Trung Thành Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
13 TS. Trần Quốc Trình Học viện Kỹ thuật Quân sự
14 TS. Lê Thiện Thành Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
15 GS,TS. Vũ Đức Lập Học viện Kỹ thuật Quân sự
16 TS. Lại Anh Tuấn Học viện Kỹ thuật Quân sự
17 TS. Trần Quốc Tuấn Viện Vật lý Kỹ thuật, Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự
18 TS. Phạm Hồng Tuấn Viện Ứng dụng Công nghệ
19 TS. Nguyễn Công Đoàn Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
20 PGS,TS. Nguyễn Văn Dự Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
21 TS. Bùi Trọng Tuấn Học viện Kỹ thuật Quân sự
22 PGS,TS. Ngô Như Khoa Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
4
ISSN 0866 - 7056
TẠP CHÍ CƠ KHÍ VIỆT NAM, Số 3 năm 2015
www.cokhivietnam.vn
Taäp trung öu ñaõi cho saûn phaåm cô khí coù tính khaû thi
Xác định sản phẩm cơ
khí trọng điểm cần ưu
đãi, hỗ trợ phải bắt
đầu từ những sản phẩm mà thị
trường cần, có tính khả thi cao
và hiệu quả - Phó Thủ tướng
Hoàng Trung Hải nêu rõ yêu
cầu khi chủ trì họp Ban chỉ
đạo Chương trình Sản phẩm
Cơ khí trọng điểm, sáng ngày
11/3/2015.
Định hướng này xuất
phát từ tổng kết, đánh giá của
các cơ quan, doanh nghiệp
(DN) liên quan khi cho rằng,
chương trình cơ khí trọng điểm
đang gặp một số vướng mắc,
tiến triển chậm so với yêu cầu.
Triển khai Quyết định
số 10/2009/QĐ-TTg, có 11 dự
án có tổng giá trị gần 10.000
tỷ đồng đã được chấp thuận
cho hưởng chính sách hỗ trợ.
Nhưng đến nay mới có 3 dự án
được chấp thuận ký hợp đồng
tín dụng vay vốn và giải ngân
được 16% trong số 374 tỷ đồng
giá trị vay.
Các dự án khác do
vướng mắc về thủ tục, hồ sơ,
hoặc do những hạn chế từ lâu
của ngành Cơ khí đang trong
tình trạng chậm triển khai. Các
ý kiến thống nhất, cơ chế chính
sách ban hành tương đối đầy
đủ, tuy nhiên, tính thực thi còn
hạn chế, đặc biệt là cơ chế tài
chính và nguồn lực.
Việc đầu tư các dự án
cơ khí cũng còn mang tính chất
phân tán, khép kín trong từng
DN, thiếu sự phối kết hợp và
công nghệ lạc hậu, dẫn đến chi
phí cao và khả năng cạnh tranh
sản phẩm thấp.
Phản ánh từ các DN
cũng cho biết, lãi suất tín dụng
đầu tư hiện còn cao, không
mấy hấp dẫn so với tín dụng
thương mại thông thường, các
gói thầu cung cấp thiết bị cho
dự án cần vốn lớn nên các chủ
đầu tư trong nước thường áp
dụng hình thức thu xếp vốn từ
chính nhà thầu cung cấp thiết
bị từ nước ngoài, dẫn đến khả
năng để các DN cơ khí trong
nước được thực hiện các gói
thầu rất khó.
Trước tình hình này,
Phó Thủ tướng Hoàng Trung
Hải, Trưởng Ban chỉ đạo
Chương trình Sản phẩm Cơ
khí trọng điểm cho rằng, cần
xem xét lại việc tiếp cận, định
hướng ưu đãi cho các dự án cơ
khí trọng điểm thời gian tới.
Căn cứ trên các định
hướng triển khai, danh mục dự
án mà Thủ tướng Chính phủ
đã phê duyệt, các cơ quan, DN
triển khai cần rà soát, lựa chọn
những dự án khả thi, đi từ sản
phẩm mà thị trường cần và có
tính cạnh tranh so với sản phẩm
nhập ngoại, thay vì ưu đãi dàn
trải trong bối cảnh nguồn lực
của DN và Nhà nước đều hạn
chế.
“Những sản phẩm như
tàu chở dầu, tàu chở container,
cẩu trục 50 tấn, máy biến áp
220 kV… là những cái thị
trường làm được không khó thì
có cần ưu đãi không. Thay vào
đó hãy xem xét các mô hình sản
xuất, các sản phẩm công nghiệp
cho nông nghiệp như: Máy gặt
đập liên hợp, cấy, tưới, các
giàn khoan trong ngành Dầu
khí đóng cho cả trong nước và
nước ngoài, bao gồm cả phần
thiết kế đang có nhu cầu cao”,
Phó Thủ tướng đặt vấn đề.
Phó Thủ tướng Hoàng
Trung Hải cũng chỉ ra yêu cầu
khắc phục đối với một số cơ
chế, cách triển khai hỗ trợ chưa
phù hợp, mang tính lắt nhắt
và thiếu khả thi.Trong đó, rõ
nhất là vấn đề qua chủ trương
mở rộng các thành phần tham
gia thì thấy các chính sách cần
hướng mạnh hơn tới việc tạo thị
trường, cho cơ chế chứ không
chỉ là vấn đề vốn, lãi suất.
Về nhiệm vụ cụ thể,
giao các thành viên Ban Chỉ
đạo căn cứ danh mục 8 ngành
nghề cơ khí đã được duyệt để
chỉ rõ nhóm ngành nào đang
thiếu gì, trong nước làm được
gì, DN muốn gì và từ đó chỉ ra
cơ chế ưu đãi cho áp dụng.
NGUYÊN LINH
5
ISSN 0866 - 7056
TẠP CHÍ CƠ KHÍ VIỆT NAM, Số 3 năm 2015
www.cokhivietnam.vn
TIN TÖÙC - SỰ KIỆN
Toàn quốc có hơn 120.000 xe ôtô hết niên hạn sử dụng
dụng, phương tiện quá hạn kiểm
định, Cục Đăng kiểm Việt Nam
đề xuất phương án kiểm soát xe
cơ giới hết niên hạn sử dụng, xe
cơ giới quá hạn kiểm định vẫn
tiếp tục lưu hành như: Phát hiện
thu hồi biển số và đăng ký xe;
Phát hiện những tồn tại thiếu
sót trong công tác quản lý Nhà
nước, tuyên truyền đến người dân
không sử dụng xe hết niên hạn
sử dung; Quy định xử phạt hành
chính đối với việc lưu hành xe hết
niên hạn;...
Trước mắt, từ ngày 20
đến 30/4 tới đây, Cục Đăng kiểm
Việt Nam đề xuất Ủy ban An toàn
Giao thông Quốc gia thành lập và
chủ trì đoàn làm việc với UBND
và Ban An toàn giao thông tại 2
tỉnh Gia Lai và Thanh Hóa phối
hợp kiểm tra, kiểm soát những xe
hết niên hạn sử dụng và quá hạn
kiểm định vẫn lưu hành.
Sau khi thực hiện thí
điểm ở 2 địa phương trên sẽ tổng
kết, đánh giá rút kinh nghiệm
và chuyển giao cho các Ban An
toàn giao thông các tỉnh, Sở Giao
thông Vận tải và các trung tâm
đăng kiểm chủ động phối hợp với
các lực lượng liên ngành kiểm tra,
kiểm soát nhằm phát hiện, xử lý
các xe quá hạn kiểm định tham
gia giao thông, xe hết niên hạn sử
dụng. Các tỉnh thành phố còn lại
triển khai thực hiện từ 10/5 đến
10/6/2015.
Theo thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ Giao
thông Vận tải), hiện nay, cả nước có trên 120.000 xe
cơ giới hết niên hạn sử dụng, trong đó có khoảng hơn
80.000 xe tải và 40.000 xe chở người từ 10 chỗ trở lên.
Ảnh minh họa
Riêng trong năm 2014 vừa qua, có 16.488 xe cơ giới
các loại hết niên hạn sử dụng, còn nhiều phương tiện quá hạn
kiểm định nhưng chưa đến kiểm định lại.
Các phương tiện hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm
định hoạt động chui, trốn tránh cơ quan kiểm tra, kiểm soát,
đặc biệt tại các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, tuyến
đường Hồ Chí Minh, Tây Nguyên, ở những tuyến đường mà
lực lượng tuần tra, kiểm soát còn mỏng, chưa thực hiện kiểm
tra thường xuyên, xe hết niên hạn thuộc tỉnh này nhưng lại
hoạt động trên địa bàn của tỉnh khác ảnh hưởng đến tình hình
trật tự an toàn giao thông.
Theo ông Trần Kỳ Hình, Cục trưởng Cục Đăng kiểm
Việt Nam: Để tăng cường quản lý phương tiện hết niên hạn sử UYỂN NHƯ
6
ISSN 0866 - 7056
TẠP CHÍ CƠ KHÍ VIỆT NAM, Số 3 năm 2015
www.cokhivietnam.vn
TIN TÖÙC - SỰ KIỆN
Năm 2015, ngành Thép hướng mạnh
vào thị trường nội địa
Năm 2015, được dự đoán là năm cạnh tranh gay gắt
của ngành Thép bởi thép nhập khẩu từ một số nước
vào Việt Nam được giảm thuế rất nhiều. Do đó, hiện
tại, hầu hết các doanh nghiệp thép đều đang tập trung hướng
mạnh vào thị trường nội địa.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), lượng tiêu thụ thép năm nay
của Việt Nam chỉ xấp xỉ 6 triệu tấn, tăng khoảng 8% so với
cùng kỳ.
Theo Bộ Công Thương, trong những tháng đầu năm
2015, tình hình tiêu thụ thép gặp nhiều khó khăn. Nguyên
nhân chủ yếu do giá các nguyên liệu đầu vào như phôi thép,
thép phế, quặng sắt tiếp tục giảm, cùng với giá xăng dầu liên
tục giảm, gây tâm lý chờ đợi của khách hàng.
Bên cạnh đó, nhu cầu thị trường chưa có sự tăng trưởng
mạnh do không phải mùa cao điểm về xây dựng và các đơn vị
thương mại hạn chế mua vào để
tập trung cho công tác thu hồi
công nợ; Nhiều doanh nghiệp
điều chỉnh giảm giá bán để đẩy
nhanh lượng hàng tồn kho giá cao
ra thị trường và giữ thị phần.
Theo Hiệp hội Thép Việt
Nam (VSA), lượng tiêu thụ thép
năm nay của Việt Nam chỉ xấp xỉ
6 triệu tấn, tăng khoảng 8% so với
cùng kỳ; Mức tăng trưởng đạt từ 4
- 5%, tuy nhiên, mức tăng chủ yếu
do đẩy mạnh xuất khẩu từ các mặt
hàng như tôn mạ màu, mạ kẽm,
thép ống các loại… Điều đáng
nói, công suất thép xây dựng của
các nhà máy trên cả nước hiện lên
đến 11 triệu tấn, vượt gần gấp đôi
nhu cầu và đang tạo sức ép cạnh
tranh vô cùng lớn với các doanh
nghiệp trong Ngành.
Để ngành Thép trong nước
phát triển ổn định thì rất cần sự
vào cuộc quyết liệt của Chính phủ
trong việc mở cửa cho các doanh
nghiệp có vốn tư nhân đấu thầu
cạnh tranh các công trình có vốn
nhà nước. Đồng thời, Việt Nam
cần học hỏi các nước trong việc
chống gian lận thương mại, chống
các sản phẩm thép nhập khẩu kém
chất lượng.
TC
7
ISSN 0866 - 7056
TẠP CHÍ CƠ KHÍ VIỆT NAM, Số 3 năm 2015
www.cokhivietnam.vn
TIN TÖÙC - SỰ KIỆN
Hạ thủy tàu kéo cảng hiện đại
Chiều ngày 12/3/2015, tại TP. Đà Nẵng,
Tổng Công ty Sông Thu (Tổng cục
Công nghiệp Quốc phòng) và Tập đoàn
Damen (Hà Lan) đã tổ chức lễ hạ thủy tàu ASD
2411/YN 512291 nhân dịp kỷ niệm đóng tàu
xuất khẩu chiếc thứ 30 và ký kết hợp đồng đóng
mới 4 tàu ASD 2411.
Tàu ASD 2411/YN 512291 là loại tàu
kéo cảng hiện đại. Với chiều dài 24 mét, chiều
rộng 11 mét, công suất 5.600 CV, tàu có tuyến
hình và cơ cấu động lực phù hợp, có thể xoay
trở dễ dàng ngay cả trong vùng nước hẹp để lai
dắt các tàu khác.
Tàu ASD 2411/YN 512291 được hạ thủy
Trong những năm qua, Tổng Công ty
Sông Thu và Tập đoàn Damen (Hà Lan) ký kết
hợp tác, đã mang lại hiệu quả to lớn trên nhiều
mặt về công nghệ đóng tàu, trình độ quản lý,
giải quyết việc làm, tạo dựng niềm tin, nâng cao
uy tín và xây dựng thương hiệu Sông Thu trong
ngành Đóng tàu Việt Nam và bạn hàng quốc tế.
Hiện Sông Thu và Damen đã hợp tác
đóng 30 tàu xuất khẩu sang các nước Trung
Đông được các chủ tàu và đối tác của Damen
đánh giá cao về mặt chất lượng kỹ thuật, mỹ
thuật và tiến độ thi công.
Trong lễ hạ thủy tàu ASD 2411/YN
512291, Tổng Công ty Sông Thu và Tập đoàn
Damen tiếp tục ký kết hợp đồng đóng mới 4
chiếc tàu cùng loại ASD 2411.
LƯU HƯƠNG
Ngư dân có thể vay
tới 93% giá trị đóng tàu
Thời gian tới, dự kiến kết quả cho vay theo
Nghị định 67 sẽ thực sự khởi sắc và nguồn
vốn tín dụng hỗ trợ đến với nhiều bà con
ngư dân.
Theo Ngân hàng BIDV, tính đến nay, ngân
hàng này đã triển khai ký kết hợp đồng cho vay
đóng tàu khai thác xa bờ thực hiện Nghị định 67
của Chính phủ tại các địa phương: Thừa Thiên Huế,
Bình Định, Khánh Hòa, Vũng Tàu. Tổng giá trị hợp
đồng tín dụng cho vay đến thời điểm hiện tại là 97,7
tỷ đồng, để đóng mới 7 con tàu trong đó hầu hết
là tàu vỏ thép theo đúng định hướng của Nghị
định 67.
Một tín hiệu rất khả quan, theo đánh giá
của BIDV, tích cực, tạo đà cho việc triển khai Nghị
định 67 nhanh chóng và đồng bộ trên địa bàn cả
nước: Chính phủ đã tổ chức cuộc họp với sự tham
dự của các Bộ, ngành liên quan, NHNN, đại diện
các NHTM để bàn về tình hình triển khai Nghị định
67. Trên cơ sở những đề xuất, kiến nghị tháo gỡ khó
khăn, vướng mắc, trong thời gian tới, dự kiến kết
quả triển khai sẽ thực sự khởi sắc và nguồn vốn tín
dụng hỗ trợ của Nghị định 67 sẽ đến được với nhiều
bà con ngư dân.
Mới đây, BIDV ký hợp đồng tín dụng hỗ trợ
ngư dân tại tỉnh Quảng Nam vay vốn đóng tàu vỏ
thép khai thác xa bờ. Đây là hợp đồng tín dụng hỗ
trợ ngư dân đầu tiên trên địa bàn tỉnh này. Theo đó,
BIDV Quảng Nam ký kết với khách hàng là chủ tàu
cá tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, vay vốn
đóng tàu vỏ thép lưới rê, công suất 822CV, tổng giá
trị đầu tư là 12,6 tỷ đồng, trong đó BIDV hỗ trợ cho
vay lên tới 93% giá trị, tương đương 11,7 tỷ đồng;
Thời hạn cho vay 11 năm; Tài sản thế chấp chính
là con tàu hình thành từ vốn vay; Lãi suất cho vay
được hỗ trợ theo đúng hướng dẫn tại Nghị định 67.
Dự kiến tàu sẽ được triển khai đóng trong
tháng 4/2015, sau khoảng 4 đến 5 tháng sẽ hoàn
thiện, bàn giao và đưa vào khai thác, sử dụng.
HÀ TRẦN
8
ISSN 0866 - 7056
TẠP CHÍ CƠ KHÍ VIỆT NAM, Số 3 năm 2015
www.cokhivietnam.vn
TIN TÖÙC - SỰ KIỆN
Khai mạc cuộc thi Khoa học kỹ thuật
dành cho học sinh trung học
Sáng ngày 09/3/2015, Bộ Giáo dục và
Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức khai mạc
cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia
(ViSEF) dành cho học sinh trung học năm 2015,
khu vực phía Bắc.
Ảnh: VGP/Nguyệt Hà
Cuộc thi nhằm khuyến khích học sinh
trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công
nghệ , kỹ thuật, vận dụng kiến thức đã học vào
giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống,…
Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho
biết: Sau khi Bộ GD&ĐT chính thức đưa cuộc
thi ViSEF vào tổ chức hằng năm thì hoạt động
nghiên cứu khoa học của học sinh trung học
trong phạm vi cả nước liên tục phát triển cả về
số lượng và chất lượng.
Năm 2013, toàn quốc có 33 sở GD&ĐT
tham gia cuộc thi cấp quốc gia, với tổng số 140
dự án dự thi. Năm 2014, có 55 sở GD&ĐT và
hai trường THPT trực thuộc tham gia với 299
dự án.
Năm nay, khu vực phía Bắc có 30 Sở
GD&ĐT tỉnh, thành phố và 3 trường THPT trực
thuộc từ Thừa Thiên-Huế trở ra tham gia với
tổng số 205 dự án của 371 học sinh. Cụ thể, ở
cấp THPT có 150 dự án của 271 học sinh, ở cấp
THCS có 55 dự án của 100 học sinh. Tổng số
lĩnh vực tham gia là 15.
Khu vực phía Nam gồm 31 Sở GD&ĐT
tỉnh, thành phố từĐà Nẵng trở vào, có tổng số
180 dự án của 306 học sinh tham gia. Cụ thể, ở
cấp THPT có 130 dự án của 220 học sinh, ở cấp
THCS có 50 dự án của 81 học sinh. Tổng số lĩnh
vực tham gia là 14.
Các thí sinh có đề tài dự thi tập trung ở
các lĩnh vực: Khoa học động vật; Khoa học xã
hội và hành vi; Hoá sinh; Sinh học tế bào và
Phân tử; Hoá học; Khoa học máy tính; Khoa
học Trái đất và hành tinh; Kỹ thuật: Vật liệu và
công nghệ sinh học; Kỹ thuật: Kỹ thuật điện và
cơ khí,...
Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia
(ViSEF) nhằm khuyến khích học sinh trung học
nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kĩ
thuật, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết
những vấn đề thực tiễn cuộc sống nhằm hình
thành năng lực học sinh; Tạo cơ hội để học sinh
trung học giới thiệu kết quả nghiên cứu, sáng
tạo khoa học, kĩ thuật của mình; Tăng cường
trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa
phương; Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán
bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và cộng
đồng xã hội về ý nghĩa và tầm quan trọng của
hoạt động nghiên cứu khoa học trong nhà trường
phổ thông.
Cuộc thi đã thu hút, tập hợp được nhiều
nhà khoa học từ các trường đại học, cao đẳng,
học viện tham gia hướng dẫn, góp ý, chấm, chọn
các dự án tham gia từ cuộc thi cấp tỉnh/thành
phố đến cấp quốc gia.
NGUYỆT HÀ
9
ISSN 0866 - 7056
TẠP CHÍ CƠ KHÍ VIỆT NAM, Số 3 năm 2015
www.cokhivietnam.vn
Tiêu thụ thép: Khó nhưng vẫn tăng trưởng
Kết thúc năm 2014, thép xây dựng tiêu
thụ “cán đích” tăng trưởng khoảng
10%; 2 tháng đầu năm 2015, tiêu thụ
sản phẩm thép xây dựng tiếp tục tăng 7,4% so
với cùng kỳ năm trước. Việc đẩy mạnh tiêu thụ
trong thời gian tới, khi Việt Nam bước vào hội
nhập sâu rộng vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu
của ngành công nghiệp thép.
Các doanh nghiệp (DN) cần đầu tư công nghệ hiện
đại để tiêu hao ít năng lượng, nâng cao chất lượng
sản phẩm
Khó nhưng vẫn tăng
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết,
2 tháng đầu năm, lượng thép tiêu thụ của các
DN thành viên đạt 645.204 tấn, tăng 7,4% so
với cùng kỳ năm 2014. Để đạt con số trên là
điều hết sức khó khăn đối với các DN sản xuất
thép trong nước do phải cạnh tranh với thép
nhập khẩu ngày một tăng cao. Tính riêng tháng
1/2015, tổng các sản phẩm và bán thành phẩm
thép nhập khẩu vào Việt Nam đạt 1.294.698 tấn,
tăng 74% về sản lượng và 58,6% về giá trị nhập
khẩu. Vì vậy, 2 tháng đầu năm, ngành Thép vẫn
giữ vững vị thế tăng trưởng 7,4%, đây là “điểm
sáng” đáng ghi nhận.
Đánh giá của các chuyên gia ngành thép,
vài năm gần đây, sức tiêu thụ của Ngành luôn
phải đối mặt với nhiều khó khăn. Nhưng, với sự
cố gắng của các DN qua việc tiết giảm tối đa chi
phí sản xuất, cho ra sản phẩm thép có giá bán
cạnh tranh, nâng cao ý thức, mở rộng thị trường
xuất khẩu…, nhờ đó, tiêu thụ thép vẫn giữ đà
tăng trưởng ổn định.
Theo ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ
tịch Hiệp hội Thép Việt Nam - mặc dù ngành
Thép gặp nhiều khó khăn nhưng cơ bản vẫn giữ
được mức tiêu thụ ổn định nhờ Chính phủ ban
hành một loạt các chính sách hỗ trợ phát triển
kinh tế, nhất là sự hỗ trợ tích cực cho thị trường
bất động sản, đã “hâm nóng” thị trường vật liệu
xây dựng. Đây là cơ hội giúp đẩy mạnh tiêu thụ
sản phẩm thép.
Phải có đầu tư khi hội nhập
Trước ngưỡng cửa hội nhập sâu rộng,
Việt Nam sẽ tham gia các Hiệp định Thương
mại tự do (FTA) quan trọng với Liên minh châu
Âu (EFTA), Liên minh Hải quan Nga - BelarusKazakhstan (VCUFTA), Hiệp định Đối tác kinh
tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và
tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN,... Bên
cạnh thuận lợi do có nhiều hỗ trợ từ chính sách
của nhà nước, nỗ lực tự thân nhưng ngành Thép
cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức: Thị
trường trong nước cung vượt cầu, ngoài nước
phải luôn cảnh giác với nhiều vụ kiện phòng vệ
thương mại, đặc biệt phải đối mặt với các tập
đoàn có vốn đầu tư nước ngoài lớn mạnh,...
(xem tiếp trang 13)
10
ISSN 0866 - 7056
TẠP CHÍ CƠ KHÍ VIỆT NAM, Số 3 năm 2015
www.cokhivietnam.vn
Ô tô "made in Việt Nam": Ai dám đầu tư lớn?
Rất nhiều mục tiêu, tham
vọng đặt cho ngành
Công nghiệp ô tô Việt
Nam, nhưng ai là người thực
hiện thì đến nay vẫn chưa thấy
và thời gian cũng không còn.
Tất cả vẫn đang ngóng đợi
những chính sách cụ thể, rõ
ràng.
Thời gian đã cạn vẫn phải chờ
Chiến lược và Quy
hoạch phát triển ngành Công
nghiệp ô tô Việt Nam cho 10,
20 năm nữa đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt vào cuối
tháng 7, đầu tháng 8/2014.
Rất nhiều mục tiêu,
tham vọng đặt cho ngành Công
nghiệp Ô tô Việt Nam, song,
câu hỏi đặt ra là ai sẽ đảm nhận
trọng trách này? Đến nay vẫn
chưa có câu trả lời rõ ràng.
Chắc chắn, muốn phát triển
công nghiệp ô tô phải dựa vào
các doanh nghiệp (DN), nhưng
bản thân các DN cũng đang
loay hoay, chưa rõ sẽ phải làm
thế nào.
Một loạt doanh nghiệp
ô tô FDI tên tuổi, có tiềm lực
tài chính, có thương hiệu mạnh,
nắm giữ bí quyết công nghệ, đủ
năng lực sản xuất vẫn cho hay
chưa có quyết định có đầu tư
vào sản xuất ô tô tại Việt Nam.
Tất cả vẫn ngóng chờ chính
sách cụ thể từ Chính phủ.
Với DN 100% vốn
trong nước, Công ty Cổ phần Ô
tô Xuân Kiên (Vinaxuki) thời
gian qua đã đầu tư rất lớn cho
sản xuất ô tô, từ gia công khuôn
mẫu, dập chi tiết thân xe, thiết
bị cắt Plasma, hàn, sơn hiện
đại... sản xuất được khung xe
ô tô các loại, kể cả xe con dưới
9 chỗ, với tỷ lệ nội địa hóa đạt
trên 40%. Tuy nhiên, DN này
đang lâm vào cảnh khốn khó do
thiếu vốn và không đưa ra thị
trường được mẫu xe nào đáng
chú ý, kể cả xe tải, đang phải
bán sắt vụn lấy tiền trả lương
người lao động.
Tập đoàn Trường Hải,
ngoài xe tải và xe khách, cũng
đang lắp ráp một loạt thương
hiệu xe con như Mazda, Kia,
Peugeot... Ngoài dây chuyền
lắp ráp xe hiện đại, Trường
Hải hiện đã đầu tư sản xuất
một số linh kiện, song chủ
yếu vẫn là những sản phẩm
giản đơn như kính chắn gió,
ghế ngồi, cản trước...
Dự án đình đám nhất
của DN này là sản xuất động cơ
được chuyển giao công nghệ từ
tập đoàn Hyundai Hàn Quốc,
nhưng đã chấm dứt từ đầu năm
2014. Lý do: Đã hết thời gian
cam kết chuyển giao công nghệ
mà nhà máy vẫn chưa được xây
dựng. Dự án sản xuất động cơ
ô tô mới đang trong quá trình
đàm phán với Hyundai, hy
vọng năm 2016 sẽ khởi động lại
và sản xuất động cơ tiêu chuẩn
Euro 4 chứ không phải Euro
2 như trước. Tuy nhiên, thành
công hay không còn phụ thuộc
vào cái “gật đầu” của Hyundai,
hiện vẫn chưa có gì rõ ràng.
Công ty Hyundai Thành
Công vừa hoàn tất đầu tư giai
đoạn 1 nhà máy ô tô, với tổng
số vốn 80 triệu USD, trong đó
có dây chuyền hàn khung xe tự
động công suất 40.000 xe các
Công nghiệp ô tô Việt: Giấc mơ bao giờ thành hiện thực?
VAÁÙN ÑEÀ HÔM NAY
11
ISSN 0866 - 7056
TẠP CHÍ CƠ KHÍ VIỆT NAM, Số 3 năm 2015
www.cokhivietnam.vn
loại/năm. Hyundai Thành Công
cho biết sẽ xúc tiến đầu tư giai
đoạn 2, với phân xưởng dập chi
tiết thân xe, sẽ đầu tư sản xuất
một số linh kiện điện tử, theo
chuyển giao công nghệ của
Hyundai Hàn Quốc. Mục đích
để đạt tỷ lệ nội địa hóa 40%,
được hưởng ưu đãi khi xuất
khẩu xe sang các nước Đông
Nam Á. Tuy nhiên, với dự án
dập thân xe, đòi hỏi vốn đầu tư
lớn, cùng với đó là sản lượng
sản xuất lớn, nếu không sẽ rất
khó thành công và chưa rõ khi
nào sẽ khởi công.
Một nhà đầu tư nước
ngoài là Mazda cũng dự định
thành lập liên doanh với Trường
Hải đầu tư nhà máy sản xuất ô
tô với tỷ lệ nội địa hóa đạt 40%
vào năm 2018, đến nay cũng
vẫn chờ chính sách cụ thể từ
Chính phủ.
Trong khi các DN FDI
không đưa ra quyết định rõ
ràng, thì DN trong nước lại
vướng phải nhiều vấn đề như
thiếu vốn, thiếu công nghệ,
kinh nghiệm, thương hiệu yếu,
trong khi sản xuất ô tô đòi hỏi
phải đầu tư lớn cho nghiên cứu
phát triển, chế thử... mà thời
gian thì không thể chờ đợi.
Thời cơ không còn
Tin từ Bộ Công Thương
cho biết, sẽ không sửa thêm
chính sách thuế tiêu thụ đặc
biệt dành cho ô tô, vì Luật sửa
đổi bổ sung một số điều của
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vừa
mới được Quốc hội thông qua,
hiệu lực từ 1/1/2016. Sau mỗi
3 năm, Chính phủ sẽ xem xét
ban hành lộ trình giảm thuế
tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng
này. Trước đó, tại cuộc họp
của Chính phủ, các Bộ cũng
đã thống nhất sẽ giữ nguyên lộ
trình thuế nhập khẩu ô tô theo
cam kết gia nhập AFTA như đã
ban hành.
Cụ thể, năm 2015,
thuế suất thuế nhập khẩu ô tô
nguyên chiếc từ khu vực ASEAN về Việt Nam giữ ở mức
50%, đến 2016 giảm xuống
còn 40%, 2017 giảm còn 30%
và đến 2018 giảm còn 0%.
Theo đánh giá chung
của giới chuyên môn, lợi thế sẽ
thuộc về xe nhập khẩu nguyên
chiếc, do thuế suất thuế nhập
khẩu giảm mạnh và xe nhập
cũng được hưởng mức thuế
tiêu thụ đặc biệt ngang bằng xe
trong nước. Như vậy, các DN ô
tô tại Việt Nam có nguy cơ khó
tồn tại trong thời gian tới.
Ông Dương Đình Giám,
Viện trưởng Viện Chiến lược,
Chính sách Công nghiệp (Bộ
Công Thương), nói: “Khi xây
dựng Chiến lược và Quy hoạch
ô tô, chúng tôi kỳ vọng các
chính sách - cụ thể là thuế tiêu
thụ đặc biệt - sẽ giảm và thực
hiện nay từ đầu năm 2015. Như
vậy, thị trường ô tô sẽ nhanh
chóng tăng quy mô và các DN
có khoảng thời gian để tăng sản
lượng, qua đó giúp đẩy mạnh
đầu tư nội địa hóa. Nhưng với
luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa
đổi bổ sung lần này, không cho
phép sửa đổi nữa, phải đợi 3
năm sau thì quá chậm”.
DN hy vọng các cơ
quan chức năng sẽ dựng lên
hàng rào kỹ thuật để bảo vệ
xe trong nước. Tuy nhiên, một
kỹ sư của Toyota Việt Nam,
cho rằng, việc này được cho
là không hiệu quả, vì các nước
xuất khẩu ô tô trong khu vực
có trình độ kỹ thuật cao hơn ta,
nên khó khả thi. Các rào cản
khác như siết chặt đăng kiểm
xe nhập khẩu, chỉ cho nhập ở
2 cảng biển, yêu cầu đại lý bán
xe nhập khẩu phải ký quỹ... chỉ
gây khó khăn, chứ không thể
ngăn cản xe nhập, vì xe trong
nước có giá thành cao hơn 20%
so với xe nhập khẩu.
Mục tiêu của phát triển
Công nghiệp ô tô là đẩy mạnh
và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.
Muốn vậy, phải phát triển công
nghiệp hỗ trợ. Ngược lại, để
phát triển ngành công nghiệp
hỗ trợ, trước hết cần duy trì sự
tồn tại của các DN lắp ráp ô tô.
Không có lắp ráp không thể có
sản xuất linh kiện. Các DN ô tô
không còn, thì công nghiệp ô tô
cũng tàn lụi theo.
GTVT
VAÁÙN ÑEÀ HÔM NAY
12
ISSN 0866 - 7056
TẠP CHÍ CƠ KHÍ VIỆT NAM, Số 3 năm 2015
www.cokhivietnam.vn
Sau Teát giaù xe maùy taêng maïnh
Điều này trái với quy luật hàng năm là sau
Tết nguyên đán, giá xe thường giảm mạnh.
Thời điểm này giá xe máy đang tăng cao,
trái với quy luật hàng năm là sau Tết Nguyên
đán, giá xe thường giảm mạnh. Lý do, có hãng
xe muốn hạn chế sản xuất để giữ giá.
Tại thị trường Hà Nội, hầu hết các mẫu
xe máy của Honda Việt Nam đều có giá bán cao
hơn giá đề xuất. Một trong những mẫu xe giá
tăng cao nhất hiện nay là Air Blade phiên bản
sơn đen mờ, các đại lý đang "hét" giá 46 triệu
đồng, cao hơn giá đề xuất 6 triệu đồng; Các
phiên bản khác có giá 39,7-42,8 triệu đồng, cao
hơn 700.000 đến 1,2 triệu đồng tùy đại lý.
Cùng có mức giá cao hơn đề xuất khoảng
6 triệu đồng là mẫu SH 125i, bán ra ở mức 72-
72,3 triệu đồng. Xe ga Vision bán 32-33 triệu
đồng, tăng 3-4 triệu đồng, SH mode có giá cao
hơn 2-3 triệu đồng, bán ra 52-53 triệu đồng. Lead
125 cao hơn giá đề xuất từ 1,5-2 triệu đồng.
Ngay cả những mẫu xe số trước Tết
Nguyên đán Ất Mùi vẫn có giá bán thấp hơn giá
đề xuất từ 500.000- 800.000 đồng thì nay cũng
tăng giá, như Wave Alpha Wave RSX...
Yamaha Việt Nam cũng có mẫu xe tăng
giá mạnh. Cụ thể, so với giá đề xuất, phiên bản
Exciter 150 RC tăng khoảng 3,5 triệu đồng;
Phiên bản Exciter 150 GP tăng 4 triệu đồng. Đặc
biệt phiên bản Exciter 135 loại côn tay trước có
giá 40 triệu đồng được nâng lên 49 triệu đồng.
Còn lại tất cả các mẫu xe khác của Yamaha Việt
Nam đều bán đúng giá đề xuất, không giảm.
Đây là hiện tượng trái ngược quy luật
hàng năm. Thông thường, sau Tết nguyên đán,
nhu cầu mua xe của người dân giảm mạnh và
các đại lý thường hạ thấp hơn giá đề xuất của
nhà máy để thu hút khách hàng.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, thời điểm này, một số đại lý
Honda Việt Nam tại Hà Nội cho biết hàng loạt
mẫu xe tay ga đang thiếu hàng để bán, trong đó
các mẫu Air Blade sơn đen mờ, SH 150i hết sạch
hàng.
Với Yamaha thì số lượng xe Exciter 150
GP và Exciter 150 RC có rất ít, mỗi phiên bản
chỉ có một vài chiếc. Còn Exciter 135 đã ngừng
sản xuất nên số lượng càng ít hơn.
Giải thích về sự khan hiếm xe sau Tết,
Phó TGĐ một DN xe máy có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam cho biết,
năm nay DN này quyết định sản xuất dưới mức
nhu cầu, bất chấp công suất dư thừa lớn và phải
cắt giảm lao động. Đặc biệt, căn cứ vào cầu thị
trường từng thời điểm cụ thể để hãng đưa ra sản
lượng phù hợp.
VAÁÙN ÑEÀ HÔM NAY
13
ISSN 0866 - 7056
TẠP CHÍ CƠ KHÍ VIỆT NAM, Số 3 năm 2015
www.cokhivietnam.vn
Ông Nguyễn Văn Sưa - Phó Chủ tịch
Hiệp hội Thép Việt Nam: Việc Chính phủ ban
hành một loạt các chính sách hỗ trợ phát triển
kinh tế, trong đó có sự hỗ trợ tích cực cho thị
trường bất động sản, đã “hâm nóng” thị trường
vật liệu xây dựng. Đây là cơ hội giúp đẩy mạnh
tiêu thụ sản phẩm thép.
Để giải bài toán khó cho ngành Thép,
ông Sưa cho rằng, các DN cần đầu tư công nghệ
hiện đại để tiêu hao ít năng lượng, nâng cao chất
lượng sản phẩm và chú trọng mở rộng thị trường.
Việc đẩy mạnh học tập, nghiên cứu thị trường và
ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá diễn
ra ngày một nhiều cũng là một trong những yếu
tố cần thiết trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cần
tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng thép
nhập khẩu, đặc biệt là hậu kiểm, tránh tình trạng
một số DN lợi dụng khe hở trong việc quy định
tiêu chuẩn thép hợp kim cũng như các chính sách
ưu đãi về thuế để nhập khẩu bán với giá rẻ cạnh
tranh, gây thất thu thuế cho nhà nước, khiến sản
phẩm thép không cạnh tranh được về giá bán.
KIM TUYẾN
Tiêu thụ thép: Khó nhưng... (tiếp theo trang 9)
Nhận xét về quyết định trên, một chuyên
gia trong lĩnh vực ô tô xe máy cho rằng, như vậy
cũng có nghĩa là một số DN xe máy FDI đang
muốn duy trì nguồn cung thấp để tránh giá giảm
mạnh. Điều này ngược hẳn với chiến lược trước
đây của họ là liên tục cho ra đời các sản phẩm
mới với số lượng lớn.
Thời gian qua, do dự báo sai, dẫn đến
các DN đua nhau đẩy mạnh đầu tư, làm cho tổng
công suất sản xuất xe máy tại Việt Nam tăng
mạnh tới 5 triệu chiếc/năm. Tuy nhiên, tiêu thụ
chỉ đạt gần 3 triệu chiếc. Dư thừa lớn, các năm
trước DN đã cạnh tranh khốc liệt. Có DN mỗi
tháng đều đặn ra một mẫu xe mới mà nhiều khi
chỉ thay đổi về hình thức, nhằm thu hút người
tiêu dùng, nhưng có thể nói đã không đem lại
hiệu quả. Nhiều xe mới liên tiếp được tung ra
khiến cung vượt cầu, giá đồng loạt giảm mạnh,
làm lợi nhuận giảm thấp.
Nay, với quyết định sản xuất thấp hơn
nhu cầu, có thể nói thời của giá xe máy giảm sẽ
không còn nữa và người tiêu dùng hãy chuẩn bị
tâm lý để mua xe với giá bán cao hơn giá đề xuất
như trước kia.
Theo Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy
Việt Nam (VAMM), năm 2014, Honda Việt
Nam chiếm 70% thị phần xe máy tại Việt Nam,
tiếp đến là Yamaha Việt Nam với 15%. Như vậy,
có thể nói thị trường xe máy Việt Nam đang
trong thế cạnh tranh độc quyền, ở đó một vài
DN chiếm thị phần lớn và cũng là kẻ ấn định
"cuộc chơi". Nếu cơ quan chức năng không có
biện pháp ngăn chặn và kiểm soát chặt chẽ, phần
thiệt sẽ thuộc về người tiêu dùng.
TNVN
VAÁÙN ÑEÀ HÔM NAY
14
ISSN 0866 - 7056
TẠP CHÍ CƠ KHÍ VIỆT NAM, Số 3 năm 2015
www.cokhivietnam.vn
ĐỘNG LỰC HỌC MÁY TỰ ĐỘNG KHÓA NÒNG TỰ DO
DYNAMICS OF AUTOMATIC FIRING MACHINE WITH FREE BOLT
TS. Đào Văn Đoan, KS. Võ Th ị Hồng Th ắng
Học viện Kỹ thuật Quân sự
TÓM TẮT
Bài báo trình bày phương pháp xây dựng mô hình tính toán động lực học máy tự động khóa
nòng tự do. Ứng dụng tính toán động lực học cho súng phóng lựu AGS17. Kết quả của bài toán là cơ sở
cho việc nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và khai thác vũ khí hoạt động theo nguyên lý khóa nòng tự do.
Từ khóa: Máy tự động; Khóa nòng tự do; Nòng súng.
ABSTRACT
is paper presents a method to build models of dynamics calculations automatic bolt free.
Applications dynamics calculations for AGS17 automatic grenade launcher. Results of the problem is
the basis for the research, design, manufacturing and using of automatic weapon bolt principle of
freedom.
Keywords: Automatic ring machine, free bolt; Barrel.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vũ khí tự động hoạt động theo nguyên
lý khóa nòng tự do hiện nay vẫn được phát
triển từ súng ngắn tự động cầm tay, như K59
đến súng tiểu liên MP5, hay súng phóng lựu tự
động AGS17,…Các tài liệu về tính toán, thiết kế
các loại vũ khí này đều là các tài liệu mật không
được phổ biến. Vì vậy, việc xây dựng mô hình
tính toán động lực học cho vũ khí tự động hoạt
động theo nguyên lý khóa nòng tự do là cơ sở để
khai thác và thiết kế chế tạo theo mẫu các loại vũ
khí trên, nhằm chủ động sản xuất trong nước để
trang bị cho các lực lượng vũ trang.
2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÍNH TOÁN
Mô hình nguyên lý súng tự động hoạt
động theo nguyên lý khóa nòng tự do (hình 1)
[1,2,3]. Khi bắn, dưới tác dụng của áp lực khí
thuốc, khoá nòng chuyển động lùi về sau cung
cấp năng lượng cho các cơ cấu tự động làm việc.
Khi lùi hết dưới tác dụng của lò xo khoá nòng
đẩy nó về phía trước thực hiện tống đạn, đóng
khóa và phát hoả.